Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải thích sự phân bố dân cư không đồng đều
- Do tác động của các nhân tố tự nhiên
+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt 1 nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực. mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,...).
+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như 1 châu thổ các sông lớn).
+ Địa hình, đất đai: Dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẩng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
+ Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.
+ Do tác động cùa nhân tố kinh tế - xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, càng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên, để bố trí dân cư (ngày nay, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ở những vùng quanh năm bang giá, vùng núi cao hay hoang mạc,...).
+ Tính chất nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chấ của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời (các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng Tây Âu,...) có dân cư đông đúc hơn nhũng khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,...).
+ Các dòng chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động,đến bốc tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tâng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lổ từ châu Âu và châu Phi tới.
- Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội. Các nhân tố này không tác động riêng lẻ mà kết hợp với nhau -> Dân cư phân bố không đồng đều. (Có nghĩa là vùng thuận lợi tự nhiên cũng sẽ phát triển kinh tế - xã hội => Dân cư ồ ạt tới => Dân cư đông, khu vực nào ven biển hay ở núi cao chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai => Sự phát triển của kinh tế - xã hội có biến động => Dân cư ít)
- Các đô thị là khu vực có nhiều thuận lợi để định cư, kinh tế phát triển, là các trung tâm thương mại sầm uất, nơi có nhiều cơ hội việc làm, lương bổng hậu hĩnh, chất lượng cuộc sống tiện nghi và đảm bảo hơn, các dịch vụ như văn hoá - giáo dục - y tế - thể thao,... được quan tâm và đẩy mạnh. -> Thu hút được nhiều dân cư đến sinh sống và làm việc, là nơi tập trung đông dân.
Ai trl câu này giúp em với ạaaaaa. Chiều em thi r mà thấy phân vân đáp án quá:(((
Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km2
Giải thích:
– Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
– Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều.
+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km2 và 501- 1000 người/ km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.
+ Cấp từ 50- 100 người/ km2 và 101- 200 người/ km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…
+ Cấp dưới 50 người/ km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…
a. Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp:
– Đất: có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp (feralit, phù sa cổ).
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá.
– Nguồn lao động dồi dào
– Mạng lưới cơ sở chế biến
b. Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:
– Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ
– Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
– Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
– Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên
Đặc điểm phân bố dân cư:
-Mật độ dân cư thay đổi theo thời gian
-Dân cư trên thế giới phân bố không đều :Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Song, phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống.
+Dân cư thưa thớt ở: Bắc Á, Trung Á, phía Bắc Bắc Mĩ, Trung Nam Mĩ, Châu Đại Dương.
+Dân cư đông đúc ở: Nam Á, Đông Á, Tây Á, Đông nam Á.
*Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư trên thế giới:
-Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư…
-Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phân bố dân cư không đều và thay đổi theo thời gian: Một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn, còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Phi, ngoài ra do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc xa mạc, hoang mạc lạnh ở Bắc cực và Nam cực... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều trên thế giới và thay đổi theo thời gian.
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều theo không gian.
- Mật độ dân số cao nhất ở Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á với mật độ dân số trên 100 người/km2.
- Mật độ dân số thấp ở châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung – Nam Phi, Nam Mỹ,… với mật độ dân số dưới 50 người/km2.
- Đại bộ phận dân cư sống ở châu Á (Đông Á, Đông Nam Á, Nam – Trung Á,…) và thưa ở châu Đại Dương, châu Phi
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều theo không gian.
- Mật độ dân số cao nhất ở Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á với mật độ dân số trên 100 người/km2.
- Mật độ dân số thấp ở châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung – Nam Phi, Nam Mỹ,… với mật độ dân số dưới 50 người/km2
– Đặc điểm phân bố dân cư
+ Phân bố dân cư không đều trong không gian. Năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.
+ Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó là các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,…
Có ba kiểu tháp dân số cơ bản:
+ Kiểu mở rộng : đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoai thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
+ Kiểu thu hẹp : tháp có dạng phình to ờ giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp ; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định : tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh ; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất từ thấp ớ nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm, già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
Đáp án C