K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2016

Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km2

Giải thích:

– Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

– Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều.

+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km2 và 501- 1000 người/ km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.

+ Cấp từ 50- 100 người/ km2 và 101- 200 người/ km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…

+ Cấp dưới 50 người/ km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…

a. Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp:

– Đất: có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp (feralit, phù sa cổ).

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá.

– Nguồn lao động dồi dào

– Mạng lưới cơ sở chế biến

b. Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:

– Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ

– Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ

– Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ

– Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên

25 tháng 11 2018

Giải thích : Căn cứ Atlat trang 22, Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta thuộc vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ. Một số nhà máy tiêu biểu như Thác Bà, Nậm Mu, Hòa Bình, Sơn La,…

Đáp án: A

28 tháng 8 2017

Giải thích : Căn cứ Atlat trang 22, Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta thuộc vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ. Một số nhà máy tiêu biểu như Thác Bà, Nậm Mu, Hòa Bình, Sơn La,…

Đáp án: A

3 tháng 2 2023

Biểu hiện

Quy luật

a. Lượng bức xạ mặt trời tăng dần từ Bắc vào Nam.

Địa đới

b. Khi đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ (phía đông dãy Trường Sơn Nam) là mùa mưa thì Tây Nguyên

(phía tây dãy Trường Sơn Nam) lại là mùa khô và ngược lại.

Phi địa đới (quy luật địa ô)

c. Thiên nhiên vùng núi Hoàng Liên Sơn bị phân hoá thành ba đai cao, gồm đai nhiệt đới gió mùa ở độ cao dưới 600 - 700 m, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 600 - 700 m

đến 2600 m và đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 2600 m trở lên.

Phi địa đới (quy luật đai cao)

14 tháng 12 2022

- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:

Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.

Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.

Kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Ví dụ: Ở VN, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với ĐBSCL => dân cư ĐBSH đông đúc hơn.

+ Di cư.

Ví dụ: Các luồng di dân lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.

14 tháng 12 2022

 1 số nước có MĐ DS >200 người/1 km2: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Đức, Anh, Hà Lan, Ni-giê-ri-a,...

1 số nước có MĐ DS < 10 người/1km2: Mông Cổ, Úc, Li-bi, Ca-na-da,...

3 tháng 2 2023

Giải thích các hiện tượng:

- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam.

=> Do góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất thay đổi từ Xích đạo về 2 cực, lượng nhiệt lớn nhất ở Xích đạo và giảm dần về 2 cực (miền Nam nước ta gần Xích đạo nên nhận được lượng nhiệt lớn, càng về miền Bắc lượng nhiệt nhận được càng giảm).

- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.

=> Do nhiệt độ giảm theo độ cao (vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta có nhiệt độ cao, trên đỉnh núi Hoàng Liên Sơn nhiệt độ thấp hơn rất nhiều).

3 tháng 2 2023

Vai trò của biển và đại dương đối cới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:

- Đối với kinh tế:

+ Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản phong phú.

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế: khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch, xây dựng cảng biển,…

- Đối với xã hội:

+ Nước ta có 28/63 tỉnh/thành phố giáp biển => biển là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân ven biển.

+ Thuận lợi để giao lưu kinh tế, xã hội với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

16 tháng 9 2018

Giải thích : Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 - Công nghiệp năng lượng, Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy các nhà máy thủy điện của nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ (kí hiệu ngôi sao màu xanh).

Đáp án: C

27 tháng 4 2017

Giải thích : Căn cứ Atlat trang 9 và Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy bão nước ta đổ bộ vào Bắc Bộ là tháng 6 – 7, Bắc Trung Bộ là tháng 8 – 9 và Duyên hải Nam Trung Bộ là tháng 10 – 11. Như vậy, có thể thấy thời gian mùa bão ở nước ta có đặc điểm chậm dần từ Bắc vào Nam.

Đáp án: A

7 tháng 11 2023

Vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta (Biển Đông):

- Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối), thủy sản, năng lượng (sóng biển, thủy triều),…

- Hệ sinh thái rừng ngập cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

- Điều hòa khí hậu: Nhờ có Biển Đông mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn nên khí hậu bớt khắc nghiệt (thiên nhiên khác hẳn các nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi).

- Môi trường cho các hoạt động kinh tế: giao thông vận tải trên biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch,…

3 tháng 2 2023

- Vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta.

+ Kinh tế: Phát triển tổng hợp kinh tế biển (vận tải biển, khai khoáng, thủy hải sản và du lịch biển) -> Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đóng góp GDP, tăng nguồn thu cho ngư dân,…

+ Văn hóa, xã hội: Hình thành các đô thị mới dọc ven biển, đa dạng văn hóa do dễ dàng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.

+ An ninh, quốc phòng: Hệ thống tiền tiêu để nước ta tiến ra biển trong thời đại mới, hội nhập kinh tế, bảo vệ đất liền,…