Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh, tức là thần núi và Thủy Tinh- thần nước. Các tác giả dân gian đã thể hiện được ý niệm của mình thông qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt hai nhân vật có nguồn gốc thần kì này vào một hoàn cảnh thú vị, đó là đi hỏi vợ. Và mọi mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc hỏi vợ này, bởi cả hai đều tài giỏi, có thể nói là “ngang tài ngang sức” nhưng một người lấy được vợ vì mang sính lễ đến trước, còn người mang sính lễ đến sau không lấy được vợ mà mang lòng thù hận, gây ra một trận chiến lớn nhằm mục đích “cướp vợ”. Và cuộc chiến này cũng chính là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam xưa với thiên tai, thời tiết bất thường.
Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống. Truyền thuyết “Sơn Tinh- Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế, qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải cho thế hệ hậu thế cũng như cho các độc giả về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên tai, thời tiết.
Không chỉ những vấn đề về tự nhiên mà truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình, khéo léo trong một câu chuyện có dung lượng tương đối ngắn này, chưa tìm hiểu tác phẩm mà chỉ nhìn ở phần hình thức thôi ta cũng thấy được sự tài năng của các tác giả dân gian xưa.
Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”. Có lẽ ngay phần mở đầu, các tác giả đã lí giải phần nào nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến sau này của Sơn Tinh và Thủy Tinh, bởi công chúa Mị Nương là một người xinh đẹp, dịu hiền. Đây chính là mẫu người lí tưởng để lấy về làm vợ. Chẳng những thế mà ngay sau khi vua Hùng thông báo kén rể thì ngay lập tức có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai người này đều có tài, mang những sức mạnh kì lạ mà người thường không thể làm được.
Sơn Tinh là người ở vùng Tản Viên, có tài lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, còn Thủy Tinh là người đến từ miền biển, xét về tài năng thì không hề thua kém Sơn Tinh “ gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Cũng chính vì sự ngang tài ngang sức, cân xứng về tài năng này mà vua Hùng vô cùng “băn khoăn”, không biết lựa chọn ai, từ chối ai vì ai cũng đều xứng đáng với vai trò là người con rể của Hùng Vương, chồng của cồng chúa Mị Nương. Và cuối cùng, để lựa chọn ra một người xứng đáng nhất, Hùng Vương đã ra một lời giao hẹn, đó là những lễ vật để cầu hôn, nếu ai mang đến sớm nhất thì có thể cưới Mị Nương về làm vợ.
Lễ vật mà Hùng Vương đưa ra gồm “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Chi tiết sính lễ này cũng thể hiện được phong tục thách cưới của người Việt ta xưa kia, theo đó thì những chàng trai khi muốn lấy cô gái về làm vợ thì phải làm theo những vật thách cưới mà bố mẹ cô gái yêu cầu. Đây là một truyền thống xa xưa, mang đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Và trong “cuộc chiến” để lấy được Mị Nương, Sơn Tinh đã là người chiến thắng, vì ngay sáng sớm ngày hôm sau thì chàng đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, vì không lấy được vợ mà đùng đùng nổi giận, đem quân đi cướp lại Mị Nương.
Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Thủy Tinh”. Để đáp trả những hành động khiêu chiến của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt khi “nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu”, hai bên đánh nhau ròng rã đến mấy tháng. Một lần nữa chiến thắng đã thuộc về Sơn Tinh “Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt”.
Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện mà các tác giả dân gian lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm “ Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì là nước nông nghiệp nên dân ta vô cùng coi trọng những yếu tố về thời tiết. Và muốn sản xuất thì dân ta đã tìm mọi cách để khắc phục tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Trong câu chuyện này thể hiện được rõ nét khát vọng chinh phục, khát vọng chiến thắng tự nhiên đó “…Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chan schee vẫn không thắng nổi thần Núi, đàn rút quân về”. Như vậy nên có thể nói hình ảnh của Sơn Tinh chính là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của nhân dân trong chinh phục tự nhiên.
THAM KHẢO BÀI NÀY NHÉ BÀI NÀY KHÁ HAY ĐẤY CHÚC BẠN HỌC TỐTLữ Bố
Trong tuổi thơ của mỗi người có lẽ ai ai cũng từng ít nhất một lần được nghe những câu chuyện dân gian, trong đó thì Sơn tinh Thủy tinh có lẽ là câu chuyện mang tới cho chúng ta nhiều suy ngẫm nhất. Những chi tiết của câu chuyện đều mang những ý nghĩa của nó, đã giải thích và nói lên ý chí không bị phụ thuộc vào thiên nhiên của nhân dân ta. Câu chuyện được truyền lại qua rất nhiều những thế hệ khác nhau những dù ở thế hệ nào thì câu chuyện trên mãi mãi là một hình ảnh đẹp trong kho tàng văn học của nhân dân ta.
Chuyện kể lại rằng đó là vào thời vua Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương. Nàng có sắc đẹp tuyêt trần, do đó vua Hùng luôn chú ý để tìm được người phò mã có thể xứng với con gái của mình. Vào một ngày, vua nhận được tin có hai chàng trai vô cùng tuấn tú lại ngang sức ngang tài với nhau cùng tới để cầu hôn công chúa vào cùng một thời điểm. Khi nhìn thấy hai người, nhà vua lại càng cảm thấy bối rối vì người cảm thấy cả hai người đều có thể lấy công chúa làm chồng. những quần thần cùng được họp nhau lại và cùng nhau xem tài của hai người. Tất cả cùng bất ngờ trước những khả năng của cả hai người.
Chàng trai đầu tiên tên là Sơn tinh. Chàng là vị thần tới từ núi Tản Viên. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên những gò đất, chàng vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những ngọn núi cao ngất ngưởng. Chàng trai thứ hai cũng không hề thua kém. Chàng có khả năng hô mưa gọi gió, có thể điều khiển cả gió mưa. Điều đó khiến cho mọi người cảm thấy vố cùng bất ngờ và cũng không biết phải làm như thế nào. Và rồi, vua đã tìm ra cách đó là bắt các chàng trai phải tìm cách để tìm được đồ cưới. Những đồ của vua ban ra đều là những đồ hiếm có và không thể tìm được một cách bình thường với những đồ sắm lễ như: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Đó đều như làm khó cho cả hai chàng trai. Ngay lập tức mọi người cùng nhau đi tìm những lễ vật mà nhà vua cần và rồi cuối cùng ngày hôm sau, sơn tinh chính là người tìm được những lễ vật trước và đưa được công chúa Mị Nương về với mình.
Thủy tinh tới chậm hơn và đã nổi giận rồi tìm cách gây ra những khó khăn cho Sơn tinh và nhà vua. Thủy tinh làm nổi lên những trận mưa to gió lớn và đã làm cho cả đất nước bị rơi vào cảnh ngập lụt, hoa màu và con người đều bị cuốn trôi. Tất cả những hàng động của Thủy Tinh đều làm cho mọi người khiếp sợ và không biết phải làm như thế nào. Những hình ảnh ấy như những ám ảnh của tất cả nhân dân về những tai họa mà thiên nhiên mang lại. Dù có bị tấn công như vậy nhưng Sơn Tinh vẫn không hề nao núng. Chàng vẫn bình tình chiến đấu chống lại sự tấn công của đối phương. Thủy tinh cho mưa gió và nước lũ ngập như thế nào thì Sơn tinh lại lấy những gò đất và ngọn núi xếp chồng lên để ngăn chặn những đợt tấn công của thần biển. Và cuối cùng, sau nhiều ngày chiến đấu thì Thủy tinh đã phải nhận thua trước Sơn tinh. Thế nhưng thủy tinh vẫn không hề cam tâm mà tiếp tục gây ảnh hưởng tới đất nước vào một khoảng thời gian mỗi năm những dù có thế nào thì Thủy tinh vẫn luôn phải nhận thua trước Sơn tinh.
Qua câu chuyện trên, chúng ta cũng có thể nhận thấy những ý nghĩa của câu chuyện vô cùng sâu sắc trong cách chọn người và trong cách ra những câu hỏi về lễ vật. Những lễ vật của nhà va ban ra tuy rất khó để tìm được nhưng chúng đều là những đồ ở trên đất liền mà không phải ở biển cả. Hình ảnh của thủy tinh tuy rằng rất dũng mãnh và có sức thuyết phục nhưng sức mạnh của chàng lại làm cho chúng ta liên tưởng tới những khó khăn và sức manh của bão lũ trong cuộc sống của người dân còn Sơn tinh lại mang những sức mạnh giúp cho người dân có thể chống đỡ lại với những sức mạnh khủng khiếp tới từ thiên nhiên và có thể giúp cho mọi người cùng nhau đoàn kết để chiến thắng những khó khăn, thử thách. Và qua tác phẩm chúng ta cũng thấy được những truyền thống chống bão lũ tốt đẹp của nhân dân ta. Dù chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, những khó khăn ấy tới từ nhiều yếu tố, từ chống giặc ngoại xâm hay những khó khăn tới từ thiên tai như hạn hán, lũ lụt thì người dân chúng ta vẫn luôn cố gắng cùng nhau chống lại những khó khăn ấy bằng mọi cách, bằng sự giúp đỡ và đoàn kết giữa tất cả mọi người trong rất nhiều những thế hệ khác nhau.
Điều đó đã làm cho chúng ta càng thấy cảm phục những ý chí quyết tâm mà con người chúng ta từ xa xưa đã biết quyết tâm chống lại những khó khăn từ thiên nhiên chư không phải là cam phục những khó khăn ấy. cũng như việc thủy tinh năm nào cũng dẫn quân đi đánh Sơn tinh nhưng lúc nào chúng cũng phải chịu thua mà rút quân trở về cũng như những người dân lao động của đất nước chúng ta luôn cố gắng chống lại thiên tai, bão lụt. từ đó chúng ta càng thấy được giá trị của tinh thần đoàn kết dân tộc đã mang lại những điều tưởng chừng như chúng ta không thể làm được. Nhưng chúng ta vẫn cùng nhau vượt qua và tạo ra được kì tích. Đó mới là điều đáng quý nhất
lỗi sai:dùng từ không đúng nghĩa(từ sai:tạo ra)
sửa lại :Truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt, nêu cao vai trò và ước mơ chinh phục thiên nhiên của nhân dân ta.
hơiNhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”. Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng. Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp. Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý. Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm. “An hem như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.
Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày
Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.
Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: Không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng gió cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các chất khí độc hại từ các nhà máy, thiên tai,... đi xa và lan rộng. Điều này khiến sự ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.
Ô nhiễm không khí do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí COx và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong không khí.
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóng biển hay phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
Con người là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người cũng chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.
Nguyên nhân là do rác thải bị vứt bừa bãi,khói bụi thải ra từ các nhà máy,xe cộ
Tác hại là gây hại cho sức khỏe của con người,ô nhiễm ko khí
Khắc phục là vứt rác đúng nơi,trồng nhiều cây xanh...
Đây là ý kiến của mik nếu có j sai xót mong bạn thông cẻm nhóa:3333
C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng
C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng .
mình không hiểu lắm câu hỏi câu hỏi có phải ý em có những ý kiến giải pháp , sáng kiến nào để giúp nhân dân ta khắc phục thiên tai
đúng rồi