[100pi;200pi]) v...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2016

Một bài tương tự như bài trên, bạn tham khảo nhé.

Câu hỏi của nguyễn mạnh tuấn - Học và thi online với HOC24

Nếu biết cách giải rồi thì gõ lời giải lên đây để cùng trao đổi ok

1 tháng 2 2016

chtt

26 tháng 2 2016

Mạch chỉ gồm tụ điện và điện trở nên
\(U_C=U_{AB}.\sin\alpha=50\sqrt{3}V\)
đáp án A 

26 tháng 2 2016

thanks Sky SơnTùng

bài vừa rồi em gửi có UL min max đề không có đáp án chắc là bị lỗi đề. giờ em có 1 bài tương tự vậy mong thầy chỉ em cách giải dạng bài nàyĐặt điện áp xoay chiều u= 100căn2 cos(wt) V. (có w thay đổi trên đoạn [50pi;100pi]) vào 2 đầu RLCR=100  L=1/pi, C = 10^-4/pi. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện C có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất tương ứng làA. (200căn3)/3V; 100V            ...
Đọc tiếp

bài vừa rồi em gửi có Umin max đề không có đáp án chắc là bị lỗi đề. giờ em có 1 bài tương tự vậy mong thầy chỉ em cách giải dạng bài này

Đặt điện áp xoay chiều u= 100căn2 cos(wt) V. (có w thay đổi trên đoạn [50pi;100pi]) vào 2 đầu RLC

R=100  L=1/pi, C = 10^-4/pi. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện C có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất tương ứng là

A. (200căn3)/3V; 100V                                                   B. 100căn3V; 100V

C. 200V;100V                                                               D. 200V; 100căn3V

em tính giá trị w để Uc max và nó bằng 115pi. do đó những điểm gần w=115pi thì có giá trị U càng lớn (do có đồ thị parabol)

nhưng lại xảy ra trường hợp giá trị gần nhất là 100pi trùng với cộng hưởng thì sao hả thầy? đến đó em vẫn chưa ngĩ ra được.

3
17 tháng 9 2015

Lý luận của em đúng rồi, cộng hưởng không ảnh hưởng gì cả.

Mình hướng dẫn lại thế này nhé.

\(U_C=IZ_C=\frac{U}{\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}}.Z_C\)

\(=\frac{U}{\sqrt{L^2\omega^4+\left(R^2-\frac{2L}{C}\right)\omega^2+\frac{1}{C^2}}}\)

Đặt \(X=L^2\omega^4+\left(R^2-\frac{2L}{C}\right)\omega^2+\frac{1}{C^2}\)

\(\Rightarrow X=\frac{\omega^4}{10}-10^4.\omega^2+10^9\)

Khi đó, Uc max thì X min và ngược lại

Đặt \(t=\omega^2\)\(2,5.10^4\le t\le10.10^4\)

\(\Rightarrow X=\frac{t^2}{10}-10^4t+10^9\)

\(X'=\frac{t}{5}-10^4=0\Rightarrow t=5.10^4\)

Từ đó suy ra Uc max khi \(t=5.10^4\), và min khi \(t=10.10^4\)

Từ đó suy ra giá trị min, max của Uc

22 tháng 9 2015

@phynit: thầy ơi bài giải đáp án thì đúng rồi nhưng cách suy ngĩ trên của em là mâu thuẫn phải không thầy

nhìn thì rõ ràng t=5*10^4 của thầy xấp xỉ 71pi

                    và t=10*10^4 xấp xỉ 100pi

mà w max của em ngoài khoảng trên là 115pi.       100pi gần hơn 71pi mà 71pi lại là Umax

có lẽ dạng parabol đó chỉ áp dụng cho R, L hoặc C biến thiên thôi phải không thầy. 

6 tháng 12 2015

Mình hướng dẫn thế này để bạn tự tính nhé.

a. \(\omega\) thay đổi để UR max khi hiện tượng cộng hưởng xảy ra \(\Rightarrow\omega=\frac{1}{\sqrt{LC}}\)

b. \(\omega\) thay đổi để UL max khi \(\omega=\frac{1}{X.C}\), với \(X=\sqrt{\frac{L}{C}-\frac{R^2}{2}}\)

c. \(\omega\) thay đổi để Uc max khi \(\omega=\frac{X}{L}\) với X ở câu b.

Câu 1 Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp .điện trở thuần R=100\(\Omega\),cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ có điện dung C=\(\frac{10^{-4}}{\pi}\left(F\right)\) , Mắc vào hai đầu đoạn mạchđiện áp xoay chiều u=Uosin\(\left(100\pi t\right)\)V.Để điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở R thì giá trị độ tự cảm của dây là:A:\(\frac{1}{\pi}\left(H\right)\)       ...
Đọc tiếp

Câu 1 Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp .điện trở thuần R=100\(\Omega\),cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ có điện dung C=\(\frac{10^{-4}}{\pi}\left(F\right)\) , Mắc vào hai đầu đoạn mạchđiện áp xoay chiều u=Uosin\(\left(100\pi t\right)\)V.Để điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở R thì giá trị độ tự cảm của dây là:

A:\(\frac{1}{\pi}\left(H\right)\)           B:\(\frac{10}{\pi}\left(H\right)\)               C:\(\frac{1}{2\pi} \left(H\right)\)           D:\(\frac{2}{\pi}\left(H\right)\)

câu 2 một mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm tụ điện có điện dung C,điện trở thuần R và cuộn dây có độ tự cảm L có điện trở thuần r.Dùng vôn kế có điện trở rất lớn lần lượt đo hai đầu điện trở,hai đầu cuộn dây và hai đầu đoạn mạch thì số chỉ lần lượt là \(50V,30\sqrt{2}V,80V\).biết điện áp tức thời trên cuộn dây sớm pha hơn dòng điện là \(\frac{\pi}{4}\). Điện áp hiệu dụng trên tụ có giá trị là:

A:  UC=\(30\sqrt{2}V\)                         B: UC=60V          C:   UC=20V          D:   UC=30V

0
1.Đặt điện áp xoay chiều u = 220\(\sqrt{2}\) cos( 100\(\pi\)t) V ( t tính bắng s) vào 2 đầu đoạn mạch gồm điện trở R = 100 ôm , cuộn cảm thuần L = \(\frac{2\sqrt{3}}{\pi}\)H và tụ điện C = \(\frac{10^{-4}}{\pi\sqrt{3}}\)F mắc nối tiếp . Trong 1 chu kì , khoảng thời gian điện áp hai đầu đoạn mạch sinh công dương cung cấp điện năng cho mạch bằng  ?2.Cho mạch xoay chiều gồm 1 cuộn dây có độ tự cảm L...
Đọc tiếp

1.Đặt điện áp xoay chiều u = 220\(\sqrt{2}\) cos( 100\(\pi\)t) V ( t tính bắng s) vào 2 đầu đoạn mạch gồm điện trở R = 100 ôm , cuộn cảm thuần L = \(\frac{2\sqrt{3}}{\pi}\)H và tụ điện C = \(\frac{10^{-4}}{\pi\sqrt{3}}\)F mắc nối tiếp . Trong 1 chu kì , khoảng thời gian điện áp hai đầu đoạn mạch sinh công dương cung cấp điện năng cho mạch bằng  ?

2.Cho mạch xoay chiều gồm 1 cuộn dây có độ tự cảm L điện trở R mắc nối tiếp với tụ điện C .Đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 điện áp u = \(100\sqrt{2}cos\left(100\pi t\right)\)V .Khi đo điện áp hiệu dụng đo được ở 2 đầu tụ điện có giá trị gấp 1,2 lần điện áp hiệu dụng ở 2 đầu cuộn dây.Dùng dây dẫn nối tắt 2 bản tụ điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng không đổi bằng 0,5 A .Tìm ZL

5
22 tháng 10 2015

Bạn nên gửi mỗi câu hỏi một bài thôi để mọi người tiện trao đổi.

1. \(Z_L=200\sqrt{3}\Omega\)\(Z_C=100\sqrt{3}\Omega\)

Suy ra biểu thức của i: \(i=1,1\sqrt{2}\cos\left(100\pi t-\frac{\pi}{3}\right)A\)

Công suất tức thời: p = u.i

Để điện áp sinh công dương thì p > 0, suy ra u và i cùng dấu.

Biểu diễn vị trí tương đối của u và i bằng véc tơ quay ta có: 

u u i i 120° 120°

Như vậy, trong 1 chu kì, để u, i cùng dấu thì véc tơ u phải quét 2 góc như hình vẽ.

Tổng góc quét: 2.120 = 2400

Thời gian: \(t=\frac{240}{360}.T=\frac{2}{3}.\frac{2\pi}{100\pi}=\frac{1}{75}s\)

22 tháng 10 2015

2. Khi nối tắt 2 đầu tụ điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng không đổi \(\Rightarrow Z_1=Z_2\Leftrightarrow Z_C-Z_L=Z_L\Leftrightarrow Z_C=2Z_L\)

\(U_C=1,2U_d\Leftrightarrow Z_C=2Z_d\Leftrightarrow Z_C=2\sqrt{R^2+Z_L^2}\)

\(\Leftrightarrow2Z_L=\sqrt{R^2+Z_L^2}\Leftrightarrow R=\sqrt{3}Z_L\)

Khi bỏ tụ C thì cường độ dòng điện của mạch là: \(I=\frac{U}{Z_d}=\frac{U}{\sqrt{R^2+Z_L^2}}=\frac{220}{\sqrt{3.Z_L^2+Z_L^2}}=0,5\)

\(\Rightarrow Z_L=220\Omega\)

17 tháng 10 2015

\(U_{AM}=I.Z_{AM}\)\(Z_{AM}\)không thay đổi, nên để \(U_{AM}\) đạt giá trị lớn nhất khi thay đổi C thì dòng điện Imax --> Xảy ra hiện tượng cộng hưởng: \(Z_L=Z_C\)

và \(I=\frac{U}{R+r}\)

Công suất của cuộn dây khi đó: \(P=I^2.r=\left(\frac{U}{R+r}\right)^2.r\) (*)

+ Nếu đặt vào 2 đầu AB một điện áp không đổi và nối tắt tụ C thì mạch chỉ gồm r nối tiếp với R (L không có tác dụng gì)

Cường độ dòng điện của mạch: \(I=\frac{25}{R+r}=0,5\Rightarrow R+r=50\)

Mà R = 40 suy ra r = 10.

Thay vào (*) ta đc \(P=\left(\frac{200}{50}\right)^2.10=160W\)

 

17 tháng 10 2015

Bạn học đến điện xoay chiều rồi à. Học nhanh vậy, mình vẫn đang ở dao động cơ :(

9 tháng 6 2016

Câu này đúng là dễ thật mà.

Do điện áp sớm pha hơn cường độ dòng điện nên \(U_L>U_C\)

\(\Rightarrow U = U_L-U_C\)

\(\Rightarrow U_L=U+U_C=100+100=200V\)

10 tháng 6 2016

vẽ giản đồ Frenen ra là được mà

hehe