K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.   “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp ; từ khi có người...
Đọc tiếp

* Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

   “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.”

(Trích Ngữ văn 7 – tập 2)

1.      Phần văn bản trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

2.      Nêu nội dung chính của đoạn văn?

3.      Viết đoạn văn ngắn(7-10 câu)  trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”

1
7 tháng 5 2022

1. văn bản trên trích trong tác phẩm ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh. PTBĐ chính là Nghị luận

2. công dụng của văn chương

3. Tham khảo: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương....luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, có những tình cảm, cảm xúc sẵn có trong mỗi người nhưng nhờ có văn chương mà nó trở nên sâu sắc hơn. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống và phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.

24 tháng 4 2021

Văn chương chính là bức tranh đời sống sinh hoạt hàng ngày. Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có" như: sự mất mát khi thiếu tình thương cha mẹ, sự cực khổ khi bị người đời chèn ép,... Ngoài ra, văn chương còn "luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Thật vậy, qua văn bản "Bức tranh của em gái tôi", ta cảm nhận được tình yêu thương, tấm lòng bao dung của người em gái đối với anh trai của mình. Đối với những người yêu thiên nhiên, yêu môi trường, khi đọc văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ", chúng ta có thể hiểu và cảm thông với họ. Họ gắn liền với thiên nhiên nhưng chính cái mà họ yêu quý lại bị những người da trắng phá hủy. Ngoài ra, tác phẩm "Cổng trường mở ra" của luyện cho ta những thứ tình cảm mà ta đã có sẵn. Tâm trạng của người mẹ và sự khấp khởi, hào hứng của đứa con vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Quả thật, văn chương luyện cho ta những thứ tình cảm ta sẵn có.

*Tick nha, bài này mình làm trên lớp rồi nên chắc lắm!

TK

7 tháng 5 2022

ăn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.

10 tháng 3 2022

Đây cũng là mạng đó

7 tháng 3 2018

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.

Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.

Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.

Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.

Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.

Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.

Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

9 tháng 3 2020

- Hoài Thanh khẳng định: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi dậy những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm.
- Ông còn khẳng định: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
Như thế nào là một tình bạn đẹp?Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân. Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ...
Đọc tiếp

Như thế nào là một tình bạn đẹp?

Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân.

 

Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ là một tình bạn đẹp với bạn! Có thể có mà cũng có thể không. Vì khi ta đã gọi một ai đó là "bạn thân" thì hẳn người đó phải đem lại cho ta một cảm giác bình an và an toàn nào đó để ta có thể dễ dàng chia sẻ những buồn vui, những bí mật trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi hai chữ "bạn thân" được dùng sai nghĩa hoặc gọi quá sớm đối với một tình bạn vừa mới chớm nở. Khi người bạn kia còn dấu ta nhiều điều, khi người bạn ấy còn chưa thực sự mở lòng sẻ chia với ta và khi ta chưa thực sự hiểu họ thì ta với họ chỉ dừng lại ở mức độ bạn bè thông thường mà thôi. Còn "bạn thân" ư, có lẽ nên để thời gian chứng nhận...

 

Những người bạn lâu năm có phải đã cho ra những tình bạn đẹp không? Tình bạn của ba tôi với bạn của ông đã có từ cách đây 30 năm trước, từ khi hai người còn là hai cậu thanh niên trẻ và độc thân. Và khi hai người đã cách xa nhau gần ngàn cây số, tình bạn ấy vẫn luôn tồn tại và bền chặt thông qua những cuộc gọi qua điện thoại hoặc skyber, hay những tin nhắn chúc mừng những ngày trọng đại trong cuộc đời hai người. Ba tôi từng nói với tôi rằng: "Cuộc đời ba có được người bạn như bác ấy thực sự là điều quý giá đáng trân trọng". Có lẽ với ba, đó thực sự là một tình bạn đẹp!

 

Tình bạn đẹp có chớm nở với những người bạn mới quen hay không! Đã rất nhiều lần tôi cho là có. Khi tôi trao hết những thứ được coi là bí mật, quý giá nhất của mình cho những người bạn mới quen hoặc mới gọi nhau là bạn. Bởi tôi nghĩ, một khi ta mở rộng tấm lòng thì người kia cũng sẽ nhiệt tình cởi mở với ta, và dù hai bên có những bất đồng, những tính cách khác nhau thì chỉ cần cùng nhau giải quyết, tất cả sẽ trở thành bình thường. Thế nhưng hình như tôi đã nhầm, một vài người không như tôi nghĩ, họ khép kín bản thân như những con hến, khó có thể bậy nắp nó ra bởi sự cởi mở và chân thành. Và nếu họ có cởi mở với ta thì đó cũng chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm, họ coi đó là một thứ có thể dễ dàng tạo mối quan hệ và xa hơn, xấu hơn là lợi dụng ta.

Vai trò của ta trong mối quan hệ tình bạn là gì?

Tôi rất thích thuyết "Chính Danh" của Nhà Nho, nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc thời Chiến Quốc - Khổng Tử. Ông đã cho rằng, mỗi người khi sinh ra trên cõi đời này đều mang một cái "danh" nhất định, và ta phải làm tròn tốt bổn phận với cái "danh" ấy. Hiển nhiên, trong tình bạn, mỗi người sẽ có một "danh phận" nhất định tạo nên một tập thể vững mạnh. Trong tình bạn giữa hai người, đó là sự phối hợp tung hứng giữa cả hai, khi người kia bực bội, người này cần hiểu được tính cách người kia để làm dịu đi cơn bực bội ấy, và thế là mối quan hệ trở nên êm thấm. Tất nhiên cũng tùy trường hợp người bạn của ta đang bực chuyện gì đã. Còn trong tình bạn của hơn hai người, hiển nhiên sẽ là tập hợp những cá thể có nhiều điểm khác nhau về tính cách, mỗi người cần chọn cho mình một chỗ đứng nhất định trong nhóm. Ví dụ như tôi chọn cho mình một chỗ đứng im lặng trong nhóm, tôi im lặng với những gì nhóm tranh luận, bất đồng hay thảo luận, còn bạn của tôi, bạn ý chọn cho mình một chỗ đứng nổi loạn trong nhóm, để tất cả mọi người có thể dễ dàng để ý tới bạn ấy!

 

Thực chất, tình bạn đẹp nhất không phân biệt bất cứ rào cản nào của xã hội, chỉ cần chúng ta có thể mở lòng với nhau, chia sẻ buồn vui cho nhau và ở bên nhau mỗi lúc hoạn nạn là đã đẹp lắm rồi. Đâu cần phải kiếm tìm một ai hợp tính với bạn, chỉ cần tim một người sẵn sàng cùng bạn bước tới cuối đường là đã đủ, đó đã được gọi là "bạn tri kỷ" rồi...

7

Mink hiểu mình rất hiểu mà!~Tình bạn đôi lúc rất phức tạp không thể biết được!Mink góp ý nha!~

9 tháng 11 2018

chùi lồn nhà chúng mày lồn lồn