K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

 

4 tháng 3 2016

Con cá

29 tháng 2 2016

con gà có trước nha bạn. Hôm 13/7/2015 các nhà khoa học Anh đã chứng minh cho bài toán hóc búa này

5 tháng 3 2016

Đáp án của các nhà khoa học: Gà có trước trứng!

Việc phát hiện một loại chất protein đặc biệt chỉ có thể hình thành trong buồng trứng của những con gà mái trên vỏ trứng gà đã giúp các nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chưa tìm được lời đáp trong suốt hàng ngàn năm qua.

Gà có trước trứng


Câu hỏi hóc búa cuối cùng đã có lời giải. (Ảnh: Vegansoapbox.com.)

Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này.

Và câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở sương mù, chính là con gà.

Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.

Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.

Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.

Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.

Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.

Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.

Tiến sỹ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield nói: “Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trên thực tế, con gà có trước quả trứng”.

Giáo sư John Harding, cũng thuộc trường Đại học Sheffield cho biết, phát hiện này có thể có rất nhiều những ứng dụng khác. "Tìm hiểu cách những chú gà tạo nên quả trứng không chỉ là một vấn đề lý thú mà còn có thể cung cấp những ý tưởng để tạo nên những vật liệu và quy trình mới”.

"Tự nhiên đã tìm thấy những giải pháp sáng tạo để giải quyết tất cả những vấn đề thuộc về khoa học và kỹ thuật vật liệu. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ đó”, Giáo sư Harding nói.

Cập nhật: 24/02/2016                                                                                    Theo VietNamNet

29 tháng 12 2016

Gà có trước. Vì khoa học tuyên bố rằng đã tìm ra một loại protein quyết định việc hình thành vỏ trứng nhưng chỉ tồn tại trong buồng trứngcủa mái.

30 tháng 12 2016

Từ lâu, câu hỏi “Gà có trước hay trứng có trước” đã gây ra nhiều tranh cãi, nhưng mới đây, các nhà khoa học đã khẳng định rằng họ đã có đáp án cho câu hỏi này

“Gà có trước hay trứng có trước” có lẽ là câu hỏi nổi tiếng nhất trong suốt chiều dài lịch sử hàng vạn năm qua, cho tới nay câu hỏi này vẫn khiến nhiều người tranh cãi. Mỗi người có một lý lẽ riêng để bảo vệ cho đáp án của mình, các nhà khoa học cũng vậy, họ đã đi tìm đáp án cho câu hỏi này bằng những công trình nghiên cứu công phu.

Các nhà khoa học đến từ hai trường đại học danh tiếng Sheffield và Warwick tại Anh quốc đã đưa ra câu trả lời chính thức: Gà có trước. Họ tuyên bố rằng đã tìm ra một loại protein quyết định việc hình thành vỏ trứng nhưng chỉ tồn tại trong buồng trứng của gà mái.

“Chúng tôi đã tim thấy một loại protein mới chỉ có trong buồng trứng gà mái. Điều đó có nghĩa là, quả trứng phải ở bên trong con gà trước khi nó xuất hiện ngoài thế giới, và trước khi nó sinh ra”, tiến sĩ Colin Freeman từ trường Đại học Sheffield cho biết.

Chất protein đặc biệt này có tên gọi ovocledidin-17 hay OC-17, có tác dụng như một loại chất xúc tác giúp đẩy nhanh quá trình phát triển của vỏ trứng. Vỏ trứng có tác dụng bảo vệ lòng đỏ trứng, giúp những con gà phát triển dần dần từ bên trong.

Để phát hiện ra chất này, các nhà khoa học đã sử dụng siêu máy tính HECToR giúp phóng to cấu tạo của quả trứng. HECToR thấy rằng OC-17 là một thành phần quyết định tạo ra vỏ trứng. OC-17 biến canxi cacbonat thành những tinh thể canxit, nguyên liệu không thể thiếu giúp tạo nên vỏ trứng.

Giáo sư John Harding, một thành viên nhóm nghiên cứu cũng từ Đại học Sheffield cho biết, canxit cũng được tìm thấy nhiều trong xương và trứng các động vật khác. Tuy nhiên, hàm lượng canxit trong gà mái cao hơn gấp nhiều lần. Trung bình cứ 24 giờ, mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gram canxit trong vỏ trứng.

Loại protein mới này không chỉ giúp trả lời câu hỏi “kinh điển” nhiều thế kỷ qua mà còn giúp các nhà khoa học có những ý tưởng mới về vật liệu hoặc công nghệ mới cho ngành xây dựng.

Cuối cùng, tiến sĩ Colin Freeman khẳng định: “Xét theo logic thì chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng gà có trước, bởi nếu không phải như vậy thì trứng đến từ đâu? Còn hiện tại, khoa học đã chứng minh rằng lập luận này vẫn chính xác bởi quả trứng được tạo ra bởi con gà”.

Đấy là ý kiến của mình mong mọi người góp ý

4 tháng 1 2017

Khoa học đã chứng minh gà có trước rồi

4 tháng 1 2017

chưng minh sao nói nghe thử

22 tháng 10 2016

vịt ra trước

20 tháng 9 2017

Mink nghĩ là vịt có trước

5 tháng 2 2017

-Con lạc đà sống ở sa mạc, hoang mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống.

Thông thường thì lạc đà đẻ 1 con.

Mang thai khoảng 12 tháng.

Nơi ở của lạc đà thường ở trong chuồng, hoặc trên sa mạc, hoặc ở trong các ốc đảo,...

Kích thước:+Lạc đà trưởng thành khoảng 1,85 m đến bướu ở vai và 2,15 m ở bướu.

+Lạc đà non khoảng 70 cm.

Tên khoa học là:Camelus.

-Con cừu sống ở vùng đồi núi, đồng bằng.

Cừu thường sinh khoảng 2 con.

Mang thai khoảng 7-10 tháng.

Nơi ở có thể ở mọi nơi.

Kích thước bằng khoảng 1 con chó.

Tên khoa học là:ovis aries.

7 tháng 12 2016

gianroiai giúp đi,tích cho

19 tháng 4 2016

+ Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thai được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp

20 tháng 4 2016

hiện tượng đẻ con có nhau thai tiến hóa hơn đẻ trứng vì

+đối với lớp thú chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai,nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai

+phôi được bảo vệ tốt hơn trong cơ thể mẹ,không bị ảnh hưởng xấu từ môi trường và không bị động vật khác ăn thịt

+sau khi đẻ con thì con non sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường ,khỏe mạnh

còn đẻ trứng thì:

+trứng không nở đều ,khi đẻ trứng thì phải có môi trường thích hợp thì trứng mới nở

+sau khi nở thì con non sẽ yếu ớt,và rất khó có thể chống chịu được những ảnh hưởng của môi trường

=> vì vậy ,hiện tượng đẻ con có nhau thai sẽ tiến hóa hơn hiện tượng đẻ trứng

24 tháng 4 2016

Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì: có bộ lông mao và có tuyến sữa.

24 tháng 4 2016

Bởi vì thú mỏ vịt nuôi con bằng sữa mẹ, còn thằn lằn bóng hoa không nuôi con bằng sữa mẹ

Chúc bạn học tốt!hihi

7 tháng 12 2021

1. cá chép

2. con chuột

3. Vịt

4. mèo

5. đà điểu

6. Sao la

=> animal

7 tháng 12 2021

1. cá chép

2. con chuột

3. rùa

4. mèo

5. đà điểu

6. đèo mẹ 

1 tháng 10 2016

Trùng kiết li:+ triệu chứng: -Bệnh nhân đi ngoài ,đau bông ,phân có lẫn máu và chất nhày.Do thành ruột bị tổn thương.

+hậu quả: 

Thủng ruột.

Xuất huyết tiêu hóa.

Lồng ruột.

Viêm loét đại tràng sau lỵ.

Viêm ruột thừa do amip.

Các biến chứng hiếm.

Trẻ  nhỏ rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn. Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ.

Có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây ápxe gan do amibe.

Trùng sốt rét: + Triệu chứng: Biểu hiện lâm sàng kinh điển của bệnh sốt rét bao gồm các cơn sốt điển hình trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt cao, vã mồ hôi. Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 đến 8 giờ, và ngoài cơn sốt bệnh nhân không có cảm giác bị bệnh. Ngoài ra có thể có các triệu chứng đi kèm khác như là: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…

+Hậu Quả: Ký sinh trùng sốt rét khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên những tổn thương như phá hủy hồng cầu, huyết tán làm giải phóng hemoglobine gây thiếu máu. Trong trường hợp sốt rét nặng, sốt rét ác tính, hồng cầu bị vỡ nhiều, kể cả hồng cầu không nhiễm ký sinh trùng nên có tình trạng huyết tán mạnh, làm vàng da, tế bào và mô thiếu oxy trầm trọng. Có sự rối loạn chuyển hóa do độc tố của ký sinh trùng sốt rét, rối loạn vi tuần hoàn trong các trường hợp nặng gây nên hậu của làm tế bào và mô thiếu oxy, thoái hóa, hoại tử, tại các tạng có phản ứng viêm. Những tổn thương của cơ thể có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào chủng loại ký sinh trùng bị nhiễm, tỷ lệ hồng cầu bị ký sinh trùng xâm nhập, sự tái phát, tái nhiễm bệnh liên tiếp, cơ địa người bệnh, tình trạng miễn dịch. CHÚC BẠN HỌC TỐT NHỚ CLICK ĐÚNG CHO MÌNH NHA