Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài thơ này em rất thick . em thick nó từ hồi còn nhỏ
k mik nha.haha
luongkun!
Đề 1:
Câu 1:
a. Biện pháp nhân hóa.
b. Cảm nhận
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: tre - siêng, cần cù, kham khổ vẫn hát ru, không đứng khuất mình
- Từ biện pháp nhân hóa với những đặc tính của tre, nhà thơ nói tới phẩm chất đẹp của con người Việt Nam: cần cù, siêng năng, giàu lòng yêu thương, ngay thẳng, chính trực.
=> Tre trở thành đại diện, biểu tượng cho con người Việt Nam.
Câu 2: Yêu cầu
- Hình thức: bài văn tự sự, ngôi thứ nhất xưng "tôi" là Dế Mèn.
- Diễn biến câu chuyện: (hợp lí nhất là theo trình tự thời gian). Trong câu chuyện thể hiện thái độ của Dế Mèn: ăn năn, hối lỗi -> kể những câu chuyện Mèn đã làm để chuộc lại lỗi lầm với người bạn đã khuất -> Dế Mèn trưởng thành, chững chạc hơn sau sự ra đi của bạn.
Đề 2:
Câu 1:
a. Biện pháp được sử dụng là so sánh.
b. Trình bày cảm nhận
- So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, đêm trăng tỏ, mẹ
- Nội dung:
+ Quê hương gắn với những gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, thân thương nhất.
+ Thể hiện tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình.
+ Để lại bài học: Quê hương là nơi khởi nguồn, nếu không nhớ sẽ không lớn nổi thành người. Dù có đi xa đến đâu, nơi chôn rau cắt rốn ấy vẫn giữ vị trí quan trọng nhất trong trái tim mỗi người.
Câu 2: Yêu cầu
- Hình thức: bài văn tự sự có các nhân vật Cây Bàng, Đất Mẹ, lão già Mùa Đông, nàng Tiên mùa Xuân.
- Nội dung:
+ Câu chuyện của các nhân vật xoay quanh sự đổi mùa từ đông sang xuân.
+ Kết hợp miêu tả sự biến chuyển của đất trời, không gian.
Biện pháp tu từ : so sánh
Tác dụng : làm cho câu thơ thêm giàu hình ảnh về quê hương với nhiều hình ảnh gần gũi, bổ sung cảm giác nhớ quê hương .
Câu thơ sử dụng cấu trúc câu định nghĩa: A là B - "Quê hương là đêm trăng tỏ" để đưa ra một định nghĩa hết sức giản dị. Tiếp nối hàng loạt những định nghĩa trên, quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học,... tới đây, quê hương là đêm trăng tỏ. Như vậy, quê hương là những gì bình dị, hần gũi nhất với mỗi con người. Dưới ánh trăng tỏ, hoa cau rụng trắng. "Hoa cau", "thềm" là những hình ảnh thường gắn liền với nhau, gợi ra cuộc sống của làng quê Việt Nam. "Hoa cau" sâu xa gợi đến sự tích trầu cau - con người sống với nhau tình nghĩa, thủy chung. "Thềm" là thềm nhà, là nơi trở về, là nơi neo đậu trong tâm hồn của mỗi người. Như vậy, thông qua những hình ảnh gần gũi bình dị, tác giả đã đưa ra được định nghĩa khá hoàn chỉnh về quê hương và cho thấy sự gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.
Trời chiều, nếu để ý những chú chim, ta sẽ thấy những chùm khế ngọt ngào, đã nối những đường làng khúc khuỷu, đã níu sợi dây diều biếc xanh, chiếc nón mẹ trắng nghiêng che thành một quê hương trong tiềm thức đủ sức lay động những tâm hồn nhạy cảm hay khiến cảm giác bùi ngùi ùa về. Con người là một trong những tâm sinh thể bí ẩn bậc nhất của tự nhiên và của cuộc đời. Đời sống tinh thần phong phú là một trong những điều khẳng định sự phức tạp đó. Con người có mối ràng buộc mật thiết với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những gì đã từng gắn bó, từ đó tạo nên tính cách, thói quen, bổn phận của mỗi con người. Tôi chợt nhớ mây câu thơ Chế Lan Viên:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay...
(Con cò)
Có con cò rập rờn bay trong câu ca của mẹ, có quê hương xanh biếc trong từng lời ru hời thuở bé, mẹ đưa nôi và bé ngủ rất sâu, trong giấc mơ bé lại gặp quê hương của mình... Một ngày kia, bé lớn lên trong vòng tay chở che của và của quê hương ngọt ngào. Không chỉ những yếu tố vật chất, mà cả những yếu tố tinh thần dìu dắt con người trưởng thành. Trong những tình cảm ấy, giống như gia đình cho ta nơi trở về sau hành trình dài, cho ta một nơi luôn là ấm áp, chở che, nếu như bạn bè cùng ta bước đi trong cuộc sống với những : thấu hiểu, sẻ chia, cùng ta san bớt gánh nặng mỗi khi cuộc đời trút xuống hay mỗi khi bạn mình cười thì tình quê hương, tuy khó khăn hơn để cảm nhận nhưng lại là một tình cảm hết sức thiêng liêng và khó thể thay thế.
Có người từng nói về một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới: "Nêu như Anh Thơ thạo về cảnh quê, Đoàn Văn Cừ giỏi vế nếp quê, Bàng Bá Lân nghiêng về đời quê thì Nguyễn Bính lại đậm hồn quê". Thì ra, quê hương vừa bao hàm những yếu tố cụ thể là cây đa, bến nước, mái đình, là con đò, làng xóm, bờ tre, gốc rạ... Tức là quê hương vừa có cảnh quê, vừa có hồn quê. Mỗi đều được sinh ra, lớn lên từ những điều kiện vật chất, tinh thần ấy.
Vậy "Quê hương là gì hở mẹ - Mà cô giáo dạy phải yêu"? Mỗi con người được sinh ra từ một vùng quê cụ thể đều có một quê hương. Mỗi người muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị vật chất, tình thần của quê mình. Nói dù muốn hay không là bởi lẽ, có những con người vì thiển cận chối bỏ điều không thể chối bỏ - quê hương. Những nét đẹp văn hoá, những thuần phong mĩ tục của quê hương góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. Chính vì thế mỗi người đều ít nhiều mang dấu ấn của vùng quê nơi mình sinh ra. Nhắc đến Chủ tịch Hổ Chí Minh, không thể không nói đến quê hương xứ Nghệ nơi hội tụ những truyền thống bất khuất đã hun nên phẩm chất người con ưu tú của dân tộc. Với các nhà văn, quê hương và ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tạo của họ, làm nên những dâu ấn rõ trong tác phẩm của mỗi người. Đó là một Xuân Diệu với hồn thơ dạt dào, nồng nàn như sóng biển Quy Nhơn; đó là một Hoàng Cẩm đa tài, đa tình với lá diêu bông mơ ảo của quê hương Kinh Bắc; đó là một Thạch Lam trầm tĩnh, tâm với hoàng lan Hà Nội và đó là một Nam Cao luôn day dứt, ăn năn bên những mành đời đang bị tha hoá, bần cùng hoá vùng chiêm trũng Hà Nam Cách mạng tháng Tám...
Chắc hẳn chừng nào Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm còn được yêu thích thì chừng đó hoàn cảnh ra đời cùa bài thơ còn được nhắc đến. Ấy là khi giả cùa nó đối mặt với một bối cảnh đặc biệt cho phép bộc lộ rõ ràng tình với quê hương. Sự liên tưởng ấy cũng cho phép người đọc nghĩ đến một điều : Ngày nay, chúng ta làm gì để thê hiện tình cảm với quê hương? Ớ đây, muốn nói đêh những hành động cụ thê’ đế góp phần xây dựng, làm giàu quê hương. Bạn có thể làm giàu cho quê hương trên chính mảnh đất mình ra, bạn cũng có thể đang sinh sống, học tập và lao động ở một vùng trời a nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, nếu bạn luôn phấn đấu để làm rạng danh cho quê hương, luôn hướng về quê hương bằng nhũng hành động cụ thể khi ấy bạn hoàn toàn có thể tự hào rằng, bạn chính là một phần máu thịt quê hương rồi đây!
"Anh đi anh nhó quê nhà - Nhớ canh rau muông, nhớ cà dầm tương…” Quê hương trong nỗi nhớ của những kẻ xa quê thật sâu sắc, thấm thìa, ngọt ngào. Đó có thể là một câu hò, mùi hương lúa chín, một áng mây, một vạt nắng, khi chi là một cảm giác vu vơ mơ hồ nhưng đủ sức gợi và đưa ta đi miền trong kí ức, xuôi ngược giữa quá khứ với hiện tại trong êm đềm. Quê hương góp phần tạo nên những tiền đề đầu tiên để ta vững bước vào đời. Quê hương cùng là điểm tựa tinh thần khi ta gặp những khó khăn, trở ngại trên đường đời. Hạnh phúc biết mấy sau bao tháng ngày rong ruổi nơi đất khách quê người được nghe một giọng nói quê hương. Thi vị biết mấy khi chợt bắt gặp một tà áo dài Việt bay giữa kinh đô Pa-ri hoa lệ. Cảm nhận được những giá trị to lớn của quê hương, sống xứng đáng với quê hương, khi đó, mỗi người sự trưởng thành, trở thành những nhân cách cao đẹp.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, quê hưong là một khái niệm rộng. Đó còn là một ngôi làng cụ thể, cũng có thể là một vùng miền rộng lớn hơn, và khi quê hương chính là đất nước, là Tổ quốc. Tình yêu quê hương cũng vì thế mà gắn liền với tình yêu gia đình, yêu giang sơn, yêu đất nuớc: "Lòng nước ban đầu là lòng yêu nhũng vật tầm thường nhất [...]. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc" (I-lia Ê-ren-bua).
Hai tiếng Tổ quốc rung lên trong tim chúng ta thật thiêng liêng và rất tự hào. Tổ quốc chính là đất nước mình được gọi lên một cách trân trọng, thân thương. Những tiếng "Tổ quốc tôi" vang lên trìu mến và gần gũi như "mẹ của tôi" hay "cha của tôi", "quê hương của tôi"... Quê hương vang vọng trong thơ của Đỗ Trung Quân, quê hương nằm trong trái tim mỗi con người.
Trời chiều, nếu để ý những chú chim, ta sẽ thấy những chùm khế ngọt ngào, đã nối những đường làng khúc khuỷu, đã níu sợi dây diều biếc xanh, chiếc nón mẹ trắng nghiêng che thành một quê hương trong tiềm thức đủ sức lay động những tâm hồn nhạy cảm hay khiến cảm giác bùi ngùi ùa về. Con người là một trong những tâm sinh thể bí ẩn bậc nhất của tự nhiên và của cuộc đời. Đời sống tinh thần phong phú là một trong những điều khẳng định sự phức tạp đó. Con người có mối ràng buộc mật thiết với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những gì đã từng gắn bó, từ đó tạo nên tính cách, thói quen, bổn phận của mỗi con người. Tôi chợt nhớ mây câu thơ Chế Lan Viên:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay...
(Con cò)
Có con cò rập rờn bay trong câu ca của mẹ, có quê hương xanh biếc trong từng lời ru hời thuở bé, mẹ đưa nôi và bé ngủ rất sâu, trong giấc mơ bé lại gặp quê hương của mình... Một ngày kia, bé lớn lên trong vòng tay chở che của và của quê hương ngọt ngào. Không chỉ những yếu tố vật chất, mà cả những yếu tố tinh thần dìu dắt con người trưởng thành. Trong những tình cảm ấy, giống như gia đình cho ta nơi trở về sau hành trình dài, cho ta một nơi luôn là ấm áp, chở che, nếu như bạn bè cùng ta bước đi trong cuộc sống với những : thấu hiểu, sẻ chia, cùng ta san bớt gánh nặng mỗi khi cuộc đời trút xuống hay mỗi khi bạn mình cười thì tình quê hương, tuy khó khăn hơn để cảm nhận nhưng lại là một tình cảm hết sức thiêng liêng và khó thể thay thế.
Có người từng nói về một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới: "Nêu như Anh Thơ thạo về cảnh quê, Đoàn Văn Cừ giỏi vế nếp quê, Bàng Bá Lân nghiêng về đời quê thì Nguyễn Bính lại đậm hồn quê". Thì ra, quê hương vừa bao hàm những yếu tố cụ thể là cây đa, bến nước, mái đình, là con đò, làng xóm, bờ tre, gốc rạ... Tức là quê hương vừa có cảnh quê, vừa có hồn quê. Mỗi đều được sinh ra, lớn lên từ những điều kiện vật chất, tinh thần ấy.
Vậy "Quê hương là gì hở mẹ - Mà cô giáo dạy phải yêu"? Mỗi con người được sinh ra từ một vùng quê cụ thể đều có một quê hương. Mỗi người muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị vật chất, tình thần của quê mình. Nói dù muốn hay không là bởi lẽ, có những con người vì thiển cận chối bỏ điều không thể chối bỏ - quê hương. Những nét đẹp văn hoá, những thuần phong mĩ tục của quê hương góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. Chính vì thế mỗi người đều ít nhiều mang dấu ấn của vùng quê nơi mình sinh ra. Nhắc đến Chủ tịch Hổ Chí Minh, không thể không nói đến quê hương xứ Nghệ nơi hội tụ những truyền thống bất khuất đã hun nên phẩm chất người con ưu tú của dân tộc. Với các nhà văn, quê hương và ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tạo của họ, làm nên những dâu ấn rõ trong tác phẩm của mỗi người. Đó là một Xuân Diệu với hồn thơ dạt dào, nồng nàn như sóng biển Quy Nhơn; đó là một Hoàng Cẩm đa tài, đa tình với lá diêu bông mơ ảo của quê hương Kinh Bắc; đó là một Thạch Lam trầm tĩnh, tâm với hoàng lan Hà Nội và đó là một Nam Cao luôn day dứt, ăn năn bên những mành đời đang bị tha hoá, bần cùng hoá vùng chiêm trũng Hà Nam Cách mạng tháng Tám...
Chắc hẳn chừng nào Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm còn được yêu thích thì chừng đó hoàn cảnh ra đời cùa bài thơ còn được nhắc đến. Ấy là khi giả cùa nó đối mặt với một bối cảnh đặc biệt cho phép bộc lộ rõ ràng tình với quê hương. Sự liên tưởng ấy cũng cho phép người đọc nghĩ đến một điều : Ngày nay, chúng ta làm gì để thê hiện tình cảm với quê hương? Ớ đây, muốn nói đêh những hành động cụ thê’ đế góp phần xây dựng, làm giàu quê hương. Bạn có thể làm giàu cho quê hương trên chính mảnh đất mình ra, bạn cũng có thể đang sinh sống, học tập và lao động ở một vùng trời a nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, nếu bạn luôn phấn đấu để làm rạng danh cho quê hương, luôn hướng về quê hương bằng nhũng hành động cụ thể khi ấy bạn hoàn toàn có thể tự hào rằng, bạn chính là một phần máu thịt quê hương rồi đây!
"Anh đi anh nhó quê nhà - Nhớ canh rau muông, nhớ cà dầm tương…” Quê hương trong nỗi nhớ của những kẻ xa quê thật sâu sắc, thấm thìa, ngọt ngào. Đó có thể là một câu hò, mùi hương lúa chín, một áng mây, một vạt nắng, khi chi là một cảm giác vu vơ mơ hồ nhưng đủ sức gợi và đưa ta đi miền trong kí ức, xuôi ngược giữa quá khứ với hiện tại trong êm đềm. Quê hương góp phần tạo nên những tiền đề đầu tiên để ta vững bước vào đời. Quê hương cùng là điểm tựa tinh thần khi ta gặp những khó khăn, trở ngại trên đường đời. Hạnh phúc biết mấy sau bao tháng ngày rong ruổi nơi đất khách quê người được nghe một giọng nói quê hương. Thi vị biết mấy khi chợt bắt gặp một tà áo dài Việt bay giữa kinh đô Pa-ri hoa lệ. Cảm nhận được những giá trị to lớn của quê hương, sống xứng đáng với quê hương, khi đó, mỗi người sự trưởng thành, trở thành những nhân cách cao đẹp.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, quê hưong là một khái niệm rộng. Đó còn là một ngôi làng cụ thể, cũng có thể là một vùng miền rộng lớn hơn, và khi quê hương chính là đất nước, là Tổ quốc. Tình yêu quê hương cũng vì thế mà gắn liền với tình yêu gia đình, yêu giang sơn, yêu đất nuớc: "Lòng nước ban đầu là lòng yêu nhũng vật tầm thường nhất [...]. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc" (I-lia Ê-ren-bua).
Hai tiếng Tổ quốc rung lên trong tim chúng ta thật thiêng liêng và rất tự hào. Tổ quốc chính là đất nước mình được gọi lên một cách trân trọng, thân thương. Những tiếng "Tổ quốc tôi" vang lên trìu mến và gần gũi như "mẹ của tôi" hay "cha của tôi", "quê hương của tôi"... Quê hương vang vọng trong thơ của Đỗ Trung Quân, quê hương nằm trong trái tim mỗi con người.
1. Biểu cảm.
2. Tình cảm của tác giả đối với quê hương.
3. So sánh( là )
=> Tác dụng: làm cho câu văn sống động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.
4. Qua những chi tiết Đỗ Trung Quân đã nói trong bài , em cảm nhận rằng tác giả có một tình yêu thương nồng nàn,khó quên và sự biết ơn đối với quê hương.
Câu 1 :
Thể thơi lục bát , phương thức biểu đạt biểu cảm
Câu 2 :
Là cánh cò chiều chiều chân đê
Miêu tả cánh cò lúc buổi chiều
Câu 3 :
Quê hương là nơi chứa đầy kỉ niệm đẹp tuổi thơ của tác giả
Câu 4 :
Quê hương này xanh mát , lâu đời và nhiều thiên nhiên
Câu 5 :
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...