Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các loại cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên là: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè...
- Xác định vị trí phân bố:
+ Cây cao su được trồng nhiều ở các tỉnh: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk
+ Cây hồ tiêu được trồng nhiều ở các tỉnh: Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông.
+ Cây chè được trồng nhiều ở các tỉnh: Gia Lai; Lâm Đồng.
+ Cây cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh: Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông.
+ Cây điều được trồng nhiều ở các tỉnh: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông; Lâm Đồng.
Những thuận lợi là:
- Ở đây có diện tích lớn đất đỏ badan với đặc tính tơi xốp, phì nhiêu kết hợp với khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.
- có nhiều đồng cỏ xanh tốt tạo điều kiện thuận lợi để chăn nuôi gia súc, nhất là trâu, bò
- Sông có ở đây có nhiều vùng thác ghềnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủy điện
Tham khảo:
Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.
- Một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên có thể kể đến như: Kinh, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mạ...
- Tây Nguyên có quy mô dân số khoảng 5932 nghìn người, mật độ dân số khoảng 109 người/km2.
- So với các vùng khác, Tây Nguyên là vùng có quy mô dân số và mật độ dân số thấp nhất tính đến năm 2020.
Người anh hùng: NTrang Gưh, Aê H’Mai, Âe H’Phai, Ama Dla Vi…
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ là: khai thác dầu mỏ; điện tử; hóa chất; chế biến nông sản; dệt may; thủy điện; nhiệt điện,…
- Vị trí phân bố:
+ Các nhà máy thủy điện tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.
+ Các nhà máy nhiệt điện tập trung chủ yếu ở: thành phố Hồ Chí Minh; thành phố Cần Thơ và tỉnh Cà Mau.
+ Ngành khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa.
+ Các ngành điện tử, hóa chất, dệt may tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một.
+ Ngành chế biến nông sản tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một; Vũng Tàu; thành phố Cần Thơ và Cà Mau.
• Yêu cầu số 2: Giải thích: Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.
Một số cây công nghiệp lâu năm là:cà phê; cao su; điều; chè; hồ tiêu.
Cà phê là cây được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên
Những thuận lợi và khó khăn là;
- Thuận lợi: Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn đất đỏ badan với đặc tính tơi xốp, phì nhiêu kết hợp cùng khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.
- Khó khăn: thiếu nước tưới vào mùa khô, thị trường tiêu thụ chưa ổn định...