Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)Vui vẻ><buồn bã; csc:là tính từ
quen><lạ;csc:động từ
b)chết><sống; Csc;động từ/ Vinh><nhục:csc là tính từ
c)sáng><tối; CSC:tính từ
1.Điền từ trái nghĩa thích hợp và giải thích ý nghĩa các câu đó :
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi.no..
b) Chết.vinh..còn hơn sống nhục
c) Xét mình công ít tội..nhiều.
d) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại.cười..
e) Nói thì.dễ..làm thì khó
g) Trước lạ sau.quen..
2.Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau và cho biết hiệu quả diễn đạt của các từ đồng nghĩa đó :
a. Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
b. Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không !
1.Điền từ trái nghĩa thích hợp và giải thích ý nghĩa các câu đó :
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi no
b) Chết vinh còn hơn sống nhục
c) Xét mình công ít tội nhiều
d) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
e) Nói thì dễ làm thì khó
g) Trước lạ sau quen
2.Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau và cho biết hiệu quả diễn đạt của các từ đồng nghĩa đó :
a. Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
b. Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không !
c. - "Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền".
- "Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng".
a. + b
- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên.
=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...
- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.
=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.
=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục.
.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".
“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:
" Tốt gỗ , xấu nước sơn.
Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho sự diễn đạt sinh động hơn
có ý nghĩa : chết trong vinh quang còn hơn sống trong nhục nhã
Có 2 cặp từ trái nghĩa: Sống-chết, trong-đục
Tác dụng: Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, chết trong còn hơn sống đục, câu tục ngữ này mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, sống vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải ...
a)*trông mong:mong đợi và hi vọng
*tìm kiếm:ìm cho thấy, cho có được (nói khái quát)
*giảng dạy:giảng để truyền thụ tri thức (nói khái quát)
b)*buồn vui:cảm xúc con người có được khi bị kích thíc
*ngày đêm:như đêm ngày
*sống chết:sống hay chết, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thế nào chăng nữa
Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.
Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.
Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.
Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.
Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.
Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-cai-net-danh-chet-cai-dep-46168n.aspx
"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.
Bài làm
Câu 1:
a) Tên văn bản trên là văn bản " Bạn đến chơi nhà "
b) Bài thơ thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.
c) Cụm từ " ta với ta " trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " nhằm chỉ chủ nhà và khách, chúng ta không thể phân biệt được đâu là chủ nhà, đâu là khách
=> Thể hiện tình bạn rất thắm thiết, sâu sắc, có thể vượt lên tất cả mọi của cải, cật chất bên ngoài.
d) Theo em, câu " Đầu trò tiếp khách trầu không có" hay hơn. Vì, dân gian đã có câu " Miếng trầu là đầu câu truyện ", nên muốn mở đầu câu chuyện thì ít nhất phải có trầu, nhưng kể cả trầu không có nhưng tác giả vẫn giữ được tình bạn đẹp. Còn câu " Trầu buồn một nỗi cau không có " , chỉ sự buồn rầu, nỗi buồn chỉ có một mình là trầu nhưng không có cau.
Câu 2:
Bài làm
Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời. Những vui buồn ngày ấy là những kỉ niệm tươi đẹp nhất trong đời tôi.
Ngày còn nhỏ, thấy các bạn thành thị xúng xính cặp sách, quần áo, đồ chơi đẹp, tôi thấy mình và những đứa trẻ vùng quê sao mà thiệt thòi thế. Chúng tôi chỉ có những bộ quần áo mới khi tết đến, đồ chơi cũng rất ít chủ yếu là những món vụn vặt mà chúng tôi nhặt được. Khi đủ khôn lớn tôi chợt thấy mình may mắn khi chúng tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, nơi tôi có thể thỏa thích thả những cánh diều mơ ước. Tôi gửi những niềm vui nỗi buồn của mình trên những cánh đồng lúa bát ngát, hòa vào dòng nước mát rượi của dòng sông và lẫn bên trong từng trận cười giòn tan hay những giọt nước mắt của cô bé dỗi hờn. Ngày ấy, có một cô bé háo hức đợi cơn mưa đầu mùa để rủ đám bạn trong xóm chơi trò tạt nước, rồi theo những con kênh rạch cạn suốt ngày nắng hè để tìm những chú cá rô lên bờ. Niềm vui bắt được những chú cá vượt cạn, những con ốc, con cua đầy giỏ mà tôi cứ ngỡ như niềm vui của nàng Tấm khi nghĩ về chiếc yếm đào. Lũ trẻ đồng quê chúng tôi chẳng sợ bùn lầy cũng không ngại mưa gió như những đứa trẻ thành thị bây giờ. Có khi cả ngày lặn lội dưới ao xúc từng con tép hoặc những ngày nắng đầu trần đi câu cá mà vẫn không hề bị cảm. Chúng tôi giống nhau ở màu da sạm nắng và mái tóc cháy vàng, đôi chân trần vững chải duy chỉ có mỗi nụ cười vẫn hiện hữu trong đôi mắt.Rồi những nỗi buồn bất chợt khiến tôi bao lần bật khóc. Đó là ngày cô bạn thân sát nhà chuyển sang lớp khác, chẳng còn ngồi chung bàn với tôi dù chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi ngày sau giờ đi học. Cô bạn ấy là cả một miền kí ức với tôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên, cùng nhau xây ngôi nhà mơ ước dưới gốc me, gốc khế. Cùng nhau đi qua những tháng năm buồn vui của tuổi thơ và cùng hẹn ước mai sau lớn lên vẫn là những người bạn tốt. Hay những lần chơi trò rượt đuổi mải chẳng bắt được ai, cô bé hay hờn dỗi ấy đã khóc một mình bên đống rơm khô khiến cả đám bạn phải năn nỉ, chọc cười. Nỗi buồn của tuổi thơ tôi cũng có lúc vỡ òa trong thương nhớ. Đó là lần mẹ tôi về quê ngoại phụ ngoại thu hoạch vườn cây suốt một tháng trời. Tôi đếm từng ngày, mong từng đêm có khi còn mơ thấy mẹ về mang rất nhiều đồ chơi cho tôi. Nhưng những nỗi buồn ấy chẳng khác gì những bong bóng nước, nó dễ xuất hiện theo mỗi cơn mưa và cũng dễ tan vỡ đi trong phút chốc. Không giống như người lớn, những đứa trẻ chúng tôi sẽ cười thật to thật vui khi hạnh phúc và khóc òa khi buồn phiền. Chúng tôi chẳng biết gặm nhắm nỗi buồn vì ngày mai lại là một ngày mới.
Dù hôm nay tôi đã xa quê hương, xa những buồn vui tuổi thơ nhưng kí ức ấy vẫn nằm yên trong một góc tâm hồn. Mỗi khi gặp chuyện gì không vui tôi cố gắng nhớ lại những nụ cười đã mất và an ủi bản thân rồi sẽ vượt qua. Kí ức tuổi thơ dù vui hay buồn vẫn rất quan trọng trong đời mỗi con người, vì thế hãy để những đứa trẻ của chúng ta hôm nay được tự do trong vùng trời của ước mơ riêng chúng.
# Chúc bạn học tốt #
a, chúng đều có ý nghĩa tương đồng với nhau
b, chúng có ý nghĩa liên quan đến nhau ( gần giống như cách so sánh trên )
c, chúng có ý nghĩa trái ngược nhau
a, Chết vinh còn hơn sống đục.
b, Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
c, Trước lạ sau quen.
a) Chết trong còn hơn sống đục
b) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
c)Trước lạ sau quen