K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2021

BPTT: nhân hóa (đốt lửa trong lòng chúng ta)

Tác dụng: Cho người đọc thấy sự mãnh liệt của nghệ thuật. 

3 tháng 5 2017

Câu văn trên sử dụng biện pháp nhân hóa :
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

Đáp án cần chọn là: B

20 tháng 4 2021

B nhân hóa

quá dễ

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

Đoạn văn trên bàn về nội dung?

A. Cái hay của một bài thơ

B. Cách đọc một bài thơ

C. Tư tưởng trong thơ

D. Tư tưởng trong nghệ thuật

1
24 tháng 9 2018

Chọn đáp án: D.

Tham khảo

Trong văn bản "Tiếng nói văn nghệ", Nguyễn Đình thi có viết: "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". ... Nghệ thuật được tác giả nói ở đây nên hiểu là nghệ thuật văn chương.

27 tháng 11 2017

b, Liên kết câu: văn nghệ - văn nghệ (phép lặp)

- Liên kết đoạn: lặp từ sự sống, văn nghệ (lặp)

15 tháng 1 2020

2. em hiểu gì về những câu sau:

a) tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng
=> Tác phẩm nghệ thuật vừa là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm sự, nỗi lòng của người nghệ sĩ qua lăng kính cuộc sống; vừa là sợi dây gắn kết con người, giúp con người cảm nhận được những giá trị tốt đẹp mà người nghệ sĩ truyền tải.

b) nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy
=>Nghệ thuật không phải là những trang giấy có chữ mà nó là những suy nghĩ, cảm nhận, tư tưởng của người nghệ sĩ gửi gắm cho người đọc. Từ đó nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức con người, làm ta thay đổi suy nghĩ tích cực hơn, biết sống hướng đến chân-thiện-mĩ

c) nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghê thuật xây đựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được
=>Nghệ thuật giúp con tăng khả năng về nhận thức, hiểu biết về đời sống, giúp cta chinh phục giới hạn của bản thân, hơn thế nghệ thuật chính là nền tảng để con người phát triển và hoàn thiện nhân cách

15 tháng 1 2020

1: Vai trò của văn nghệ

- Tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, hạnh phúc, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa người với người.

- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.

2:

a/ – “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác”:

Văn học không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là sản phẩm tâm hồn của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của nhà văn, là kết quả của quá trình lao động miệt mài, nghiêm túc; là nơi kết tinh tài năng, sáng tạo, tình cảm, tâm huyết của người nghệ sĩ.

“Tác phẩm vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”:

Tác phẩm là cầu nối giữa nhà văn với bạn đọc. Nhà văn quan sát, cảm nhận thế giới hiện thực rồi từ đó tái hiện, tái tạo một đời sống riêng trong tác phẩm của mình. Đến lượt tác phẩm lại đưa đời sống cá biệt ấy đến với cuộc đời chung, với mọi người. Suy ngẫm, cảm xúc mà người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm sẽ truyền đến người đọc tạo ra sự rung động, đồng điệu, đồng cảm, tạo ra tiếng nói tri âm giữa tác giả với bạn đọc.

“Sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng” được truyền đến mọi người tức là tác phẩm văn học đã có những tác động mạnh mẽ vào cuộc sống. Khi sợi dây truyền của nó là những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì người đọc sẽ được soi tỏ bằng những quan điểm nhân văn tích cực giúp họ biết cách điều chỉnh hành vi từ đó hướng tới cách sống đẹp hơn.

=> Ý kiến trên là sự khẳng định các giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương trong mối quan hệ: nhà văn – tác phẩm – bạn đọc.