Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
- Vì là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới nên trước đây nhiều quốc gia châu Âu bị ô nhiễm không khí.
- Nhờ áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí => môi trường không khí đã được cải thiện.
- Hiện nay, các quốc gia châu Âu chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…
Vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu:
- Ở châu Âu, môi trường nước chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…
- Các giải pháp để cải tạo và bảo vệ nguồn nước:
+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
+ Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.
+ Nâng cao nhận thức của người dân.
+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển..
+ Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…
+ Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu:
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu: ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu).
- Biện pháp ứng phó:
+ Trồng và bảo vệ rừng.
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường (mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều).
*Bảo vệ môi trường nước
- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải
- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước
- Nâng cao nhận thức của người dân
- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển
*Bảo vệ môi trường không khí
- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí
- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...
a, Bảo vệ môi trường không khí
– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.
– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.
b, Bảo vệ môi trường nước
– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.
– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.
– Châu Âu rất chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều được châu Âu bảo tồn tương đối tốt.
– Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.
Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
- Đô thị hóa diễn ra sớm:
+ Những đô thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thời kì cổ đại, phát triển trong thời kì trung đại.
+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII gắn liền với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Nhiều đô thị ở châu Âu kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội thế giới như: Luân-đôn, Pa-ri,…
- Mức độ đô thị hóa cao:
+ Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ dân thành thị là 74,3% trong tổng số dân, với hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao: Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Lúc-xăm-bua, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển.
- Đô thị hóa đang mở rộng:
+ Điều kiện sống của người dân giữa các thành phố không có khoảng cách lớn.
+ Dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.
=> Mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.
- Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: + Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, nhất là rừng và biển tuy nhiên đang bị suy giảm.
+ Châu Âu đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học như: Thành lập khu bảo tồn, áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản, quản lí rừng chặt chẽ.
+ Kết quả: Rừng ngày càng mở rộng, nhiều loài sinh vật được bảo tồn, trồng cây xanh hóa đô thị.
Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:
- Tỷ lệ dân đô thị cao và tăng nhanh. Năm 2019, khoảng 80% dân số của khu vực sống ở các đô thị.
- Nhiều đô thị đông dân. Năm 2019, ba đô thị đông dân nhất của khu vực là Xao Pao-lô (22 triệu người), Mê-hi-cô Xi-ti (21,7 triệu người), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,1 triệu người)
- Do đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa nên mặc dù có tỉ lệ dân thành thị cao nhưng mức sống của người dân còn thấp. Có khoảng 40% dân số đô thị đang sống ở các vùng ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột tồi tàn với điều kiện sống khó khăn,…
- Các biển, đại dương và châu lục mà châu Âu tiếp giáp:
+ Biển: Biển Ba-ren, biển Na Uy, biển Bắc, biển Ban-tích, biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi,...
+ Đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
+ Châu lục: Châu Á.
- Đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu:
+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.
+ Kích thước: diện tích trên 10 triệu km², chiếm 6,8% diện tích đất liền của Trái Đất.
Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu:
- Vai trò của rừng ở châu Âu: Vai trò quan trọng đối với môi trường, sự phát triển kinh tế, có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.
- Hiện trạng rừng:
+ Toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất có rừng bao phủ.
+ Biến đổi khí hậu và nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia => suy giảm diện tích rừng tự nhiên.
- Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững:
+ Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.
+ Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.
+ Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.