K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2018

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có đóng góp quan trọng trong việc tham gia chỉ đạo, tổ chức tiến hành CTND bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước: chiến tranh toàn dân, toàn diện. Bước vào mùa khô năm 1953-1954, so sánh về số lượng quân chủ lực của địch vượt khá xa lực lượng của ta. Tuy nhiên, bên cạnh bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, trên cả nước ta đã có khoảng 02 triệu dân quân, du kích để tiến hành CTND. Lực lượng này đã làm cho địch phải phân tán đối phó trên khắp các chiến trường. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với bộ đội chủ lực, chúng ta còn huy động khoảng 20 vạn dân công tham gia Chiến dịch bằng gánh gồng, xe đạp thồ, kết hợp với cơ giới để đảm bảo hậu cần cho Chiến dịch. Các nhà quân sự Pháp không thể ngờ rằng, bằng đôi chân đi bộ, đôi vai và chiếc xe đạp thồ, nhân dân Việt Nam đã chuyên chở hàng chục ngàn tấn lương thực và phương tiện cần thiết, đáp ứng nhu cầu của Chiến dịch. Để có được chiến thắng ở Điện Biên Phủ, không ai có thể quên được “một quyết định có tính lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với tư duy của một nhà cầm quân lớn, mặc dù các đơn vị đều sẵn sàng tiến công, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định hoãn trận đánh để thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc” bằng sức mạnh tổng hợp và cách đánh của CTND Việt Nam. Sau này, khi tổng kết về chiến thắng của “Việt Minh” tại Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu nước ngoài đều thống nhất nhận định: nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của “Việt Minh” là đã tiến hành cuộc CTND toàn dân, toàn diện. Năm 1954, sau khi thất bại trở về Pháp, tướng Đờ Cát-tơ-ri (De Castries) đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng rằng: người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc.

Câu 8. Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp do đâu? Câu 9. Trình bày hoàn cảnh ra đời và nội dung của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930? Câu 10.Trình bày luận cương chính trị của Trần Phú (10/ 1930)? Câu 11. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại ý nghĩa lịch sử gì và những nguyên nhân nào dẫn đến...
Đọc tiếp

Câu 8. Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp do đâu?

Câu 9. Trình bày hoàn cảnh ra đời và nội dung của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930?

Câu 10.Trình bày luận cương chính trị của Trần Phú (10/ 1930)?

Câu 11. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại ý nghĩa lịch sử gì và những nguyên nhân nào dẫn đến sự thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa?

Câu 12. Khi nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chúng ta thường nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Em hãy đánh giá vai trò của Đại tướng trong chiến thắng đó?

Câu13. Khi nhắc đến Việt Nam, nhân dân thế giới thường nhắc đến: Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp. Theo em, tại sao chiến thắng Điện Biên Phủ lại gây ấn tượng lớn đến như vậy?

Làm ơn cứu mình với ạ, mình cần gấp lắm, tuần sau là mình ktra 1 tiết rồi, cảm ơn ạ!!!!

1
7 tháng 5 2020

Câu 1:

Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ

Câu 2:

- Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), dự hội nghị có đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

- Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ.

- Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được thông qua.

- Ngày 24/02/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 3:

- Những nội cương củ chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt về cơ bản là thống nhất với nội dung của luận cương ctrị

- Cùng xác định mục tiêu của CM là làm CM tư sản dân quyền & thổ địa cm để đi tới XHCS. để thực hiện mtiêu đlập dtộc & dân chủ thì nvụ cm: đánh đổ đế quốc cnghĩa pháp và bọn pkiến(chống đế quốc & chống pkiến)

- Tính chất của cm lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền sáu đó tiếp tục phát triển bổ qua thời kỳ tư bản tiến thẳng lên con đương XHCN

- Phương pháp CM:Sử dụng bạo lực CM của quần chúng

- Llượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản thông qua đội tiền phong của mình là ĐCS

- Quan hệ quốc tế: Cmạng vn và cmạng đông dương là một bộ phận của cmạng thế giới

Câu 4:

Thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn là một sự kiện diệu kỳ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta.

- Diễn ra và giành thắng lợi trong một thời gian ngắn, nhưng Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại nhiều bài học quý báu cho Đảng và nhân dân ta trong hành trình hướng đến tương lai, kiên định mục tiêu:

+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

23 tháng 10 2023

Vì chiến trường chính là ở trên bầu trời của Điện Biên Phủ.

20 tháng 4

ko phải nha bạn

 

28 tháng 10 2023

Tham khảo: Liên Xô đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70) trên tất cả các lĩnh vực. Có những thành tựu thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Tính ưu việt được thể hiện ở chỗ:

+ Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

+ Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.

+ CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

+ CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng mới với năng suất cao.

+ CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

+ Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

+ Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp.

14 tháng 10 2019

Vị trí và vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á(ASEAN):

Sau những bước khởi đầu chập chững tại một "sân chơi" mới, Việt Nam đã ngày càng trưởng thành và thể hiện vai trò thành viên quan trọng trong "đại gia đình" ASEAN. Gần một nửa chặng đường trong suốt chiều dài 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN đã ghi lại nhiều dấu ấn Việt Nam với những đóng góp tích cực, góp phần tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN, cùng ASEAN vượt qua những giai đoạn thăng trầm, qua đó góp phần không nhỏ vào những thành công ASEAN có được ngày nay.

Đối với Việt Nam, việc gia nhập ASEAN cách đây hơn 2 thập kỷ là một trong những điểm đột phá đầu tiên để triển khai phương châm đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa mà Ðại hội Ðảng lần thứ VII đã đề ra. Quyết sách đúng đắn của Ðảng và Nhà nước đã đem lại nhiều lợi ích cho đất nước trong bối cảnh lúc bấy giờ, khi Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, khắc phục hậu quả chiến tranh để hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế. Gia nhập ASEAN, Việt Nam đã góp phần biến đổi môi trường chung quanh từ trạng thái đối đầu, nghi kỵ lẫn nhau sang bắt tay hợp tác.

Tầm quan trọng cùng vai trò và thực lực ngày càng lớn mạnh của ASEAN cũng đã tạo cơ sở cho Việt Nam phát huy thế và lực của mình. Trong ASEAN, Việt Nam được coi là điểm sáng do tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh được bảo đảm, kinh tế phát triển năng động, môi trường kinh doanh, đầu tư hấp dẫn

Còn vị trí và vai trò của Việt Nam trên thế giới thì mình chưa học nên bạn thông cảm cho mk chỉ mới học trong khu vực Đông Nam Á thôi

14 tháng 10 2019

cảm ơn cậu

7 tháng 2 2017

Nhiệm vụ chính: đảm bảo an ninh hòa bình giữa các quốc gia trên thế giới

Vai trò giúp các nước đang phát triển như việt nam trở nên phát triển hơn, giúp các nước có mối quan hệ chặt chẽ, hiểu biết nhau hơn

19 tháng 12 2019

* Tham gia phong trào công nhân và thành lập chính đảng vô sản:

- Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.

- Năm 1898, tại Min-xco, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động

- Năm 1903, Đại hội đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng.

* Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác:

- Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.

- Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

Chúc Trang Le thi tốt nha ^^

19 tháng 12 2019

Thank!!!🥰🥰🥰🥰🥰🥰