K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2020

Trong câu chuyện, việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn đều có tác tác dụng gầy cười và phê phán. Nó rút gọn đến mức không hiểu được rất thô lỗ.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 2 2020

Trong câu chuyện trên, chi tiết gây cười là những câu trả lời của anh chàng tham ăn. Vì phàm ăn nên anh đã trả lời vắn tắt “Đây, Mỗi, Tiệt”. Các câu rút gọn đến mức khó hiểu và thô lỗ.

2 tháng 11 2019

Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.

- Đây -> đáng lẽ phải là: Tôi là người ở đây.

- Mỗi -> đáng lẽ phải là: Nhà tôi chỉ có một con.

- Tiệt -> đáng lẽ phải là: Cha mẹ tôi đều đã qua đời.

Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.

Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.

18 tháng 11 2021

:D

18 tháng 11 2021

Hôm nay có bài kiểm tra

Đứa ngồi bàn dưới thì ca, thì cười

Những đứa bàn trên trót lười

Tối về không học, điểm mười vụt bay

Thân em như trái bần trôi

Kiểm tra liên hồi biết tấp vào đâu

16 tháng 4 2020

Bài 1 :

Các biện pháp nghệ thuật cùng được sử dụng trong bốn bài:

   + Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.

   + Sử dụng phép liệt kê.

   + Sử dụng phép ẩn dụ, tượng trưng, nói ví von.

   + Lối nói tương phản.

   + Giọng điệu châm biếm, giễu nhại.

Bài 2 :

– Đối tượng châm biếm:

+ Những loại người có thói hư tật xấu trong xã hội.

+ Những thói hư tật xấu, hủ tục trong xã hội.

– Nội dung châm biếm:

+Những thói xấu trong xã hội: lười biếng, sĩ diện hão, mê tín dị đoan, giấu dốt,…

+ Những mặt trái, mặt khuất của xã hội: sự bất công, những hủ tục, luật lệ làng xã rườm rà,…

-hình thức gây cười : 

+ Lối nói phóng đại, ẩn dụ, tượng trưng.

+ Phép tương phản, đối lập.

3 tháng 10 2016

Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

Tham khảo em nhé

3 tháng 10 2016

Câu 1:

Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

Câu 2:Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

Câu 3:Trong ca dao – dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân… còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian.Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.

 

16 tháng 9 2023

Phrăng là nhân vật mà em rất yêu thích trong truyện Buổi học cuối cùng. Cậu hiện lên với vẻ ngây thơ, hồn nhiên và nghịch ngợm cũng giống như biết bao đứa trẻ bằng tuổi. Phrăng cũng từng định trốn học để đi chơi, chểnh mảng việc học. Để rồi đến khi phải đối mặt với sự việc xảy ra quá đột ngột buổi học cuối cùng còn được học tiếng Pháp, cậu đã cảm thấy đau đớn, xót xa. Trong suốt cả buổi học, cậu chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà cậu đãhiểu được giá trị của tiếng Pháp - đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Nhân vật này đã giúp em nhận ra được một bài học giá trị, thêm trân trọng ngôn ngữ của dân tộc.

14 tháng 11 2016

1.D

2.D

3.C

14 tháng 11 2016

1. Trong truyện Treo biển, nhân vật nào bi chê cười?

A. Người láng giềng B. Khách mua cá thứ nhất

C. Khách mua cá thứ hai D. Nhà hàng bán cá

2. Nhân vật bị chê cười vì điều gì?

A. Vì sửa biển hiệu cửa hàng quá nhiều lần

B. Vì nghe lời người khác

C. Vì không nghe lời người khác

D. Vì không có chủ kiến

3. Trong truyện, chi tiết nào gây cười rõ nhất

A. Nội dung ban đầu của cái biển

B. Các ý kiến góp ý

C. Hành vi của nhà hàng bán cá sau mỗi lần nghe góp ý

D.Hành vi của nhà hàng bán cá khi cất nốt cái biển

\(\Rightarrow\)

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...

Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.

  • Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.
  • Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.

 

Truyện nè đọc xong ah em nêu biểu cảm nha.(đọc xong đi nha, coi như mong ae tha thứ và đừng báo cáo nx)Câu hỏi: Hãy kể một truyện cười đã làm bạn cười cả nửa đời người, vậy mà mỗi lần kể lại cho người khác vẫn còn cười tiếp được.1. Lật quyển tập làm văn của thằng em trai, tổng kết: Bố mẹ bị bệnh nặng 6 lần, ly hôn 2 lần, ông nội nằm viện 2 lần, mình chết 13 lần. 2. Tôi với bạn gái...
Đọc tiếp

Truyện nè đọc xong ah em nêu biểu cảm nha.(đọc xong đi nha, coi như mong ae tha thứ và đừng báo cáo nx)

Câu hỏi: Hãy kể một truyện cười đã làm bạn cười cả nửa đời người, vậy mà mỗi lần kể lại cho người khác vẫn còn cười tiếp được.

1. Lật quyển tập làm văn của thằng em trai, tổng kết: Bố mẹ bị bệnh nặng 6 lần, ly hôn 2 lần, ông nội nằm viện 2 lần, mình chết 13 lần.

 

2. Tôi với bạn gái đi nhảy ở một sàn nhảy ngoài trời. Cô ấy không biết nhảy nên chỉ ngồi ở một bên ghế cắn hạt dưa. Sau đó, có một gã đi về phía cô ấy, vươn tay ra ý mời nhảy. Tôi tận mắt nhìn thấy cô bạn gái “thông minh không để đâu hết” của mình bốc cho gã kia một nắm hạt dưa…

 

 

3. Có giọng cười của một vài người nghe còn buồn cười hơn cả truyện cười.

 

4. Thằng bạn em mới là đỉnh nhất. Em nhớ hồi cấp hai, có lần vào giờ nghỉ trưa, bọn em trốn trong WC hút thuốc. Nó còn một rít cuối cùng, rít mạnh một cái, bỗng nhiên thầy chủ nhiệm bước vào. Thấy bọn em đang dựa vào cửa sổ, thầy hỏi: “Hai cậu làm gì đấy hả?” Em sợ hãi quay đầu nhìn nó, vẻ mặt nó đến giờ em vẫn không quên! Khói bay ra từ hai lỗ mũi, nó nói: “Em đang tức giận.”

 

5. Hồi ấy thầy chủ nhiệm của tôi nghiêm kinh khủng, đến trường là không được cầm theo điện thoại, nếu để thầy nhìn thấy chắc chắn sẽ bị ném vỡ ngay tại trận. Hôm nay, đang giờ Toán, tôi bị đau bụng nên mượn điện thoại của thầy Toán để ra ngoài gọi điện cho mẹ, vừa nói xong thì thấy thầy chủ nhiệm hằm hằm bước về phía mình, không nói lời nào, giật luôn cái điện thoại rồi ném… Tôi sẽ không bao giờ quên vẻ mặt lúc ấy của thầy Toán…

 

6. Thằng cháu: “Cậu ơi, cậu xem Tây Du Ký bao giờ chưa ạ?”

 

Tôi: “Cậu của con xem Tây Du Ký mà lớn đấy, xem cả mấy chục lần rồi, hè năm nào TV chẳng chiếu lại, cậu còn thuộc làu mọi tình tiết trong phim đây.”

 

Thằng cháu: “Thế cậu đọc lại kim cô chú cho con nghe thử với, ông Đường Tăng lần nào cũng đọc nhanh quá, con nghe không kịp.”

 

Tôi: “…”

 

 

7. Đêm qua nằm mơ có một thằng nhóc cứ dùng cung bắn mình. Mình tức quá mới chạy đến tẩn cho nó một trận, đến khi nó nói lần sau không dám như thế nữa mình mới thôi. Lúc gần đi, mình hỏi nó tên gì, nó bảo nó tên là Cupid…

 

8. Đi làm ở nhà hàng Thái, tui được yêu cầu mỗi lần cửa mở khách tới phải chắp tay vào nhau và nói: “Sawadikap!” Có lần cửa mở rồi, chắp tay rồi, thế mà tự dưng quên mất phải nói câu gì, buột miệng nói luôn: “A di đà Phật!”

 

9. Có một cậu bé mười tuổi bị rơi xuống giếng, một người qua đường tốt bụng thấy vậy bèn đậy nắp giếng lại để đề phòng sự cố tái phát sinh.

 

10. Hoàng thượng: “Người tới! Lui ra hết cho trẫm!”

 

11. Hồi cấp 2, mấy đứa rủ nhau lập bang Thanh Long, không ngờ bị cô giáo phát hiện, cả lũ trắng trợn đổi thành nhóm học tập Thanh Long.

 

12. Trong bar xảy ra xung đột, tôi cho đối phương một cước, to mồm: ” Mày có biết bố tao là ai không?” Đối phương có vẻ cũng sợ: “Không biết.” Tôi ngồi sụp xuống đất khóc rống lên: “Tao cũng không biết, tao là trẻ mồ côi mà.”

 

13. Thanh minh, đốt vàng mã cho ông ngoại, đốt luôn cả một đống bài kiểm tra Toán, vừa đốt vừa nói: “Ông ơi, ông ở bên kia mà chán quá thì làm ít Toán cho vui nhé, tốt cho đầu óc lắm. Nếu ông không biết làm thì ông đưa giáo viên Toán của con đi, bảo cô dạy cho ông, ông nhé.”

 

5
30 tháng 12 2021

//báo cáo\\

30 tháng 12 2021

đọc xong đi đã

16 tháng 1 2019

- Giải thích vấn đề "lòng nhân đạo";

- Các ý chính:

    + Lòng nhân đạo - lòng thương người;

    + Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ;

    + Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ;

    + Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.

- Cách giải thích: kết hợp giữa lí lẽ với dẫn chứng;

    + Mở bài: Định nghĩa về lòng nhân đạo

    + Thân bài: Nêu dẫn chứng, chứng minh biểu hiện của lòng nhân đạo.

    + Kết bài: Kêu gọi mọi người cần phải phát huy lòng nhân đạo đến tột cùng.