Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi.

Cây lược...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Không bao lâu sau, cây lược được hoàm thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rười, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tấn mân khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu cọn của ba". Cây lược ngà ấy chưa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Không bao lâu sau, cây lược được hoàm thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rười, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tấn mân khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu cọn của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rồi được phân nào tâm trạng của anh."
1. Giải thích ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà.
2. Ghi lại câu văn sử dụng phép liệt kê có trong đoạn trích. Cho biết tác dụng của phép liệt kê đó.
3. Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con từ sau những ngày ông về thăm gia đình. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép nối đễ liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ thành phân khởi ngữ và phương tiện liên kết thuộc phép nổi).
Mn ơi giúp mình với, mình cần gấp
không cần làm câu 3 đâu ạ

 

1

Tham khảo:

1.

Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. ... Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình

2. "Cây lược". Tác dụng: nhấn mạnh đối tượng miêu tả trong câu văn là chiếc lược mà anh Sáu tự tay tỉ mỉ, tận tụy làm ra với bao công sức, tâm huyết và tình cảm để tặng cho con gái của mình.

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏiLần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏi

Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có khéo  lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đạo, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được . Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dượng lực lưỡng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

Câu a. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về vấn đề gì?

Câu b. Vua Quang Trung đã đánh giá cao Ngô Thì Nhậm những ưu điểm gì ?

Câu c. Câu nghi vấn nằm ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?

Câu d. Qua lời nói trên, em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn 10 câu. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán.

 

0
1.Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài. 2.Phân tích hình ảnh Hành tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu.Tac giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre, và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt...
Đọc tiếp

1.Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.

2.Phân tích hình ảnh Hành tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu.Tac giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre, và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam.

3.Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.

4.Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.

2
27 tháng 4 2017

Câu 1:

Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.

Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

Câu 2:

Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.

Câu 3.

Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.

Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.

Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".

Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.

Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

Câu 4:

Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.

  • Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.

  • Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.

24 tháng 2 2019

Câu 1: Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác. Cảm xúc chủ đạo ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm cùng sự suy tư, trầm lắng.

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì? 3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những...
Đọc tiếp

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi.

1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì?

3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những khổ thơ trên?

*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

1/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào về thế ? Biện pháp nghệ thuật nào dùng để thể hiện điều đó?

2/Cách dùng từ và nghệ thuật diễn đạt trong hai khổ thơ 3,4  trên có gì đặc biệt?

3/ Em cảm nhận như thế nào về tình cảm đồng đội trong bài thơ, đặc biệt là khổ thơ 5,6.

 

 

 giả đã phản ánh được điềnh ảnh những chiếc xe trên, tác giả đã phản ánh được điều gì?

 

 

1
1 tháng 12 2021

loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

 

1.Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì? 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm.Chú ý các từ ngữ phả vào , chùng chình, dềnh...
Đọc tiếp

1.Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?

2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm.Chú ý các từ ngữ phả vào , chùng chình, dềnh dàng…)

3.Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ…thu này được Hữu Tỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào?Em hiểu thé nào về hai dòng thơ cuối bài:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Gợi ý:

-Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu.

- Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải)

1
4 tháng 3 2019

1. Mùa xuân đến khá bất ngờ được cảm nhận từ một hồn thơ rất tinh tế:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.

->Nhà thơ như nghe được hương ổi phả vào trong ngọn gió se. Từ "phả" thật có hồn không phải là ngọn gió mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín phả hương thơm vào trong gió làm cho ngọn gió trở nên thơm tho, nhà thơ còn thấy được "Sương chùng chình qua ngõ". Từ 'chùng chình' gợi lên một sự lay động của cây lá, vẻ tự lực của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu. Chính vì vậy trong phút giao mùa của thiên nhiên ấy, lòng người có chút bâng khuâng nghi hoặc khi cảm thấy hình như thu đã về, phải là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu mùa thu, yêu làng quê và cuộc sống nơi đây thì mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy.

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

1
28 tháng 2 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

 

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

0
Trong  đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết:Vua Quang Trung lại nói:      - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước  lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh...
Đọc tiếp

Trong  đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết:

Vua Quang Trung lại nói:

      - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước  lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người  khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

                                                (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục)

            1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào?

2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn.

            3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng  12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).

0
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh.Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp...
Đọc tiếp

“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh.

Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)

Câu 1. Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Em hiểu gì vê nhân vật có lời nói trong đoạn văn trên?

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật “ta” được thề hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn, có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu.

giup voi

3

“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” (Sách Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục) 1(1,0). Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Giải thích nhan đề của văn bản có đoạn trích trên? 2(1,0). Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Hãy dùng một câu văn để nêu rõ nhận xét của em về nhân vật ta trong đoạn trích trên. 3(3,0). Qua nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu văn theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ phẩm chất nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán, một lời dẫn trực tiếp (có chú thích). 4.(1,0)Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên câu sau: “Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

k cho mk nha

HT

 Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản:"Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm Ngô Gia Văn Phái( Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du,...)

 Giải thích nhan đề: Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của nhà Lê.

Câu 2: Đoạn trích là lời của vua Quang Trung nói với các tướng sĩ dưới quyền. 

Trong hoàn cảnh quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta

Nhận xét: Vua Quang Trung là người có tài khích lệ quân sĩ chiến đấu vì nghĩa lơn; không những thế còn là người có mưu lược cầm quân, có tầm nhìn trông rộng và tài tiên đoánchính xác của một nhà quân sự có tài.

Câu 3: Viết đoạn văn:

           Hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã tái hiện chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Hình ảnh vua Quang Trung hiện lên với những vẻ đẹp phi thường của một bậc đại tướng. Thông qua ngòi bút sinh động của nhóm tác giả họ Ngô , hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên vô cùng đẹp đẽ, phi thường. Đó là con người có hành động mạnh mẽ ,quyết đoán và có trí tuệ sáng suốt, sâu xa ,nhạy bén.Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long ông không hề nao núng mà quyết định thân chinh cầm quân đi ngay. Trong vòng một tháng ông đã liên tiếp làm nên nhiều chiến công, ông thu phục lòng dân và có danh nghĩa ra Bắc dẹp giặc. Bên cạnh đó, Quang Trung - Nguyễn Huệ còn là một người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.Mới khởi binh nhưng ông đã khẳng định được sự chiến thắng.Điều này Nguyễn Huệ đã khẳng định rằng ông thật sự là một tài năng quân sự ,một nhà mưu lược tài ba.Trong những cuộc chiến tranh phong kiến ở Việt Nam hiếm có một vị tướng nào tính toán thần tình và sâu xa đến vậy.Trong trận chiến với quân Thanh hình ảnh nhà vua hiện lên vô cùng oai phong, lẫm liệt! ông thân chinh cầm quân đóng vai trò là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự "cưỡi voi đi đốc thúc" ,xông pha tên đạn.Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy áo vải quân Tây Sơn đã đánh trận thật lẫy lừng. Những chiến công lẫy lừng của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. 

Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên câu sau:

       “Chờ mười năm nữa, cho ta/ được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân

                                            CN          VN

 mạnh, thì ta/ có sợ gì chúng?”

              CN        VN