Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án D
Chính sách “dùng người Việt đánh Việt", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” được thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam vào thời điểm sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, khi Pháp thất bại trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” và buộc phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta.
Đáp án B
Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là lực lượng quân đội nòng cốt. Ở các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp, lực lượng quân viễn chính Pháp luôn giữ vai trò nòng cốt. Còn ở chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chính. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về tính chất chiến tranh - một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, còn một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
Đáp án D
Chiến lược “chiến tranh cục bộ” được đề ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, không thể tiếp tục tự đứng vững trước các cuộc tấn công của quân Giải phóng. Vì thế Mĩ buộc phải đưa quân viễn chinh của mình vào miền Nam để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Do đó đây được coi là một hình thức đặc biệt của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo cơ sở căn bản và quyết định đi đến việc kí kết Hiệp định Gionevo về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Có thể thấy mặt trận quân sự và ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ. Thắng lợi về quân sự là điều kiện, bàn đạp để đi đến thắng lợi về ngoại giao. Thắng lợi về ngoại giao giúp khẳng định giá trị, vai trò của thắng lợi về quân sự.
Đáp án C
Ngày 6-6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam. Vừa ra đời, Chính phủ Cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhân, trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Đây là thắng lợi chính trị quan trọng, mở đầu cho giai đoạn chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Đáp án B
Điểm khác nhau cơ bản giữa chính sách thực dân mới của Mĩ so với chính sách thực dân cũ của Pháp ở Việt Nam là về cách thức cai trị.
- Pháp là cai trị trực tiếp (chủ nghĩa thực dân cũ), còn Mĩ là cai trị gián tiếp thông qua hệ thống chính quyền tay sai (chính quyền Sài Gòn).
- Ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.