K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2017

Stt

Hành vi

Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

(1)

Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe

(2)

Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

(3)

Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

(4)

Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

(5)

1

Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác

x

2

Đánh người gây thương tích

x

3

Công an bắt giam người vì nghi là lấy trộm xe máy

x

4

Đi xe máy gây tai nạn cho người khác

x

5

Giam giữ người quá thời hạn quy định

x

6

Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người

x

7

Tự ý bóc thư của người khác

x

8

Nghe trộm điện thoại của người khác

x

9

Tự tiện khám chỗ ở của công dân

x

7 tháng 4 2017

Stt

Hành vi

Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

(1)

Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe

(2)

Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

(3)

Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

(4)

Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

(5)

1

Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác

x

2

Đánh người gây thương tích

x

3

Công an bắt giam người vì nghi là lấy trộm xe máy

x

4

Đi xe máy gây tai nạn cho người khác

x

5

Giam giữ người quá thời hạn quy định

x

6

Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người

x

7

Tự ý bóc thư của người khác

x

8

Nghe trộm điện thoại của người khác

x

9

Tự tiện khám chỗ ở của công dân

x


Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứng: STT Tên điều ước quốc tế Điều ước quốc tế về quyền con người (1) Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia (2) Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế (3) 1 Công ước của Liên hợp...
Đọc tiếp

Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứng:

STT

Tên điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế về quyền con người

(1)

Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

(2)

Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

(3)

1

Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

 

 

 

2

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển

 

 

 

3

Nghị định thư Ki -ô –tô về môi trường

 

 

 

4

Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng

 

 

 

5

Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư

 

 

 

6

Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Nhật Bản

 

 

 

7

Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a

 

 

 

8

Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ

 

 

 

3
1 tháng 4 2017

Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứng

STT

Tên điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế về quyền con người

(1)

Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

(2)

Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

(3)

1

Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

2

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển

3

Nghị định thư Ki -ô –tô về môi trường

4

Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng

5

Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư

6

Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Nhật Bản

7

Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a

8

Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ

GỢI Ý LÀM BÀI

STT

Tên điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế về quyền con người

(1)

Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

(2)

Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

(3)

1

Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

(1)

2

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển

(2)

3

Nghị định thư Ki -ô –tô về môi trường

(2)

4

Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng

(2)

5

Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư

(3)

6

Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Nhật Bản

(3)

7

Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a

(3)

8

Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ

(1)


2 tháng 4 2017

STT

Tên điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế về quyền con người

(1)

Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

(2)

Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

(3)

1

Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

(1)

2

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển

(2)

3

Nghị định thư Ki -ô –tô về môi trường

(2)

4

Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng

(2)

5

Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư

(3)

6

Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Nhật Bản

(3)

7

Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a

(3)

8

Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ

(1)

1 tháng 4 2017

STT

Lĩnh vực

Tên văn bản

Pháp luật về kinh doanh

Pháp luật về văn hóa

Pháp luật về xã hội

1

Hiến pháp

X

2

Luật Giáo dục

X

3

Luật Di sản văn hóa

X

4

Pháp lệnh Dân số

X

5

Luật Doanh nghiệp

X

6

Bộ luật Lao động

X

7

Luật Đầu tư

X

8

Luật Phòng, chống ma túy

X

9

Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm

X

10

Luật Thuế thu nhập cá nhân

X


7 tháng 4 2017

STT

Lĩnh vực

Tên văn bản

Pháp luật về kinh doanh

Pháp luật về văn hóa

Pháp luật về xã hội

1

Hiến pháp

X

2

Luật Giáo dục

X

3

Luật Di sản văn hóa

X

4

Pháp lệnh Dân số

X

5

Luật Doanh nghiệp

X

6

Bộ luật Lao động

X

7

Luật Đầu tư

X

8

Luật Phòng, chống ma túy

X

9

Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm

X

10

Luật Thuế thu nhập cá nhân

X


2 tháng 4 2017

Đạo đức

Pháp luật

Nguồn gốc (hình thành từ đâu?)

Hình thành từ đời sống xã hội

Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.

Nội dung

Các chuẩn mực, quan niệm thuộc đời sống tinh thần con người (thiện ác, lương tâm, nhân phẩm, danh dự)

Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không phải làm)

Hình thức thể hiện

Nhận thức, tình cảm con người, ca dao, tục ngữ,..

Văn bản quy pháp pháp luật

Phương thức tác động

Dư luận xã hội, lương tâm

Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước.


13 tháng 4 2017

Đạo đức

Pháp luật

Nguồn gốc (hình thành từ đâu?)

Hình thành từ đời sống xã hội

Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.

Nội dung

Các chuẩn mực, quan niệm thuộc đời sống tinh thần con người (thiện ác, lương tâm, nhân phẩm, danh dự)

Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không phải làm)

Hình thức thể hiện

Nhận thức, tình cảm con người, ca dao, tục ngữ,..

Văn bản quy pháp pháp luật

Phương thức tác động

Dư luận xã hội, lương tâm

Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước.


2 tháng 4 2017

Khiếu nại

Tố cáo

Người có quyền

Cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại

Bất cứ công dân nào

Mục đích

Khôi phục quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạm

Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo

Điều 12 – Luật Khiếu nại 2011

Điều 9 – Luật Tố cáo 2011

Người có thẩm quyền giải quyết

- Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thứ trưởng ở cơ quan ngang bộ, Trưởng Thanh tra Chính phủ.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí người bị tố cáo.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.

- Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.

- Các cơ quan tố tụng (Điều tra, Kiểm sát, Tòa án) nếu hành vi tố cáo có dấu hiệu hình sự.

12 tháng 4 2017

Khiếu nại

Tố cáo

Người có quyền

Cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại

Bất cứ công dân nào

Mục đích

Khôi phục quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạm

Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo

Điều 12 – Luật Khiếu nại 2011

Điều 9 – Luật Tố cáo 2011

Người có thẩm quyền giải quyết

- Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thứ trưởng ở cơ quan ngang bộ, Trưởng Thanh tra Chính phủ.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí người bị tố cáo.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.

- Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.

- Các cơ quan tố tụng (Điều tra, Kiểm sát, Tòa án) nếu hành vi tố cáo có dấu hiệu hình sự.


     Cô Thương Hoài thân ái, chào tất cả các em học viên của olm.vn. Vậy là đã gần một tháng kể từ khi cô phát động sự kiện: lên olm.vn review kết quả các năm học. Đây là cuộc thi có tên:                  HỌC CÙNG OLM MỖI NGÀY HỌC GIỎI HỌC HAY Chắc là các em đang mong ngóng kết quả cuộc thi lắm rồi phải không? Vậy hôm nay cô xin thông báo kết quả chính thức nhé. Các em mau vào...
Đọc tiếp

     Cô Thương Hoài thân ái, chào tất cả các em học viên của olm.vn.

Vậy là đã gần một tháng kể từ khi cô phát động sự kiện: lên olm.vn review kết quả các năm học. Đây là cuộc thi có tên:

                 HỌC CÙNG OLM MỖI NGÀY HỌC GIỎI HỌC HAY

Chắc là các em đang mong ngóng kết quả cuộc thi lắm rồi phải không?

Vậy hôm nay cô xin thông báo kết quả chính thức nhé. Các em mau vào xem có tên mình không nha. Chúc tất cả các em may mắn.

                    I, MỤC ĐÍCH CUỘC THI:

                        Cuộc thi nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em học sinh trên olm, giúp các em cố gắng, nỗ lực rèn luyện thành tài. Tạo cho các em môi trường học vừa thân thiện, vừa năng động, vừa hấp dẫn, cũng như ghi nhận sự nỗ lực của các em trong suốt quá trình học tập. Tăng thêm sự yêu mến của các em đối với hệ thống, từ đó nâng cao chất lượng học của các em, tạo sự tin tưởng đối với phụ huynh khi hệ thống có nhiều học sinh đạt thành tích cao theo học.

               II, BAN TỔ CHỨC:

1, Trưởng ban tổ chức, chủ trì và trao giải cuộc thi Thầy: Hà Đức Thọ

2, Chỉ đạo cuộc thi Cô: Nguyễn Thúy Hòa

3, Quản lí, gám sát, sáng lập cuộc thi cô: Nguyễn Thị Thương Hoài

4, Thiết kế giấy khen cô Chang Thỏ

5, Nguồn kinh phí: Olm

               III, Danh Sách Thí Sinh Đoạt giải

  1, Giải Chính: Thầy Hà Đức Thọ trao giải, giải gồm giấy chứng nhận đóng giấu đỏ và có chữ ký của Thầy Hà Đức Thọ. Kèm hiện vật.

stt Họ Và Tên Link Cá Nhân Hạng Thưởng
1 Bùi Như Quỳnh Ẩn theo yêu câu Nhất Giấy khen, hiện vật
2 Hoàng Minh Hiếu  https://olm.vn/thanhvien/15371233627574 Nhất Giấy khen, hiện vật
3 Bùi Quỳnh Chi https://olm.vn/thanhvien/15532328046107 Nhì Giấy khen, hiện vật
4 Phạm Quang Lộc https://olm.vn/thanhvien/15388860237359 Nhì Giấy khen, hiện vật 
5 Vũ Thị Minh Ngọc https://olm.vn/thanhvien/14897776142543 Nhì Giấy khen, hiện vật

 

Giải Phụ: Cô Thương Hoài trao giải.

 a, Học viên olm có thành tích xuất sắc trong học tập và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng.

stt Họ Và Tên Link Cá Nhân Hạng  Thưởng
1 Huỳnh Thanh Phong https://olm.vn/thanhvien/15402430350973 Nhất 10gp, Quà bí mật
2 Nguyễn Đăng Nhân https://olm.vn/thanhvien/643273520226 Nhì 10gp, Quà bí mật
3 Tạ Diệu Linh https://olm.vn/thanhvien/6671413573989 Nhì 10gp, Quà bí mật

 

b, Giải bình luận sớm nhất cho cuộc thi:

stt Họ Và Tên Linh Cá Nhân Hạng  Thưởng
1 Pop pop ctvvip https://olm.vn/thanhvien/11211863534848 Nhất 5gp, 20coin đã trao
2 Đỗ Tuệ Lâm https://olm.vn/thanhvien/12697077061341 Nhì 5gb,10coin đã trao

c, Giải cho người tham gia.

stt Họ Và Tên Link Hạng Thưởng
1 Lê Thị Hải Thùy https://olm.vn/thanhvien/9578778988684 Nhất 10gp, Quà bí mật
2 Nguyễn Kim Ngân https://olm.vn/thanhvien/15160715491128 Nhì 5gp, Quà bí mật

Chú ý: Cô là người duy nhất phụ trách trao giải cho những em đạt giải thưởng phụ. Đồng thời, cô cũng chỉ có duy nhất một tài khoản trên olm với link cá nhân sau:

https://olm.vn/thanhvien/1655474456545.

Nếu bất cứ ai ngoài cô yêu cầu các em có tên trong danh sách cung cấp thông tin cá nhân để nhận giải đều là lừa đảo. Trong vòng 30 ngày kể từ khi có thông báo này, các em có tên trong danh sách giải thưởng phụ không liên lạc với cô để nhận giải thì coi như em đã từ chối giải thưởng

                 IV, Lời kết: 

Trên đây là toàn bộ thông báo kết quả cuộc thi do cô sáng lập và cùng các thầy cô trong ban tổ chức triển khai.

Cô chân thành cảm ơn các em đã tham gia nhiệt tình, chân thành, trung thực, tất cả các em đều rất xứng đáng được nhận được giải nhưng số lượng giải có hạn. 
Chỉ có thể trao cho những bạn có thành tích cao nhất. Chúc các em có nhiều kỉ niệm đẹp về cuộc thi và hẹn gặp lại các em trong các cuộc thi mới. Chúc các em học tập thật vui vẻ và hiệu quả trên olm. Giờ các bạn có tên trong danh sách giải thưởng đâu nhỉ? 
Cô muốn nhìn thấy cánh tay của các em giơ lên tại cmt.

                                           Thân mến!

                            Thay mặt ban tổ chức: Cô Thương Hoài

                          

 

   

                    

38
24 tháng 8 2023

Em cảm ơn bản tổ chức rất nhiều ạ, khi em có tên trong danh sách nhận thưởng, thực sự em cảm ơn các thầy cô đã tổ chức ra chương trình này ạ. Em cảm ơn rất nhiều 

24 tháng 8 2023

Em xin chân thành cảm ơn BTC OLM, cô giáo Nguyễn Thị Thương Hoàii đã đồng hành cùng chúng em- những học viên của OLM. Em thực sự rất vui và cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy mình trong danh sách. Em thấy những sân chơi của olm rất bổ ích góp phần làm các bạn thiếu nhi có những động lực học tập. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn OLM một lần nũa và em mong OLM sẽ có những sân chơi, cuộc vuii ko kém phần thú vị ạ 😋😋😋

Cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa cấu trúc định dạng đề thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.Thực hiện Kế hoạch số 1780/KH-BGDĐT ngày 27/10/2023 về việc xây dựng cấu trúc và định dạng đề thi cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo...
Đọc tiếp

Cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa cấu trúc định dạng đề thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Thực hiện Kế hoạch số 1780/KH-BGDĐT ngày 27/10/2023 về việc xây dựng cấu trúc và định dạng đề thi cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã thành lập Hội đồng xây dựng cấu trúc định dạng đề thi phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.  Theo đó, Hội đồng đã xây dựng cấu trúc định dạng đề thi của 17 môn học, gồm: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung), Hoá học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ (Công nghệ Công nghiệp và Công nghệ Nông nghiệp).

5.000 học sinh đã thử nghiệm cấu trúc định dạng đề thi

Đề minh họa theo cấu trúc định dạng mới đã được thử nghiệm tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Gia Lai, Thái Nguyên với khoảng gần 5.000 học sinh. Kết quả thử nghiệm cấu trúc định dạng đề thi đã được tiến hành phân tích theo lý thuyết khảo thí cổ điển và hiện đại theo khuyến nghị của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa kỳ (ETS) tại đợt tập huấn toàn quốc cho hơn 3500 cán bộ, giảng viên, giáo viên thuộc 63 Sở GDĐT và 12 cơ sở giáo dục đại học từ 11-17/12/2023.

Trên cơ sở phân tích kết quả thử nghiệm, Bộ GDĐT đã mời các chuyên gia (là tác giả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tác giả sách giáo khoa, giảng viên và giáo viên có nhiều kinh nghiệm) làm việc tập trung để hoàn thiện cấu trúc định dạng đề thi cùng đề minh họa để công bố.

Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo. Theo đó, người học sẽ được biết đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào, những (thành phần) năng lực nào được đánh giá trong đề minh họa.

Các câu hỏi trong đề minh họa cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa (bối cảnh có tác dụng/có giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn, khoa học).

Tại thời điểm này, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới thực hiện đến lớp 11, do vậy các nội dung kiến thức được sử dụng trong các đề minh họa chủ yếu thuộc lớp 10 và 11.

3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng

Theo phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 (Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2023 của Bộ GDĐT), môn Ngữ Văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận trên giấy, các môn học khác được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy.

Với các môn thi trắc nghiệm, có tối đa 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng đề thi:

Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam). Theo định dạng đề thi từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này. Các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này.

Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Hai dạng thức trắc nghiệm mới qua thử nghiệm thực tế cho thấy phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.

Thay đổi số lượng câu hỏi/lệnh hỏi môn thi trắc nghiệm

Theo cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi của mỗi môn: Ngữ văn 120 phút; Toán  90 phút; các môn học khác 50 phút.

Số lượng lệnh hỏi của mỗi đề thi trắc nghiệm cụ thể như sau:

STT

Môn

Số lượng câu hỏi/lệnh hỏi

Lý giải

Đề minh họa

(CT 2018)

Kỳ thi TN hiện nay (CT 2006)

1

Toán

34

50

- Thêm dạng thức câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn đòi hỏi học sinh phải tư duy như hình thức tự luận. Dạng thức trả lời ngắn nhằm kiểm tra tư duy năng lực toán học ở mức cao hơn nên học sinh cần dành nhiều thời gian để có thể trả lời.

2

Ngoại ngữ

40

50

- Thời gian tổ chức thi môn ngoại ngữ giảm để bảo đảm công tác tổ chức thi các môn tự chọn (cần phải có thời gian làm bài như nhau).

3

Các môn học khác

40

40

Giữ ổn định như hiện nay

Để bảo đảm phù hợp với mục đích yêu cầu của kỳ thi, số lượng câu hỏi/lệnh hỏi cho mỗi đề thi cũng như một số vấn đề liên quan có thể được điều chỉnh khi xây dựng đề thi cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

* Tải đề thi minh họa cấu trúc định dạng đề thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tại đây:

https://drive.google.com/drive/folders/1NT3ZWlkjNoBDYxjwXBQR3UH-iiiBs1rw

9
29 tháng 12 2023

Em cảm ơn thầy ạ.

29 tháng 12 2023

Dạ vâng ạ!

hảo hán x99999999999999999999999

hay 

27 tháng 7 2020

Từ khi ra đời cho đến nay Đảng không chỉ tiếp thu vận dụng sáng tạo hệ thống lý luận mác xít, "hóa và trao lại" cho toàn Đảng nh­ư cố Tổng Bí thư­ Lê Duẩn đánh giá mà còn phát triển, bổ sung lý luận mác xít qua thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam vào kho tàng lý luận Mác-Lênin và phong trào cộng sản quốc tế. Những đóng góp của Đảng với kho tàng lý luận Mác-lênin và phong trào cộng sản quốc tế thể hiện qua đóng góp của Hồ Chí Minh - ng­ười sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản và qua đư­ờng lối chính trị của Đảng. Có thể nhận rõ những đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam ở ba thời kỳ cụ thể sau đây.

1. Đóng góp trong vận dụng sáng tạo và phát triển bổ sung lý luận về vấn đề dân tộc, thuộc địa thời kỳ 1930-1945
Trong thời kỳ ra đời lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào việc vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển lý luận Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa - một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Vấn đề dân tộc, thuộc địa đã đ­ược C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến trong các tác phẩm của mình. Thời kỳ hoạt động của hai ông vấn đề này đã đ­ược đặt ra, được đề cập đến khi các ông nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Liên bang Nga và đặc biệt là liên hiệp các nước thuộc V­ương quốc Anh. Thậm chí hai ông đã dự kiến đến khả năng thắng lợi của cách mạng Aixơlen tr­ước cách mạng Anh. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX với việc chủ nghĩa tư­ bản chuyển sang giai đoạn phát triển thứ hai, tức là chủ nghĩa đế quốc V.I.Lênin người bổ sung hoàn chỉnh và phát triển học thuyết Mác mới chỉ rõ vấn đề dân tộc, thuộc địa là vấn đề quan trọng nhất của thời đại mới Ng­ười đã khẳng định rõ trong Sơ thảo luận c­ương về vấn đề dân tộc và thuộc địa đư­ợc thông qua tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản năm 1920 và sau đó Quốc tế Cộng sản bổ sung khẩu hiệu của C.Mác và Ph.ăngghen "Vô sản các n­ước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!". Quốc tế Cộng sản đã giúp đỡ, đã tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác-lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu n­ước Việt Nam, tạo điều kiện để Hồ Chí Minh chuẩn bị về tư­ t­ưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam mùa Xuân năm 1930.

Trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cả về lý luận và thực tiễn vào kho tàng lý luận Mác-lênin và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong quá trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền.

Trong bối cảnh lịch sử 30 năm đầu của thế kỷ XX tr­ước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có thể nhận rõ đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh - Ng­ười tổ chức, rèn luyện sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho kho tàng lý luận Mác-Lênin. Đặt trong bối cảnh quốc tế những năm đầu thế kỷ, phong trào cộng sản công nhân quốc tế bị chi phối bởi đ­ường lối tả khuynh của Quốc tế Cộng sản, đặt trong bối cảnh V.I.Lênin ng­ười đề xuất bổ sung lý luận về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa mất năm 1 924 (gần 5 năm sau khỉ Quốc tế Cộng sản thành lập) mới thấy hết giá trị đóng góp của lãnh tụ Đảng Nguyễn Ái Quốc. Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh điểm nhấn đầu tiên là ngư­ời đi tiên phong trong bảo vệ quan điểm tư­ t­ưởng, lý luận của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc, thuộc địa. Ng­ười yêu cầu tất cả các đảng phải thực hiện di huấn của V.I.Lênin tại Đại hội của Quốc tế Cộng sản V (1924), phải coi vấn đề dân tộc và thuộc địa là trọng tâm trong sinh hoạt của Quốc tế Cộng sản. Ngư­ời chủ trương "lên án chủ nghĩa thực dân" giúp cho các đảng ở chính quốc hiểu thuộc địa theo tinh thần của V.I.Lênin và chính ng­ười từ lý luận đến tổ chức đã đi tiên phong trên mặt trận chống đế quốc. Hồ Chí Minh là một trong số rất ít chính trị gia đ­ương thời nhận rõ: thời đại mới mở ra từ Cách mạng Tháng M­ười, cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào tốt hơn con đường cách mạng vô sản, trong thế giới hiện tại chủ nghĩa nhiều học thuyết nhiều nh­ưng chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin là chân chính nhất, cách mạng nhất và chỉ rõ cách mạng vô sản cũng như­ cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải có Đảng đư­ợc vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo. Đây là những vấn đề căn cốt của Hồ Chí Minh và là những đóng góp có giá trị làm phong phú, khẳng định tính khoa học và cách mạng của lý luận Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Nghiên cứu kỹ nguyên lý và vận dụng vào thuộc địa điển hình của chủ nghĩa thực dân Pháp, Hồ Chí Minh còn phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác về cách mạng thuộc địa có khả năng thắng trư­ớc chính quốc - điều mà C.Mác, Ph.ăngghen và V.I.Lênin chư­a dự báo.

Trong Cương lĩnh đầu tiên khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản còn thấy rõ hơn, làm cụ thể hơn mối quan hệ biện chứng giữa hai nhiệm vụ chiến l­ược của cách mạng giải phóng dân tộc. Trong chiến l­ược của cách mạng giải phóng dân tộc C Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã khẳng định có hai nhiệm vụ chính là chống đế quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ có liên quan mật thiết với nhau và đư­ợc thực hiện đồng thời. Đến lượt mình, Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã bổ sung một cách chính xác là hai nhiệm vụ đó phải thực hiện song song nh­ưng không nhất loạt ngang nhau. Chống đế quốc phải đi trước, phải là chính, chống phong kiến phải rải ra, làm từng bư­ớc, phục vụ nhiệm vụ chính là chống đế quốc. Nắm chắc nội dung và tính chất của thời đại, nắm vững lý luận Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam dù ra đời sau nhiều Đảng lớn ở các n­ước thuộc địa, nửa thuộc địa như­ng đã không chao đảo trong bối cảnh bị đư­ờng lối tả khuynh chi phối, miễn dịch nhanh những sai lầm khuyết điểm, sáng tạo nhiều hình thức phù hợp với chủ tr­ương mới, chính sách mới của Quốc tế Cộng sản trong thời kỳ lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền. Đó là việc vận dụng chính sách mới của Đại hội VII Quốc tế Cộn ản năm 1935 để sáng lập Mặt trận Dân chủ, là sự chuyển h­ướng chính xác đường lối khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, là nghệ thuật trong sáng tạo cách mạng bạo lực và nghệ thuật chớp thời cơ trong đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đảng Cộng sản Đông dư­ơng đã đóng góp lớn cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin bổ sung cho kho tàng lý luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây chính là lý do lý giải vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận rõ việc vận dụng một cách máy móc, giáo điều đ­ường lối tả khuynh của Quốc tế Cộng sản vào cao trào công nông 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ-tĩnh đã trực tiếp chỉ ra đường lối tả khuynh trong phong trào cộng sản cần khắc phục. Việc sớm khắc phục những đánh giá sai mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến của cách mạng dân tộc thuộc địa và vấn đề tập hợp lực l­ượng đối với các giai cấp tư­ sản địa chủ, trung gian trong mặt trận chống đế quốc đã là một thực tiễn giúp cho Quốc tế Cộng sản điều chỉnh chiến l­ược khắc phục một phần tư­ tư­ởng tả khuynh hẹp hòi của Quốc tế Cộng sản.

Cao trào công nông 1930- 1931 do Đảng Cộng sản Đông Dư­ơng vận dụng đường lối của Quốc tế Cộng sản vào thuộc địa đã đư­ợc xem "như­ là những hình thức chủ yếu của phong trào cách mạng dân tộc" (1), đã "giáng một đòn trực diện vào hệ thống đế quốc chủ nghĩa" (2) và nó "có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa cho sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nh­ đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế" (3). Phong trào cộng sản quốc tế coi cao trào 1930- 1931 của Việt Nam như­ là một diễn tập và khi đánh giá phong trào đã chỉ rõ cách thức mà các Đảng Cộng sản phải xem xét học hỏi vì nó để lại "những thành tích đặc biệt to lớn" (4) cách thức vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và "trong lĩnh vực công tác thuộc địa họ cần phải học tập, nghiên cứu ở các đồng chí Trung Quốc và Đông D­ương" (5). Những tham luận của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông D­ương ở Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935) đã góp phần to lớn vào nhận thức của Đại hội về chiến l­ược, sách lược của cách mạng dân tộc và thuộc địa.

Với những đóng góp to lớn với phong trào cộng sản quốc tế, Quốc tế Cộng sản đã bầu Tổng Bí thư­ Đảng Cộng sản Đông Dương Lê Hồng Phong là ủy viên chính thức tham gia Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Lê Hồng Phong là một trong hai ủy viên chính thức là đại biểu cho các đảng Cộng sản ở thuộc địa toàn thế giới và là một trong 46 ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ­ương Quốc tế Cộng sản. Những đóng góp của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp phần khắc phục những sai lầm tả khuynh, bảo vệ và phát triển bổ sung lý luận Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong phong trào cộng sản quốc tế. Nhân loại tiến bộ coi thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở đầu trào lư­u phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới.

2. Đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam vào kho tàng lý luận Mác-Lênin và phong trào cộng sản, công nhân thời kỳ Chiến tranh lạnh

Sau khi Quốc tế Cộng sản giải thể, với t­ư cách là một Đảng Cộng sản độc lập lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở một nư­ớc thuộc địa Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc biến những lý luận Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc thành hiện thực trong Cách mạng Tháng Tám. Phối hợp với phong trào Cộng sản quốc tế lãnh đạo đấu tranh chống phát xít và chiến tranh, Đảng đã chuẩn bị lực lượng toàn diện, chớp thời cơ tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân giành chính quyền trong Cách mạng Tháng tám. Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo con đ­ường cách mạng vô sản do Đảng lãnh đạo duy nhất giành thắng lợi trong thế kỷ XX.

Trong cuộc đấu tranh giữ và bảo vệ chính quyền, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong 30 năm chiến đấu chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm l­ược, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ trách nhiệm đứng ở tuyến đầu của phe xã hội chủ nghĩa, phối hợp với các Đảng Cộng sản, công nhân trong phong trào cộng sản quốc tế kiên trì, dũng cảm, độc lập, sáng tạo đánh bại hai đế quốc giàu mạnh, tiêu diệt chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại một bư­ớc chủ nghĩa thực dân mới tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa giành độc lập dân tộc, làm cho thế kỷ XX là thế kỷ toàn thắng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trong hơn 30 năm đối với phong trào cộng sản, công nhân và giải phóng dân tộc có thể thấy rõ ở những điểm chính sau đây:

Thứ nhất là nghệ thuật biết thắng từng b­ước, biết mở đầu và kết thúc chiến tranh một cách khoa học. Chiến đấu chống các kẻ thù xâm lư­ợc rất mạnh bên cạnh có đường lối toàn dân, toàn diện lâu dài dựa vào sức mình là chính, có quyết tâm của toàn dân tộc còn phải biết mở đầu và kết thúc đúng, biết đánh lùi từng bư­ớc, đánh đổ từng bộ phận tiến tới giành thắng lợi cuối cùng. Đây có thể xem như là quy luật của chiến tranh giải phóng dân tộc.

Thứ hai là nghệ thuật chiến tranh nhân dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp xây dựng lực l­ượng chính trị, quân sự, kết hợp tiến công và nổi dậy, kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng. Thực tiễn cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới khẳng định đ­ường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam, bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Thực tiễn của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc đi đầu trong tiêu diệt chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại một b­ước quan trọng chủ nghĩa thực dân mới tạo điều kiện cho phong trào cộng sản, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển thành cao trào rộng lớn ở Châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh tấn công liên tục, mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân buộc chủ nghĩa thực dân phải trao trả độc lập cho tất cả các n­ước trong những năm 50, 60,70 của thế kỷ XX.

Là một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế Đảng đã có những đóng góp to lớn trong việc hàn gắn những bất đồng trong phong trào cộng sản quốc tế. Trư­ớc những bất đồng trong phong trào cộng sản ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam và thế giới, tại các diễn đàn quốc tế các Đảng Cộng sản và Công nhân Ở Mátxcơva những năm 1957, 1960, 1969 đảng đã trình bày rõ quan điểm chống xét lại, chống giáo điều biệt phái để duy trì sự đồng thuận quốc tế. Đảng đã khẳng định, Mỹ giàu như­ng không mạnh, điều này giúp cho cộng đồng quốc tế tránh hai xu hư­ớng coi trọng hoặc quá đề cao đi đến sợ Mỹ. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, bằng thực tiễn của cách mạng Việt Nam, bằng những đóng góp có lý có tình Đảng đã hàn gắn những rạn nút trong phe xã hội chủ nghĩa, góp phần củng cố, giữ vững và phát triển nó thành một lực lượng chính trị hùng mạnh có một thời đóng vai trò quyết định đến chiều h­ướng phát triển của lịch sử nhân loại với chiến công là ngư­ời lính tiên phong trên mặt trận chống đế quốc, tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại một b­ước quan trọng chủ nghĩa thực dân mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp vào phong trào cộng sản quốc tế như­ là ngư­ời mở đầu trào lư­u phi thực dân hóa trên thế giới đưa đến sự toàn thắng của cách mạng giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.

Trên con đ­ường định h­ướng lên chủ nghĩa xã hội bằng thái độ tự phê bình, Đảng đã từng bư­ớc nhận rõ những sai lầm, thiếu sót từ nhận thức thể hiện ở t­ư duy lý luận, t­ư duy kinh tế, tổ chức cán bộ trong thời kỳ quá độ để đề ra lộ trình đúng cho sự nghiệp đổi mới.

Với thắng lợi hết sức cơ bản, hết sức quan trọng của công cuộc đổi mới, dựa chắc vào học thuyết Mác-lênin, thế giới quan và ph­ương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, năng động, sáng tạo Đảng đã đề ra đư­ờng lối đổi mới toàn diện tiến hành đồng bộ với b­ước đi thích hợp đã tránh đ­ược những sai lầm của các Đảng Cộng sản ở Đông Âu, Liên Xô, làm nên kỳ tích mới trong thế kỷ XX. Vừa đổi mới tư­ duy lý luận, vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác-lênin vào thực tiễn của đất nư­ớc, xác định rõ các b­ước đi trong thời kỳ quá độ thêm một lần nữa Đảng ta đã góp phần làm sáng rõ lý luận Mác-lênin về thời kỳ quá độ và con đ­ường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản đã bám sát tổng kết thực tiễn Việt Nam soi sáng với các nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin khẳng định lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đảng đã đóng góp có ý nghĩa vào kho tàng lý luận Mác-Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Trong bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế, đặc biệt sau sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô, sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô và sự biến dạng của không ít các Đảng Cộng sản trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam sớm nhận diện đặc điểm, xu thế vận động của thời đại. Kiên trì mục tiêu lý t­ưởng, kiên trì định hư­ớng, đặt vấn đề đổi mới và chỉnh đốn Đảng nh­ư là vấn đề then chốt, giữ vững nguyên tắc của V.I .Lênin, cách mạng Việt Nam tiếp tục có bư­ớc phát triển vững chắc. Thực tiễn này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho các Đảng Cộng sản trong phong trào cộng sản quốc tế nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay của thời đại giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và xu thế toàn cầu hóa.

3. Đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam vào kho tàng lý luận Mác-Lênin và phong trào cộng sản quốc tế sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh.

Tr­ước khi Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thấy những sai lầm trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV(1979), Đảng đã nêu ra một số chủ trư­ơng quan trọng nhằm giải phóng các năng lực sản xuất, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới. Toàn Đảng tập trung tâm lực, trí lực tìm đ­ường đổi mới và những mục tiêu của dân tộc và thời đại. Sau khi Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản Việt Nam tr­ước sau như một vẫn kiên trì đẩy mạnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực với các đảng cầm quyền như­ Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản CuBa, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Lao động Triều Tiên và các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới. Việc xem xét một cách thận trọng trên quan điểm mác xít các vấn đề lý luận đối chiếu với các diễn biến thực tế của lịch sử thế giới để điều chỉnh, để bổ sung trên con đư­ờng phát triển. Các vấn đề lớn nh­ư lý luận về thời kỳ quá độ, b­ước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn cầu hóa với hội nhập... được đặt ra và luận giải.

Nhiều cuộc hội thảo khoa học giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chủ đề khác nhau đã đ­ược tiến hành. Điển hình là ba cuộc hội thảo:

Cuộc hội thảo thứ nhất diễn ra tại Hà Nội từ ngày10 đến ngày 11-11- 2000 về chủ đề Chủ nghĩa xã hội kinh nghiệm của Việt Nam và kinh nghiệm của Trung Quốc. Giáo sư­ Nguyễn Đức Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng đoàn đại biểu khoa học xã hội và công tác lý luận Việt Nam đọc báo cáo với tiêu đề Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng CNXH. Giáo sư Lý Thiết Ánh- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn đại biểu khoa học xã hội và công tác lý luận Trung Quốc đọc báo cáo với tiêu đề Trung Quốc và thế giới đầu thế kỷ XXI- cơ hội và thách thức. Tại Hội thảo đoàn đại biểu Việt Nam và đoàn đại biểu Trung Quốc đã trình bày nhiều báo cáo khoa học về chủ đề của cuộc Hội thảo khoa học này, thiết thực khảo cứu các vấn êề lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi bởi toàn cầu hóa và khoa học công nghệ. Qua hội thảo những vấn đề nhận thức êề thời kỳ quá độ ngày càng rõ hơn, những biểu hiện chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật, đốt cháy giai đoạn được khắc phục. Quá độ lên CNXH là không giống nhau giữa các nước và đặc biệt toàn bộ hệ thống trước đây đều đi lên CNXH từ những nước chậm phát triển, kém phát triển, nên phải chăng là rất lâu dài và bước quá độ là không giống nhau. Con đường đi lên XNXH được cả Trung quốc và Việt Nam nhận thấy phải tương thích với đặc điểm của từng nước mà Trung Quốc gọi là "đặc sắc Trung Quốc".

Cuộc hội thảo thứ hai diễn ra tại Bắc Kinh (8- 12/10/2003) về chủ đề CNXH và kinh tế thị trường- kinh nghiệm của Việt Nam. Đoàn đại biểu Việt Nam do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương đã đọc báo cáo êề dẫn với các nội dung chính: "Một là, vì sao Việt Nam chọn mô hình kinh tế thị trường XHCN. Hai là, bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Ba là, làm thế nào để phát triển được kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Lưu Vân Sơn- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương làm trưởng đoàn. Các tham luận của đại biểu hai đoàn đã trình bày những nội dung sâu sắc về CNXH và kinh tế thị trường. Hai Đảng đã đồng thuận trong chủ trương tiếp tục xây dựng CNXH, CNCS thông qua nền kinh tế thị trường XHCN, đặc biệt khắc phục nhận thức sơ cứng, ấu trĩ tồn tại nhiều năm tr­ước đây coi kinh tế thị tr­ường là của chủ nghĩa t­ư bản. Những "ấu trĩ tả khuynh" coi thị tr­ường và kinh tế thị trư­ờng là riêng có của chủ nghĩa tư bản đ­ược khắc phục. Kinh tế thị trư­ờng và thị trư­ờng là sản phẩm của nhân loại. Đây là đóng góp lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Cuộc hội thảo thứ ba diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến ngày 18-2-2004 với chủ đề Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc' Tại hội thảo, lãnh đạo và đông đảo cán bộ nghiên cứu lý luận, đại diện các ban, ngành của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trình bày nhiều nội dung làm cho kinh nghiệm về đảng Cộng sản cầm quyền thêm phong phú. Hội thảo nhất trí cải cách mở cửa ở Trung Quốc hay đổi mới của Việt Nam chỉ có thể thắng lợi khi có sự lãnh đạo của Đảng đ­ược vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-lênin. Những quan ngại tồn tại trong t­ư duy chính trị về vấn đề đảng cầm quyền, đặc biệt khi bị các thế lực thù địch kịch liệt lên án Đảng độc quyền lãnh đạo, đã có lúc chỉ dám nói Đảng lãnh đạo chính quyền... đã đ­ược làm rõ. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền lãnh đạo đất n­ước và toàn dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, những năm gầy đây, công cuộc cải cách, đổi mới ở các n­ước xã hội chủ nghĩa còn lại đứng tr­ước những khó khăn mới, do ảnh h­ưởng của vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, vấn đề điều chỉnh chiến l­ược các n­ước lớn do chủ nghĩa khủng bố tác động đến và công cuộc cải cách, đổi mới đi vào chiều sâu, làm bộc lộ những mặt non yếu đã tồn tại từ các giai đoạn tr­ước. Trên lĩnh vực lý luận, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đ­ường quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn có một số vấn đề ch­ưa đ­ược luận chứng thật rõ ràng. Nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh như­ng hướng giải quyết ch­ưa rõ. Mặc dù vậy, trong mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Ở các n­ớc xã hội chủ ngh~a còn lại vẫn phát triển về nhiều mặt, góp phần làm cho các n­ước xã hội chủ nghĩa còn lại v­ượt qua thời điểm khó khăn nhất, trụ lại đang tiến lên và vẫn là một lực l­ượng có ảnh h­ưởng về nhiều mặt trong cộng đồng quốc tế.

Hoạt động quốc tế của Đảng tiếp tục đ­ược duy trì với các Đảng Cộng sản ở các n­ước tư bản chủ nghĩa. Hiện tại, hoạt động của phong trào cộng sản gặp không ít khó khăn. Vốn đã nhỏ bé, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, một bộ phận các Đảng Cộng sản ở các n­ước tư­ bản không tránh khỏi hoang mang, dao động thậm chí mất ph­ương h­ướng. Đã có không ít Đảng Cộng sản tìm đến giải pháp của xã hội dân chủ. Qua tác động từ thực tiễn cải tổ, cải cách mở cửa và đổi mới, phong trào cộng sản ở các nư­ớc tư­ bản chủ nghĩa đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Ở tất cả các nư­ớc đã tái lập lại Đảng Cộng sản, phân tích, đúc rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ do đư­ờng lối cải tổ ở Đông Âu và Liên Xô để điều chỉnh c­ương lĩnh, đ­ường lối chính sách. Hơn nữa, các Đảng Cộng sản đều mong muốn tập hợp lại phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Nhiều cuộc gặp gỡ của Đảng Cộng sản trong khu vực đã diễn ra ở ATen (Hy Lạp) Ở Béclin cộng hòa Liên bang Đức) và ở Diễn đàn San Paolô Braxin để bàn thảo các vấn đề của chủ nghĩa Mác-lên và thời đại. Đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản

Việt Nam đã tham gia các cuộc gặp quốc tế trên, đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề nhận thức lý luận Mác-lênin, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống lại mặt trái của toàn cầu hóa, chống lại áp đặt của các n­ước lớn...

Qua các cuộc gặp gỡ song phư­ơng và đa ph­ương, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng góp chung với những ng­ười cộng sản toàn thế giới tìm ra nhiều điểm t­ương đồng trong quan hệ, đ­ường lối, chính sách cũng như trong việc đảnh giá, nhận định tình hình thế giới và khu vực, góp phần vào việc khôi phục phong trào cộng sản quốc tế, chống tư­ bản lũng đoạn, chống lại sự áp đặt các quan hệ kinh tế bất bình đẳng của chủ nghĩa đế quốc thông qua quá trình toàn cầu hóa, vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các Đảng Cộng sản đánh giá cao công tác lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm của Đảng ta trong việc tổ chức và lãnh đạo Mặt trận Dân tộc thống nhất của Việt Nam, kinh nghiệm đoàn kết quốc tế, tập hợp lực l­ượng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và quá trình tìm tòi con đư­ờng đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, đặc biệt là lý luận về xây dựng nền kinh tế thị tr­ường xã hội chủ nghĩa.

Quá trình ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với hoạt động chung của phong trào cộng sản quốc tế 80 năm qua chứng minh Đảng ta đã có những đóng góp to lớn vào xây dựng, củng cố phong trào cộng sản, bảo vệ và phát triển học thuyết Mác, chứng minh sức sống của chủ nghĩa Mác-lênin trên con đ­ường phát triển của dân tộc và của nhân loại. Việc giữ vững ổn định chính trị, giữ vững định h­ướng t­ư t­ưởng trung thành với lý t­ưởng Mác-lênin không chệch hư­ớng và miễn dịch với các tư­ tư­ởng độc hại của chủ nghĩa đế quốc trong "diễn biến hòa bình" khẳng định những đóng góp của Đảng ta với chủ nghĩa Mác-lênin và phong trào cộng sản quốc tế trên hành trình đi đến độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc của dân tộc và nhân loại.