K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2019

+ Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888) :

-Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “cần vương”.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

+ Giai đoạn thứ hai (1888-1896) :

- Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

17 tháng 3 2018

a. Diễn biến

Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX trải qua 2 giai đoạn chính:

* 1885-1888:

- Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....

- Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

* 1888-1896:

- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

b. Đặc điểm:

- Ưu điểm:

     + Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.

     + Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.

- Hạn chế:

     + Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.

     + Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.

10 tháng 3 2016

Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương

- Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888

+ Sau khi chiếu Cần vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

+ Có nhiều văn thân, tướng lĩnh tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành….

+ Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.

- Giai đoạn thứ 2: từ cuối năm 1888 đến năm 1896:

+ Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào Cần vương vẫn tiếp phát triển và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp trong nhiều năm như cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

+ Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi.

+ Tuy nhiên, phong trào Cần vương trong giai đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại, năm 1896, phong trào Cần vương kết thúc.

* Khởi nghĩa Hương Khê được xem là cuộc khởi nghĩa đỉnh cao nhất trong phong trào Cần vương vì:

- Thời gian khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm, từ năm 1885 đến 1896.

- Phạm vi hoạt động rộng lớn bao gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

- Lực lượng tham gia: thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân khắp 4 tỉnh miền Bắc Trung Kì.

- Tổ chức kháng chiến: Nghĩa quân có tổ chức tương đối chặt chẽ, sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với Pháp. Nghĩa quân đã chế tạo và sử dụng được loại súng trường tương tự như của Pháp.

- Nghĩa quân tổ chức nhiều trận đánh lớn, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề, thực dân Pháp và tay sai phải tốn nhiều công sức để bao vây, dập tắt.

1 tháng 3 2017

Sự khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là yếu tố lãnh đạo.

- Giai đoạn 1 (từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888): phong trào được đặt dưới sự thong nhất của một triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

- Giai đoạn 2 (từ cuối năm 1888 đến năm 1896): không còn đặt dưới sự lãnh đạo của một triều đình thống nhất, yếu tố cần vương mờ dần, thay vào đó là một nhiệm vụ mới - giúp dân cứu nước.

Đáp án cần chọn là: C

30 tháng 4 2021

Trong giai đoạn 1885-1888 phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết 

 

11 tháng 6 2021

Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết

20 tháng 3 2021

Nguyên nhân:

 

Sau khi kí hiệp ước Hac-mang và Patonot - Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên Bắc Kì và Trung Kì.   

 

- Nhân dân, các quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước: tiếp tục đấu tranh.

 

- Triều đình: chuẩn bị mọi công tác để chống Pháp. Gồm có 2 bộ phận: Phái chủ hòa và phái chủ chiến. Phải chủ chiến mạnh tay hành động, loại bỏ những ông vua thân Pháp, đưa vua Hàm Nghi lên ngôi. Chuẩn bị lực lượng để kháng chiến chống Pháp.

 

- Pháp quyết định tiêu diệt phái chủ chiến.

 

- Biết được ý đồ của Pháp nên Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.

 

Diễn biến:

 

- Đêm 4, rạng 5-7-1885, phải chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại.

 

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị).

 

- Ngày 13-7-1885: Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi ban chiếu Cân Vương.

 

- Từ đó thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân thành phong trào Cần Vương sôi nổi.

 

Kết quả:

 

- Vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri

 

- Có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn 

30 tháng 12 2018

Đáp án: B

Giải thích: Mục…2 (phần I)….Trang…126...SGK Lịch sử 11 cơ bản

23 tháng 2 2021
Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu. ...⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.
23 tháng 2 2021

2)Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương

- Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888

+ Sau khi chiếu Cần vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

+ Có nhiều văn thân, tướng lĩnh tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành….

+ Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.

- Giai đoạn thứ 2: từ cuối năm 1888 đến năm 1896:

+ Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào Cần vương vẫn tiếp phát triển và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp trong nhiều năm như cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

+ Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi.

+ Tuy nhiên, phong trào Cần vương trong giai đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại, năm 1896, phong trào Cần vương kết thúc.

11 tháng 9 2017

Đáp án B