Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ : so sánh
Tác dụng : làm cho câu thơ thêm giàu hình ảnh về quê hương với nhiều hình ảnh gần gũi, bổ sung cảm giác nhớ quê hương .
Bài thơ trên về ND thì có lẽ không còn lạ
Về NT: Đoạn thơ trên sở dụng hai BPTT chính: so sánh và điệp từ ( điệp cấu trúc). Từ các BPTT trên đã làm cho quê hương thật gần gũi khi so sánh như các hình ảnh giản dị, thân thuộc. Còn về cảm nhận thêm thì bạn chia ra 3 phần mỗi phần tương ứng 2 câu để phân tích nêu cảm nhận
Câu thơ sử dụng cấu trúc câu định nghĩa: A là B - "Quê hương là đêm trăng tỏ" để đưa ra một định nghĩa hết sức giản dị. Tiếp nối hàng loạt những định nghĩa trên, quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học,... tới đây, quê hương là đêm trăng tỏ. Như vậy, quê hương là những gì bình dị, hần gũi nhất với mỗi con người. Dưới ánh trăng tỏ, hoa cau rụng trắng. "Hoa cau", "thềm" là những hình ảnh thường gắn liền với nhau, gợi ra cuộc sống của làng quê Việt Nam. "Hoa cau" sâu xa gợi đến sự tích trầu cau - con người sống với nhau tình nghĩa, thủy chung. "Thềm" là thềm nhà, là nơi trở về, là nơi neo đậu trong tâm hồn của mỗi người. Như vậy, thông qua những hình ảnh gần gũi bình dị, tác giả đã đưa ra được định nghĩa khá hoàn chỉnh về quê hương và cho thấy sự gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.
1. Biểu cảm.
2. Tình cảm của tác giả đối với quê hương.
3. So sánh( là )
=> Tác dụng: làm cho câu văn sống động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.
4. Qua những chi tiết Đỗ Trung Quân đã nói trong bài , em cảm nhận rằng tác giả có một tình yêu thương nồng nàn,khó quên và sự biết ơn đối với quê hương.
« Quê hương » của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo đã được phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng. Bài thơ sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương, trong đó có hình ảnh : Quê hương là con diều biếc
Quê hương là con đò nhỏ
Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể, thân thuộc, bình dị, nên thơ so sánh với quê hương. Những hình ảnh so sánh ấy đã gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp – có bầu trời cao xanh, cánh đồng thoáng đãng với « con diều biếc » bay bổng, có dòng sông êm đềm…và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn với quê hương yêu dấu.
Các tính từ « biếc », « nhỏ », « êm đềm » gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp.
Âm điệu đoạn thơ du dương, dịu dịu, lan trải đưa những hình ảnh thân thuộc đong đầy những kỉ niệm của tuổi thơ lắng nhẹ vào hồn người để rồi cứ ngân nga, âm vang mãi.
Bằng các từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm, nhà thơ đã diễn tả một cách vừa cụ thể, vừa gợi hình tượng gương mặt tâm hồn quê
Đỗ Trung Quân là một nhà thơ nổi tiếng với một phong cách thơ dễ gần, giản dị, trong đó đặc sắc hơn cả là tác phẩm " Quê hương ". Trong bài, đoạn thơ gây ấn tượng sâu sắc, gợi lên cảm xúc nhất trong tôi vẫn là những câu thơ mở đầu trìu mến :
"Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông. "
Với ngòi bút tài tình, tác giả đã khắc họa nên một hình ảnh mà người con nào cũng thấy thân quen khi nhớ đến: hình ảnh quê hương. Quê hương đi liền với tuổi thơ chúng ta, đưa tâm hồn mỗi đứa trẻ bay bổng trên gió, đó cũng là ý nghĩa hình ảnh so sánh " quê hương là cánh diều biếc - tuổi thơ con thả trên đồng" được tạo nên thành công. Biện pháp so sánh tiếp theo : " quê hương là con đò nhỏ - êm đềm khua nước ven sông " đã một lần nữa liên tưởng tới quê hương như một con đò . Thật vậy, quê hương chan chứa bao kỷ niệm, cũng là một chốn yên bình trong lòng mỗi người con quê. Lợi dụng những hình ảnh tương đồng, "quê hương" đã được vẽ nên qua từng giọng thơ điêu luyện.Bằng phương pháp so sánh kết hợp với điệp ngữ "quê hương", một lần nữa ta khẳng định rằng tác giả phải là một người con rất đỗi yêu quê mới hiểu thấu cảm xúc của những người yêu quê hương như vậy.
Nhờ sự thành công mĩ mãn của đoạn văn nói riêng mà bài văn nói chung cũng đã đi vào lòng độc giả, những người đọc, người nghe. Bài thơ thấm đượm một chất thơ đẹp, một thứ cảm xúc dạt dào, một tình cảm chân thật. Chỉ qua bốn câu thơ ngắn gọn mà súc tích, mỗi người chúng ta cảm thấy trân trọng quê hương mình hơn.
Ca ngợi cảnh đẹp giản dị của cái cầu tre nhỏ và cảnh tượng của người mẹ
13 tháng 8 2017 lúc 15:16
a)Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
b)+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.
Ngược ngạo
bài thơ này em rất thick . em thick nó từ hồi còn nhỏ
k mik nha.haha
luongkun!