Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Yếu tố | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Nhiệt độ | Căn cứ vào nhiệt độ, vị sinh vật được chia thành các nhóm: - Vi sinh vật ưa lạnh (dưới 15 độ C) - Vi sinh vật ưa ấm (từ 20 – 40 độ C) - Vi sinh vật ưa nhiệt (từ 55 – 65 độ C) - Vi sinh vật siêu ưa nhiệt (từ 75-100 độ C) | Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ…, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật. |
Độ ẩm | Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định. | - Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người. - Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô. |
Độ pH | Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…Dựa vào độ pH của môi trường, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính. | - Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật. - Điều chỉnh độ pH môi trưởng để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. |
Ánh sáng | Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. | Dùng bức xạ điện tử để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật. |
Áp suất thẩm thấu | Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào) | Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,… |
- Chất dinh dưỡng: Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,...
- Chất ức chế: Một số chất hoá học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:
Chất hóa học | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Các hợp chất phenol | Biến tính protein, màng tế bào | Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện |
Các loại cồn (ethanol, izopropanol 70% đến 80%) | Làm biến tính protein, ngăn các chất qua màng tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Iodine, rượu iodine (2%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Clo (cloramin, natri hypoclorid) | Oxy hóa mạnh các thành phần tế bào | Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm |
Hợp chất kim loại nặng (Ag, Hg…) | Làm bất họat các protein | Diệt bào tử đang nảy mầm |
Các aldehyde (formaldehyde 2%) | Làm bất họat các protein | Sử dụng để thanh trùng nhiều đối tượng |
Các loại khí ethylene oxide (từ 10% đến 20%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại |
Kháng sinh | Diệt khuẩn có tính chọn lọc | Dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn trong y tế, thú y,… |
Nguyên nhân: Đột biến gen sản xuất hemoglobin dẫn đến biến hồng cầu.
Triệu chứng: Thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, tăng trưởng chậm, ảnh hưởng đến thị giác, da nhợt nhạt, da vàng, nhịp tim nhanh,...
Hậu quả và biến chứng:
+ Người sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan do thiếu O2 cho các hoạt động trong tế bào.
+ Đột quỵ do thiếu máu đến não và có thể gây tử vong.
+ Hội chứng ngực cấp: bệnh nhân đau ngực, khó thở và sốt.
+ Tổn thương cơ quan: Mù mắt, loét da, có thể làm tổn thương các dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm thận, gan và lá lách
+ Sỏi mật.
Bệnh có thể di truyền, và nếu em bé bị bệnh này là do cả bố và mẹ đều mang gen đột biến.
Biện pháp điều trị:
+ Ghép tủy xương (ghép tế bào gốc) giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mới bình thường. Biện pháp này có thể gây rủi ro và khó khăn để tìm người hiến tủy phù hợp.
+ Truyền máu: giúp tăng số lượng hồng cầu bình thường trong cơ thể người bệnh.
+ Thuốc: Thuốc có vai trò trong ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật:
+ Các yếu tố hóa học: Nguồn dinh dưỡng; các chất hóa học khác như nồng độ H+, các kim loại nặng,…
+ Các yếu tố vật lí: Nhiệt độ; độ ẩm; tia bức xạ (tia UV, tia X,…);…
+ Các yếu tố sinh học: Mối quan hệ giữa các vi sinh vật khác, các thực vật và động vật sống trong cùng môi trường với chúng.
+ Thuốc kháng sinh.
- Để hạn chế sự gây hại của vi sinh vật đối với lương thực ví dụ gạo, ngô, đỗ hoặc thực phẩm, cần điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật để hạn chế sự sinh trưởng, sinh sản của những vi sinh vật gây hại. Ví dụ: Để bảo quản các loại hạt, người ta phơi khô và cất giữ ở nơi khô ráo; để bảo quản rau quả, người ta thường để ở điều kiện nhiệt độ thấp (tủ lạnh);…
- Trong 1 thí nghiệm chúng có sự khác nhau về yếu tố nghiên cứu.
- Ví dụ khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của độ pH nên đời sống của sinh vật thì nhóm đối chứng nghiên cứu về nhóm không tiếp súc nhiều với nơi có nộng độ pH cao còn nhóm thực nghiệm sẽ nhận sự lí cây bị ảnh hưởng bởi pH cao.
Ý kiến này sai vì chất đi vào ti thể là acid pyruvic, là sản phẩm của đường phân khi chuyển hóa glucose ở tế bào chất.
Thí nghiệm đề xuất:
Em có thể thiết kế thí nghiệm gồm 2 mẫu ống nghiệm: một ống chứa glucose và dịch nghiền tế bào, một ống chứa glucose và ti thể, sau đó sử dụng ống dẫn khí (cắm vào nút bịt ống nghiệm), để ở miệng ống dẫn khí cốc chứa nước vôi trong và kiểm tra xem ống dẫn khí nào chứa CO2 (ống làm đục nước vôi trong) để kiểm chứng.
a)
- Các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển đến nhiều vị trí khác nhau trong tế bào hoặc tiết ra ngoài tế bào thông qua các túi tiết hay lysosome.
- Ví dụ: Bộ máy Golgi có chức năng biến đổi phospholipid rồi được vận chuyển đến màng sinh chất để tham gia vào cấu tạo nên màng sinh chất.
b) Mô tả quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào:
- Ribosome là nơi tổng hợp protein.
- Protein tổng hợp được ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để vận chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi.
- Tại bộ máy Golgi, protein được chế biến, lắp ráp cho hoàn thiện cấu trúc. Sau đó, những protein này sẽ được đóng gói vào trong các túi tiết và được đưa ra ngoài qua màng tế bào.
Bình 1 không bị đục do không có vi sinh vật tiêu thụ lượng sucrose.
Bình 2 không bị đục nhiều do không có dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển của S.cerevisiae nên số lượng tế bào ngày càng giảm.
Bình 3 có hiện tượng đục lên do có nguồn dinh dưỡng là sucrose cung cấp cho sự phát triển của quần thể S.cerevisiae, do đó số lượng tế bào S.cerevisiae ngày càng tăng làm cho dung dịch trong bình đục hơn sau 2 ngày.
Thiết kế thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa:
Bước 1: Thiết kế mô hình thực nghiệm và chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm
- Thiết kế mô hình thực nghiệm: Chia đất thành 3 lô (chất lượng đất ở mỗi lô như nhau), mỗi lô trồng 50 cây đậu tương con (các cây con tương đồng về chiều cao, kích thước, số lá thật).
- Chuẩn bị dụng cụ: dụng cụ làm đất, dụng cụ tưới nước, thiết bị chụp ảnh.
- Mẫu vật: 150 cây đậu tương con chia làm 3 lô như trên.
- Thiết bị an toàn: găng tay, ủng cao su,…
Bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Trồng các cây đậu tương con vào các lô, mỗi lô 50 cây.
+ Tiến hành tưới nước cho các cây ở 3 lô như sau: Lô 1 - không tưới nước; Lô 2 - tưới nước vừa đủ; Lô 3 - tưới ngập nước.
+ Quan sát sự phát triển của các cây đậu tương trong mỗi lô, ghi chép chiều cao cây sau mỗi 3 ngày. Tiến hành thí nghiệm trong 15 ngày.
- Tuân thủ các quy định an toàn khi thực hành ngoài thực địa.
Bước 3: Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo
- Làm báo cáo kết quả thí nghiệm theo các nội dung sau:
+ Tên thí nghiệm
+ Câu hỏi nghiên cứu
+ Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật
+ Phân công nhiệm vụ trong nhóm
+ Các bước tiến hành
+ Kết quả thí nghiệm
+ Phân tích kết quả và đưa ra kết luận
+ Nhận xét, đánh giá
- Thu gom rác thải và để các dụng cụ thí nghiệm vào nơi quy định.
- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng mỗi lần thực nghiệm.