K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Người đi săn và con vượn

1. Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số. 

2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

  Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra, loang khắp ngực.

 Người thợ săn đứng im, chờ kết quả... 

3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. 

4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.  Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. 

- Tận số: hết đời, chết 

- Nỏ: vũ khí hình thù cái cung, có cán, lẫy, bắn tên đi bằng cách căng bật dây. 

- Bùi nhùi : mớ rơm rạ hoặc lá cây, cỏ … để rối.

Chi tiết nào nói lên tài săn bắt của bác thợ săn ?

A. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài

B. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số

C. Một hôm người thợ săn xách nỏ vào rừng

1
4 tháng 9 2017

Đáp án B

Chi tiết nói lên tài săn bắt của bác thợ săn là : Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số.

1 tháng 8 2019

Tranh 1: Rừng cây rậm rạp và lối mòn rất khó đi, nhưng bác thợ săn đã quá quen thuộc địa hình nên bác vẫn xăm xăm bước đi. Bác là một tay cung tuyệt giỏi. Lần này vào rừng, thế nào cũng một vài con hoang thú bị hạ gục bởi mũi tên của bác.

Tranh 2: Bác đang bước tới bỗng dừng lại vì vừa nhìn thấy trên . tảng đá phía trước có một con vượn mẹ đang ngồi bồng con và cho con bú. Bác núp mình vào một cái cây to rồi lắp mũi tên vào cây cung và ngắm bắn. Phựt ! Mũi tên lao vút đi trúng vào vượn mẹ làm máu rỉ ra đỏ loang cả ngực.

Tranh 3: Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn bằng con mắt căm giận, rồi nó cúi xuống đặt con vào một đám lá khô. Nó vắt sữa vào một chiếc lá to để vào miệng con. Sau đó nó đứng lên giật phắt mũi tên ra, hét to lên một tiếng đầy oán trách rồi lăn đùng ra chết.

Tranh 4: Chứng kiến cái chết thương tâm đó, bác thợ săn vô cùng ân hận. Hai giọt nước mắt từ từ ứa ra trên khuôn mặt bác. Bác cắn môi, bẻ gãy cung tên rồi quay gót ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn cái nghề săn bắn độc ác.

30 tháng 5 2017

Lời giải:

Bác thợ săn rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

11 tháng 9 2019

Khi chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn vừa xót thương, ân hận lại vừa thấy việc làm của mình không đúng.

28 tháng 8 2019

Lời giải:

Cái nhìn căm giận của vượn mẹ thể hiện sự căm giận bác thợ săn vì đã làm cho nó phải lìa xa đứa con non nớt.

9 tháng 5 2018

Tình cảm của vượn mẹ  dành cho vượn con  muốn con ko bị đói vượn mẹ đã vắt những giọt sữa lên một chiếc là cho vượn con  , cho thấy câu chuyện trên là tình cảm của người mẹ luôn chăm sóc và bảo vệ con 

Tích cho mk nha

9 tháng 5 2018

Tôi đã từng nghe được ở đâu đó câu nói “Nơi lạnh nhất không phải là ở Bắc Cực mà ở nơi không có tình thương”, con người sinh ra để yêu thương, tương trợ nhau cùng phát triển, nhưng một khi cuộc sống không còn những tình nghĩa, yêu thương, tồn tại độc lập như một loại bản năng thì cuộc sống lúc đó trở nên vô cùng đang sợ, và không còn đúng nghĩa với cuộc sống của con người mà nó dần trở về với cuộc sống của loài vật. Khi biết yêu thương, ta sẽ nhận ra ý nghĩa của sự tồn tại, niềm vui của cuộc sống thực sự. Và ngược lại sự vô cảm sẽ làm con người trở nên lạnh lùng, sống ích kỉ, tư lợi cho bản thân và không màng đến sự tồn tại của những cá thể khác. Đó không phải cuộc sống đúng nghĩa. Câu chuyện Người đi săn và con vượn nói về một người thợ săn nhẫn tâm, lạnh lùng nhưng cuối cùng, chứng kiến cảnh tượng cảm động của vượn mẹ dành cho vượn con thì phần tình cảm yếu mềm nhất trong người bác ta sống dậy, thức tỉnh hành động của bác để từ đó bác trở thành một con người hoàn toàn khác trước kia.

Câu chuyện Người thợ săn và con vượn là một câu chuyện vô cùng cảm động về tình cảm của những con vật, đồng thời chính tình thương yêu ở những loài vật mà ta luôn nghĩ chúng sống theo bản năng, thú tính ấy đã đánh thức lương tri ở một con người, khơi dậy ở anh ta những tình cảm yêu thương chân chính mà lâu nay đã bị lãng quên, bị sụ vô cảm xâm lấn. Câu chuyện Người thợ săn và con vượn nói về một người thợ săn có tài săn bắn, bác ta luôn tự tin vào tài năng bắn tên của mình, những con vật nào vô tình lọt vào tầm nhìn của bác ta thì đều không có cơ hội để trở về.

Một hôm, người thợ săn vào rừng săn bắn thì bắt gặp một con vượn mẹ màu xám đang ngồi ôm con trên phiến đá, không mảy may suy nghĩ, bác ta rút cung tên ra khỏi ống, bắn mũi tên vào trúng tim của vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên rồi nhìn người thợ săn, tay vẫn ôm chặt lấy đứa con đang say ngủ, mắt nhìn về phía người thợ săn đầy oán hận. Vượn mẹ từ từ buông vượn con đặt nó xuống phiến đá, vơ lấy nắm lá nhai dập rồi vắt sữa vào, đặt lên miệng của vượn con đang ngủ. Lúc ấy nó mới đưa tay rút mũi tên ra khỏi ngực, và gục xuống mặt đất, cả khi ngã xuống thì vượn mẹ cũng không rời vượn con một khắc, ánh mắt ôn nhu đầy thương yêu lại chứa những tia xót xa.

Chứng kiến toàn bộ sự việc, người thợ săn cảm động trước tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con, luyến tiếc nhìn con rồi ra đi trong đau đớn, bác ta đã khóc, khóc vì mình vừa gây ra một hành động nhẫn tâm nhất, cướp đi sự sống của một con vật, chia rẽ tình mẹ con giữa chúng. Cũng từ đó, người thợ săn bỏ nghề, không còn đi săn nữa. Vượn mẹ tuy chết nhưng cái chết ấy lại mang lại sự sống cho đứa con, cứu sống bao nhiêu sinh vật vô tội khỏi những mũi tên lạnh lùng, độc ác.

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Người thợ săn và con vượn

       Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Người thợ săn và con vượn

Câu chuyện Người thợ săn và con vượn mang đến cho ta nhiều suy nghĩ khắc khoải, suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng, suy nghĩ về sự thức tỉnh lương tri của một con người. Trước hết, câu chuyện Người thợ săn và con vượn mang đến cho người đọc một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, càng đặc biệt hơn không phải là xuất phát từ những con người mà lại từ những con vật mà trước nay ta vẫn cho rằng chúng không có cảm xúc, suy nghĩ như con người. Ngay từ hình ảnh đầu tiên, vượn mẹ ngồi ôm vượn con trên phiến đá đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự ấm áp của vượn mẹ dành cho vượn con.

Khi bị người thợ săn bắn trúng tim, vượn mẹ giật mình nhìn mũi tên rồi lại đưa mắt nhìn người thợ săn đầy ai oán, bởi nó biết được mình không thể sống sót, nhìn đứa con nhỏ của mình càng không lỡ rời xa. Nhưng nó không hề tuyệt vọng, dù biết mình sẽ chết nhưng vẫn nuôi hi vọng con mình sẽ may mắn sống sót. Nhẹ nhàng đặt con xuống phiến đá, phần là sợ con giật mình tỉnh giấc, phần sợ khi nó tỉnh lại thì rất có thể sẽ bị một mũi tên từ người thợ săn bắn chết. Vượn mẹ sợ sau khi mình đi rồi vượn con sẽ bị đói, vì vậy mà nó đã lấy nắm cây nhai dập, vắt sữa vào nắm lá cây ấy rồi đặt lên miệng con. Đến khi đã chuẩn bị xong tất cả, vượn mẹ mới rút mũi tên ra khỏi ngực và gục chết bên cạnh con.

Tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con đã làm cảm động một con người vốn lạnh lùng, vô cảm như người thợ săn, lần đầy tiên trong đời bác ta biết thế nào là hối hận, bởi bác ta thấy ngay cả ở những con vật còn dành cho nhau những tình cảm ấm áp như vậy, còn mình mang tiếng con người những lại dùng sức mạnh gieo giắc những khổ đau cho chúng. Nhưng sự hi sinh của vượn mẹ không hề vô ích, bởi chính những tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con đã đánh thức phần lương tri vốn ngủ quên trong con người bác thợ săn, khiến cho bác ta hối hận, không còn làm nghề săn bắt nhẫn tâm ấy nữa, vì vậy mà không những vượn con mà rất nhiều loài động vật trong rừng cũng thoát khỏi cái chết đau đớn.

Câu chuyện về mẹ con loài vượn nhưng lại mang đến xúc động đến cho những độc giả, bởi từ những hình ảnh quan tâm, tình cảm vượn mẹ dành cho con khiến người đọc vô thức nghĩ đến mẹ của chính mình. Biết sự so sánh như vậy ở đây là khập khiễng nhưng ta không thể phủ nhận một điều, đó là dù con người hay con vật thì chúng có tình cảm, đặc biệt là tình mẫu tử, vì dù đánh đổi mạng sống của chính mình thì chúng cũng muốn dành cơ hội sống lại cho những đứa con.

Người thợ săn ở đây vừa đáng thương lại vừa đáng trách, đáng trách bởi bác ta đã quá nhẫn tâm, người thợ săn lấy việc hủy hoại sự sống của những con vật vô tội làm thú vui, trước vượn mẹ thì cũng đã có rất nhiều con vật chết dưới mũi tên của bác ta. Cuộc sống giết chóc hàng ngày đã làm cho người đàn ông ấy chai lì với những cảm xúc, để có giết những con vật vô tội thì bác ta đơn giản coi đó là chiến lợi phẩm. Chỉ khi được vượn mẹ đánh thức phần lương tri ngủ quên thì những tình cảm thương yêu mới sống dậy, biết hối hận trước những hành động nhẫn tâm mình gây ra chính là lúc bác ta được cảm hóa. Nhưng khi ấy bác ta cũng trở nên đáng thương, bởi từ lúc ấy đến cuối cuộc đời bác ta sẽ sống với sự hối hận khủng khiếp.

Câu chuyện là bài học đánh thức ta khỏi những u mê của cuộc sống hiện đại. Cuộc sống càng phát triển thì khoảng cách giữa con người với con người vô tình bị kéo dãn ra xa nhau hơn, con người dần khép kín mình, sống vì mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, hình thành nên một tính cách tiêu cực, đó chính là sự vô cảm, nghĩa là con người sống nhưng không còn những yêu thương, họ vô tâm với những thứ xung quanh, đó chính là nguyên nhân tạo nên khoảng cách ngày càng xa giữa con người và con người. Đó không chỉ là thực trạng giữa một, hai cá nhân mà là thực trạng chung của một bộ phận người trong xã hội ngày nay.

Họ sống ích kỉ, vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng dẫm đạp lên người khác, vô cảm với mọi thứ. Ta có thể thấy báo đài trong thời gian gần đây đưa tin rất nhiều về những vụ giết người tàn nhẫn, dã man chỉ vì tiền, con giết cha mẹ bị cha mẹ không cho tiền chơi game, rồi trộm cướp tài sản phi pháp diễn ra ngày càng nhiều. Hay sự vô cảm trước con người thể hiện qua sự vô tâm như những người gặp nạn trên đường cần giúp đỡ nhưng những người xung quanh không những không giúp mà còn bình tĩnh chụp ảnh đăng lên facebook, hay hôi của, hôi tài sản.

Những hành động vô cảm trong xã hội ngày nay đang trở nên đáng báo động, nó làm cho con người trở nên vô tình, lạnh lùng và khi đó trở thành thực trạng của cả xã hội thì cuộc sống của con người sẽ mất đi hết ý nghĩa của sự tồn tại, lúc ấy con người sống bản năng không hơn không kém những loài vật. Vì vậy, ngay từ bây giờ con người hãy sống thương yêu, sẻ chia giúp đỡ những người xung quanh để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

23 tháng 12 2019

Lời giải:

Sau khi bắn vượn mẹ, bác thợ săn đứng lặng, rơi nước mắt. Bác cắn môi và bẻ gãy nỏ, lẳng lặng quay về.

23 tháng 4 2020

5 . bàn chân

23 tháng 4 2020

câu 1 chia cho mỗi người 1 múi bưởi

câu2  vì  anh chàng tên nguyên phấn đông = nguyên đống phân

câu3  ko bít 

câu4  mèo = mão cắt đuôi = mã 

câu5 bàn chân 

hết bài :>

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Sự tích chú Cuội cung trăng1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót lên...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Sự tích chú Cuội cung trăng

1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về. 

2. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên. 

3. Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng. Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

 - Tiều phu : người làm nghề kiếm củi trong rừng.

 - Khoảng giập bã trầu : chốc lát, khoảng thời gian đủ để nhai giập bã trầu. 

- Phú ông : người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày trước.

 - Rịt : đắp thuốc vào chỗ đau 

- Chứng : bệnh hoặc dấu hiệu của bệnh

Chú Cuội trong truyện vốn làm nghề gì ?

A. Thợ săn

B. Tiều phu

C. Thầy thuốc

1
9 tháng 11 2017

Đáp án B

27 tháng 4 2020

Câu 1: Vì tên anh ấy có nghĩa là "Nguyên đống phân"

Câu 2: Vì "chuối đỏ" là "chó đuổi"

Câu 3: 0 con. Vì bắn lên cành cây thì chim bay hết rồi

Câu 4: Mỗi người 1 múi thì đĩa ko trống