K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn: HÓA Lần 3 – Đề 1

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề có: 02 trang

 

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu – 3,0 điểm)

Học sinh điền đáp án đúng vào khung trả lời trắc nghiệm bên dưới

Câu

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

Đáp án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1: Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất:

A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra.

B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới.

C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì oxi   

 

A. rất ít tan trong nước.                                         B. nhẹ hơn không khí.

C. nhẹ hơn nước.                                                   D. nặng hơn không khí.

Câu 3: Dãy có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước là

A. SO2, Al2O3, HgO, K2O.                                      B. SO3, Na2O, CaO, P2O5.

C. ZnO, CO2, SiO2, PbO.                                       D. SO3, CaO, CuO, Fe2O3.

Câu 4: Một oxit trong đó cứ 12 phần khối lượng lưu huỳnh thì có 18 phần khối lượng oxi. Công thức hoá học của oxit là:

A. SO2.                            B. S2O.                             C. S2O3.                           D. SO3.

Câu 5: Cho các nhận định sau:

(1) Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

(2) Phản ứng:  2Fe(OH)2 + ½O2 + H2O 2Fe(OH)3 là phản ứng hóa hợp.

(3) Sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu là hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi.

(4) Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng gọi là sự cháy.

(5) Khí oxi ở điều kiện nhiệt độ thích hợp tác dụng được với Cu, Fe, N2, Cl2, Au, CH4.

Số nhận định đúng là

A. 5.                                 B. 2.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 6: Cho các phản ứng hóa học sau:

                          

                  

                       

Các phản ứng thuộc loại phản ứng phân hủy là

A. (3), (4), (6).                 B. (2), (4), (5).                  C. (1), (2), (4).                 D. (1), (2), (3).

Câu 7: Hợp chất thuộc loại oxit là

A. Na2O.                          B. NaCl.                           C. NaNO3.                       D. NaOH.

Câu 8: Đốt cháy quặng kẽm sunfua (ZnS), chất này tác dụng với oxi tạo thành kẽm oxit và khí sunfurơ. Cho 19,4 gam ZnS tác dụng với 8,96 lít khí oxi (đktc), thu được V lít (đktc) khí sunfurơ. Giá trị của V là

A. 5,60.                            B. 3,36.                            C. 4,48.                            D. 6,72.

Câu 9: Nếu lấy cùng số mol các chất KClO3, AgNO3, KNO3, KMnO4. Để thu được thể tích oxi nhiều nhất (ở đktc) thì phải nhiệt phân:

A. KMnO4.                      B. KNO3.                         C. KClO3.                        D. AgNO3.

Câu 10: Không khí là một hỗn hợp khí có tỉ lệ theo thể tích của các khí lần lượt là

A. 12% N2, 88% O2, 1% các khí khác.                   B. 78% N2, 21% O2, 1% các khí khác.

C. 21% N2, 78% O2, 1% các khí khác.                   D. 87% N2, 21% O2, 1% các khí khác.

Câu 11: Công thức phân tử của oxit và tên tương ứng của nó trong trường hợp nào sau đây không chính xác?

A. SO3 (lưu huỳnh trioxit).                                    B. SiO2 (silic đioxit).

C. Na2O (natri oxit).                                                D. FeO (sắt oxit).

Câu 12: Trong công nghiệp, khí oxi được điều chế từ

A. KMnO4 hoặc KClO3.                                         B. Không khí hoặc KMnO4.

C. KMnO4 hoặc KNO3.                                          D. Không khí hoặc nước.

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Nhận biết các chất bột sau bằng phương pháp hóa học: CaO, Na2O, SiO2.

Câu 2: (3,0 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

 

Câu 3: (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 24kg than đá (thành phần chính của than đá là cacbon) có chứa 0,5% tạp chất lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thể tích các khí cacbonic (CO2) và khí sunfurơ (SO2) tạo thành (ở đktc).

Câu 4: (1,5 điểm) Cho 6,2 gam photpho trong bình đựng  33,6 lít khí oxi (ở đktc), đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất bột A.

a) Tính khối lượng của A?

b) Hòa tan A vào nước được axit tương ứng. Tính khối lượng axit tạo thành?

 

----------- HẾT ----------

0
1. Viết PTHH biểu diễn sự cháy trong oxi của các chất sau: Cac bon, nhôm, magie, me tan. Hãy gọi tên các sản phẩm đó.2. Cân bằng các phản ứng hoá học sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng phân huỷ, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp?a. FeCl2 + Cl2 FeCl3.b. CuO + H2 Cu + H2O.c. KNO3 KNO2 + O2.d. Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O.e. CH4 + O2 CO2 + H2O.3. Tính khối lượng KClO3 đã bị nhiệt phân, biết rằng thể tích khí oxi thu...
Đọc tiếp

1. Viết PTHH biểu diễn sự cháy trong oxi của các chất sau: Cac bon, nhôm, magie, me tan. Hãy gọi tên các sản phẩm đó.

2. Cân bằng các phản ứng hoá học sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng phân huỷ, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp?

a. FeCl2 + Cl2 FeCl3.

b. CuO + H2 Cu + H2O.

c. KNO3 KNO2 + O2.

d. Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O.

e. CH4 + O2 CO2 + H2O.

3. Tính khối lượng KClO3 đã bị nhiệt phân, biết rằng thể tích khí oxi thu được sau phản ứng (đktc) là 3,36 lit.

4. Đốt cháy hoàn toàn 3,1gam Photpho trong không khí tạo thành điphotpho pentaoxit.

a. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng điphotphopentaoxit được tạo thành.

c. Tính thể tích không khí (ở đktc) cần dùng.

5. Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 1,12 lit oxi ở đktc, sau phản ứng người ta thu được 0,896 lit khí SO2.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra?

b. Tính khối lượng S đã cháy ?

c. Tính khối lượng O2 còn dư sau phản ứng

0
13 tháng 12 2018

Bài 1:a, \(2Zn +O_2\rightarrow2ZnO\)

b, Số nguyên tử Zn : Số phân tử O: Số phân tử ZnO = 2:1:2

13 tháng 12 2018

2. a, \(2C_2H_2+5O_2\rightarrow4CO_2+2H_2O\)

a,Số phân tử axetilen : Số phân tử oxi = 2:5

Số phân tử axetilen : Số phân tử cacbon đioxit = 2:4

 

các bạn giúp mình với, cảm ơn trước, mink cam kết sẽ tick cho,mik cần gấp. MÔN HÓA NHA1.một bình cầu trong đó đựng bột Mg và không khí được đậy nút kín. Đun nóng bình cầu một thời gian cho phản ứng hóa học xảy ra. hỏi khối lượng bình thay đổi như thế nào?a.tăngb.giảmc.không thay đổid.không thể biết được2.trong phản ứng hóa học, chất xúc tác:a.bị biến đổi thành chất khácb. có...
Đọc tiếp

các bạn giúp mình với, cảm ơn trước, mink cam kết sẽ tick cho,mik cần gấp. MÔN HÓA NHA

1.một bình cầu trong đó đựng bột Mg và không khí được đậy nút kín. Đun nóng bình cầu một thời gian cho phản ứng hóa học xảy ra. hỏi khối lượng bình thay đổi như thế nào?

a.tăng

b.giảm

c.không thay đổi

d.không thể biết được

2.trong phản ứng hóa học, chất xúc tác:

a.bị biến đổi thành chất khác

b. có khối lượng tăng lên

c.có khối lượng không đổi

d.có khối lượng giảm đi

3.để phản ứng hóa học xảy ra thì điều kiện tối thiểu cần phải có là:

a.các chất tham gia phải tiếp xúc với nhau

b.cần đun nóng đến một nhiệt độ nhất định

c.cần có chất xúc tác

d.các chất sản phẩm phải tiếp xúc với nhau

4.cho sơ đồ phản ứng: Al(OH)3 ===> Al2Cl3 +H2O. Nếu đem nhiệt phân 1000000 phân tử Al(OH)3 thì số phân tử Al2O3 thu được là bao nhiêu?

a.1000000pt

b.2000000pt

c.500000pt

d.3000000pt

5.để nhận biết hai chất khí cacbonic và khí nitơ ta có thể làm như thế nào:

a.đưa que đóm vào hai khí

b.dẫn hai khí qua nước vôi trong

c.dẫn hai khí qua nước

d.dẫn hai khí qua nước muối

6.để nhận biết hai chất khí oxi và khí nitơ ta có thể làm như thế nào:

a.đưa que đóm vào hai khí

b.dẫn hai khí qua nước vôi trong

c.dẫn hai khí qua nước

d.dẫn hai khí qua nước muối

7.đốt cháy hết a gam Mg bằng khí oxi thu được b gam MgO. Hãy chọn kết quả đúng là:

a.a=b

b.a>b

c.a<b

d.chưa xác định được

8.đá vôi(có thành phần chính là CaCo3). khi nung 160kg đá vôi thì thấy thu được 56kg vôi sống (CaO)và 44kg khi CO2 thoát ra. tỉ lệ CaCO3 có trong mẫu đá vôi sống thu được là:

a.20%

b.50%

c.80%

d.62,5%

9.một mẫu đá vôi(có thành phần chính là CaCO3)và 20% tạp chất không phản ứng. khi nung 250kg đá vôi trên thấy thu được vôi sống thoát ra 88kg khí CO2. khối lượng vôi sống thu được là:

a.56kg

b.112kg

c.162kg

d.50kg

10.lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a.Fe2O3+CO==>Fe+CO2

b.Fe(OH)3+H2SO4==>Fe2(SO4)3+H2O

c.FeS2+O2==>SO2+Fe2O3

d.FexOy+H2==>Fe+H2O

2
25 tháng 11 2018

các bạn nhanh lên nha, mink k cho. biết câu nào trả lời câu đó cũng được

31 tháng 10 2019

1a hết

****

khử hoàn toàn 24 g hoá học CuO và oxit sắt bằng hidro dư đun nóng .sau phản ứng thu được 1,76 g chất rắn . hoà tan chất rắn vừa thu được bằng dung dịch axit HCl dư.khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 l khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn

a)xác định công thức phân tử oxit sắt

31 tháng 1 2019

2

 nCO2 = 6,72/22,4=0,3 mol

=> nC = 0,3 mol
nH2O= 7,2/18=0,4 mol
=> nH= 0,4.2=0,8 mol
=> nC : nH = 0,3 : 0,8 = 3 : 8
=> CTĐG của hợp chất hữu cơ là (C3H8)n
Ta có: M CxHy= 1,517 x 29 = 44 (g/mol)
=>. 44n = 44 => n=1
CTHH của hợp chất hữu cơ là C3H8