Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy- về tiết học đáng nhớ ấy. Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “ Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “ Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!” Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời.- Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ !Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc. Cô gượng cười bảo: “ Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ nệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
a) Bài học: Khi mình không hạnh phúc hay có chuyện buồn, thì đừng có đổ những đau đớn đó lên người khác. Mà hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm, xem cảm giác đó có đau hay không. Một người chỉ vì lợi ích của bản thân mình, chỉ nghĩ đến việc làm sao để thỏa mãn nhu cầu của bản thân thì tất cả mọi việc người đó làm đều là sai lầm, không được mọi người tán dương, mà còn bị khinh ghét, coi thường.
b) Qua câu chuyện, em mới hiểu được rằng, cuộc sống thật sự có rất nhiều chông gai, cạm bẫy mà chúng ta không thể nào ngờ đến. Không ai muốn điều xấu sẽ xảy đến với mình, con người muốn thành công thì chắc chắn phải vượt qua mọi thử thách gian khó đó. Và để trưởng thành hơn, chúng ta phải tìm cách vượt lên sự sợ hãi của bản thân, cũng như tìm cho mình con đường đúng đắn nhất để đi qua chướng ngại vật đó. Chúng ta cũng không nên cho đi sự bất hạnh đó dù là vô tình hay cố tình. Nó chỉ khiến cho chúng ta càng thêm đau đớn, khó khăn mà thôi, không giải quyết được những nhu cầu của bản thân mình. Một người mà lúc nào cũng ích kỉ, luôn nghĩ cho bản thân mà không nghĩ đến cảm nhận của người khác, thì người đó đã thật sự dẫn dắt mình vào một con đương u ám, đen tối nhất. Ở nơi đó thật sự tăm tối, không có lối thoát. Chúng ta hãy thử một lần đặt mình vào hoàn cảnh của người mình đã cho đi sự bất hạnh. Rồi hãy nhìn nhận một cách chân thực nhất về những gì mình đã làm, cũng như để thấu hiểu, chia sẻ và thông cảm hơn. Chúng ta sẽ thấy rằng nó thật sự rất đau, và không ai muốn đón nhận lấy điều đó.Chúng ta đang nhìn đời, nhìn cuộc sống qua lăng kính loang lổ vệt màu của cảm xúc, bám dày đặc lớp bụi bặm của thành kiến, thương đau. Chúng ta trở nên bực nhọc, phán xét trước những gì mình tự cho là " Lỗi lầm của người khác". Chưa bao giờ chúng ta nhìn lại những việc mình đã làm, luôn cho rằng việc mình làm là đúng, mà không bao giờ nhìn rõ những hậu quả mà việc đó sẽ gây ra, cũng như luôn đổ hết trách nhiệm cho người khác mặc dù mình là người làm sai. Hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm và sửa chữa nó. Phải biết nhìn nhận lại cuộc sống, không nên mang đến khổ đau cho người khác, bạn sẽ thấy bạn sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì mình được sống, được sống hết mình với tuổi trẻ. Còn nếu như là hạnh phúc, hãy biết chia sẻ những hạnh phúc đó cho người kém may mắn hơn mình. Để niềm vui được lan tỏa khắp mọi nơi, ai cũng vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Không nên giữ lấy món quà vô giá đó cho riêng mình, hãy lan tỏa nó đến tất cả mọi người. Rồi bạn sẽ nhận được nhiều hạnh phúc, niềm vui hơn là bạn đã tưởng tượng. Cho đi hạnh phúc, không phải mất mà là để nhận về nhiều hơn. Đừng nên quá ích kỉ, mà quên đi người khác. Nó chỉ khiến cho bạn thêm đau đớn mà thôi, và mất đi sự hạnh phúc. Các bạn ơi! Hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh nói để hiểu hơn, thấu hiểu hơn, yêu hơn và tránh gây ra những tổn thương không đáng có. Hãy biết tự nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa nó.
Chúc bn học tốt !!!!!
Qua những văn bản em tạo lập trong các tiết Tập làm văn.
- Khi tạo lập các văn bản ấy, điều em muốn nói thật sự cần thiết
- Khi kể chuyện, miêu tả, bày tỏ nguyện vọng em xưng hô “em”, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu đề bài đưa ra
- Em thường lập dàn ý khi làm văn. Theo em, khi xác lập bố cục bài văn sẽ có trình tự hợp lý, rõ ràng giữa các phần
- Sau khi làm văn em thường dành ra 10 phút đọc và kiểm tra lại, điều này giúp em hạn chế lỗi sai, thiếu ý trong quá trình làm