Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sao không tham khảo mạng bỏ bớt đi ít từ thêm nhiều từ khác rồi sáng tạo
Gợi ý
Em đồng tình một phần với ý kiến trên bởi:
- Chúng ta không ít nhất bắt gặp hình ảnh trong cuộc hẹn trong gia đình mà mọi thành viên đều sử dụng điện thoại không ai nói gì với nhau. Họ lẳng lặng lướt web, chụp ảnh mà không mở lời nói với nhau câu nào.
- Mỗi người cầm 1 chiếc điện thoại không quan tâm đến thứ xung quanh khiến liên kết giữa các thành viên
- Song đối với một vài người xa gia đình, điện thoại trở thành công cụ kết nối khoảng cách xua tan nỗi nhớ gia đình cho họ.
=> Bài học do cá nhân bạn rút ra
Từ nhỏ, chắc hẳn bạn đã luôn luôn sống trong cuộc sống của những câu chuyện cổ tích mà bà, mà mẹ mang đến. Mỗi câu chuyện đều mang đến cho chúng ta những điều thú vị về cuộc sống, nhưng cuộc sống đó lại màu hồng. Còn thực tế thì không phải vậy, nên giới trẻ ngày nay cần phải sống trải nghiệm chứ không phải chỉ sống trên sách vở.
Lối sống trải nghiệm là lối sống mà chúng ta tự mình có thể tìm hiểu bằng kinh nghiệm của bản thân. Và đặc biệt hơn là bạn có thể tích lũy những kinh nghiệm, những kiến thức và vốn sống cần có để hát triển bản thân.
Bạn đừng bao giờ coi thường lối sống trải nghiệm này. Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Từ những trải nghiệm của bản thân bạn có thể đưa ra những quan điểm, ý kiến đúng đắn mà không hề sợ nó không phù hợp. Và chúng ta sẽ biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
Nếu nói về trải nghiệm ví dụ điển hình nhất không ai khác chính là Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta. Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, làm nhiều việc, đi nhiều nước để có những trải nghiệm cho bản thân. Và Bác tìm ra con đường đúng đắn để chèo lái con thuyền độc lập tự do.
Nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo.
Vậy nên chúng ta cần tích cực sống trải nghiệm và trau dồi nó. Hãy tự tin đừng ngại gì hết. Hãy chơi một trò chơi mới, một môn thể thao mới hay làm những điều mình thích. Hãy sống với lối sống trải nghiệm này để học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ hơn nhé.
Tham khảo
Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp đang chìm nổi ở ngoài kia.
Tham khảo:
Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.
Hiện nay là trạng ngữ. Tác dụng là bổ sung ý nghĩa cho cụm chủ vị đằng trước, cụ thể là nói rõ ra thời gian
cắt đề bài với cả thêm 1 câu là ra mà
công nghệ ngày càng phát triển mọi người bị cuốn vào những ứng dụng mạng xã hội như facebook,tiktok,..công nghệ khiến các thành viên trong gia đình trở nên ''gần mà xa''. vậy mạng xã hội là gì và tại sao các thành viên trong gia đình trở nên như vậy
sau đó thì giải thích r viết tiếp ( mở bài t toàn làm v )
Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như: Ipad, Smartphone, tivi, máy tính, ... Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ đã sử dụng thành thạo iphone, ipad, ... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Một câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh: "Trẻ em tiếp xúc với công nghệ: Nên hay Không nên?". Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé!
Thứ nhất, chúng ta hãy cùng bàn đến lợi ích và tác hại của các thiết bị công nghệ:
1. Lợi ích
Công nghệ ngày nay tiến bộ rất nhiều xuất phát từ những thành công trong nghiên cứu khoa học – kỹ thuật giúp cho các thế hệ trẻ ngày một tiếp cận với những thành tựu công nghệ.
Những sản phẩm công nghệ cao ngày nay như smartphone, laptop thế hệ mới với nhiều tính năng vượt trội, các nguồn thông tin, các kiến thức từ các trang web công nghệ trên Internet, …luôn tạo ra sự phấn khích tò mò cho trẻ, từ đó làm tiền đề cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn cho trẻ trong quá trình học tập. Vì thế mà hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị công nghệ với những ứng dụng học tập bổ ích và thú vị giúp trẻ tiếp thu bài một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều trường tiểu học và mầm non trên thế giới đã sử dụng iPad như một phần của chương trình giảng dạy, tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do vậy, công nghệ phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả của ngành giáo dục hơn.
2. Tác hại
- Ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách:
Các bé thường hay bị thu hút sự chú ý bởi các thiết bị công nghệ nên cha mẹ Việt thường hay có thói quen cho con cái sử dụng máy tính, điện thoại hoặc ipad để con đỡ đòi hỏi và ngoan ngoãn nghe lời hơn. Thế nhưng, việc này lại gây ảnh hưởng xấu cho bé vì mỗi lần các con "ăn vạ" thì mẹ lại lấy smartphone để dỗ dành con. Khi đó trẻ sẽ sinh ra tâm lí thích đòi hỏi và các con sẽ luôn nghĩ rằng chỉ cần cứ giận dữ là bố mẹ sẽ cho sử dụng điện thoại.
Bên cạnh đó, nếu bố mẹ cho con dùng đồ công nghệ quá thường xuyên sẽ khiến bé sinh ra một tâm lí “gây nghiện” khó bỏ. Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều trò chơi bạo lực, nội dung thiếu lành mạnh cho trẻ tính cách nóng nảy và khiến các bé dễ dàng bắt chước theo, ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của bé.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe:
Khi trẻ dành nhiều thời gian chơi video game, sử dụng máy tính liên tục, không vận động thể thao sẽ dẫn đến tình trạng:
+ Ngày càng lì hơn khi ngồi hàng giờ trước các sản phẩm công nghệ
+ Giảm khả năng linh hoạt của tay: bé sẽ chỉ tập trung vào ngón trỏ và cái để lướt web, do vậy mà các ngón khác sẽ không hoạt động đều
+ Nguy cơ béo phì, khó ngủ, trầm cảm sẽ ngày càng tăng cao hơn do ngồi lì một chỗ, lười vận động, sức khỏe của bé sẽ bị giảm sút một cách nhanh chóng.
+ Giảm thị lực khi trẻ xem phim, chơi điện tử trên điện thoại, ipad…
- Ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ:
Việc phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ sẽ khiến trẻ không dành thời gian trò chuyện, tương tác với mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến việc bé ngại giao tiếp, thiếu tự tin, phản xạ kém, khó khăn trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp thông thường.
Thứ hai, chúng ta hãy cùng đưa ra các giải pháp khắc phục:
Công nghệ đã cung cấp nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng công nghệ mang lại một số tiêu cực không mong muốn mà chính người lớn chúng ta cần giám sát, giải thích cặn kẽ để giúp trẻ có cái nhìn tốt hơn và định hướng tới những mặt tốt hơn trong cuộc sống.
1. Cần xác định được thời gian cho trẻ dùng thiết bị công nghệ mỗi ngày: Một ngày không quá 2 tiếng. Bên cạnh đó, cần phân bổ thời gian hợp lý đến giấc ngủ, các hoạt động học tập, ăn uống và tập thể dục…của trẻ!
2. Đừng cấm mà hãy đưa ra những lựa chọn: Hãy cho trẻ xem nhưng sau đó bạn có thể cho trẻ đi chơi thể thao, chơi đồ chơi thông minh, đọc sách …và chính những niềm vui đó sẽ cho bé thấy được niềm đam mê khác để có thể thay thế được!
3. Hãy thay đổi chính mình: Bố mẹ hãy là tấm gương cho con và từ đó trẻ sẽ luyện tập cho mình những thói quen tốt hơn khi ở cùng gia đình! Ngoài việc đi làm, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chơi cùng con, lắng nghe, chia sẻ, đưa con ra ngoài để tạo cơ hội khám phá thế giới xung quanh, biết thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích giúp con giảm bớt thời gian sử dụng các sản phẩm công nghệ. Bên cạnh việc phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các thiết bị công nghệ, thì việc đọc sách cùng con, hoặc giúp con tiếp cận với các sản phẩm đồ chơi thông minh cũng đang là sự lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.
Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm.
nhỏ N.P.Đ.phong chép mạng