Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta - Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục. - Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: + Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. + Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số. b) Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người, do: - Quy mô dân số nước ta lớn. - Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và "tiềm năng sinh đẻ" còn cao.
Nam Á là một trong những khu vực đông dân trên Thế giới nhưng phân bố không đều. Chủ yếu do lượng mưa phân bố không đều và do ảnh hưởng của địa hình:
-Nam Á là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa khá nhiều nhưng phân bố không đều.Những nơi mưa nhiều là đồng bằng sông Hằng (phía Nam dãy Hi ma lay a); phía Đông của dãy Gat Đông và phía tây của dãy Gat Tây.Những khu vực này dân cư tập trung rất dày đặc do có mưa nhiều, lại là địa hình bằng phẳng nên rất thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, dân cư tập trung đông.
Vào sâu trong sơn nguyên Đê can lượng mưa giảm mạnh, Trên sơn nguyên có địa hình bằng phẳng, khá thích hợp cho các cây công nghiệp nên dân cư cũng tập trung khá đông
Khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp nhất do chịu ảnh hượng của chí tuyến Bắc nên hình thành hoang mạc Tha. Đây là khu vực có mưa ít nhất, dân cư cũng thưa thớt thớt nhất
Những khu vực thuận lợi trồng cây lương thực (Đồng bằng sông Ấn) sẽ có MDDS cao hơn so với những khu vực trồng cây công nghiệp...
Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…).
Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.
Trong khi đó, trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…
– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ rộng lớn…
Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).
– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lâu đời. Nên từ rất lâu, người dân đã khai hoang và định cư tại khu vực này.
Nguyên nhân:
– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.
Thực trạng:
– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.
C4.
Tài nguyên biển của nước ta gồm các loại chính như:
+ Tài nguyên sinh vât
+Tài nguyên phi sinh vật
+ Tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên giao thông vận tải
Dân số Châu Á tăng nhanh và không đồng đều ở các giai đoạn.Và Châu Á có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất thế giới.Nhiều nước Châu Á như TQ,VN,TL,...đang thực hiện chính sách dân số nhằm hạn chế sự gia tăng dân số nhanh.Nhờ đó,tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á đã giảm đi đáng kể,ngang vs mức trung bình năm của thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Dân số nước ta đông
+ Tỉ lệ dân ở độ tuổi sinh đẻ cao
+ Quan niệm lạc hậu: Trọng nam khinh nữ, Trời sinh voi sinh cỏ
+ Kế hoạch hóa gia đình còn chưa phát huy hết khả năng, nhất là ở các vùng miền núi
+ Nguyên nhân của từng cá thể: Tập tính thích đông con,...
Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.
Nam Á :
a) Vị trí địa lí :
-Là bộ phận nằm ở phía Nam của châu lục , tiếp giáp biển A-rap , vịnh Ben-gan , các khu vực Tây Nam Á , Trung Á , Đông Nam Á
- Nằm trong khoảng vĩ độ : 8 B ---> 37 B
b) Địa hình :
* Chia thành 3 khu vực :
- Phía Bắc : Là dãy núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ , hiểm trở ; dài 2600 km , rộng 320--> 400 km
- Trung tâm : Là đồng bằng Ấn Hằng rộng , bằng phẳng , mà mỡ; dài 3000 km , rộng 250--->300 km
- Phía Nam : Sơn nguyên Đê-can thấp và bằng phẳng . 2 rìa là 2 dãy núi Gat tây và Gat đông
c) Khí hậu :
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa , là khu vực mưa nhiều điển hình của thế giới
- Phân bố ko đều
- Nhịp điệu gió mùa ảnh hưởng tới sinh hoạt và sản xuất
d) Sông ngòi :
- Mạng lưới sông ngòi phát triển
-Có nhiều sông lớn như sông Ấn , sông Hằng , ....
e) Cảnh quan :
- Nam Á có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao
- Rừng nhiệt đới chiếm diện tích lớn
Khu vực Nam Á:
-Vị trí: khoảng từ 9oB đến 37oB;62o Đ đến 98o Đ.Nam Á tiếp giáp với Trung Á,Tây Nam Á,Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
-Địa hình: Nam Á có ba miền địa hình khác nhau:
+Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya cao đồ sộ,chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam,dài gần 2600km,rộng trung bình từ 320-400km.
+Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng,chạy từ biển A-rập đến vịnh Ben-gan dài hơn 300km rộng từ 250-350km.
+Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng,hai rìa được nâng lên bởi hai dãy Gat Tây,Gat Đông.
-Khí hậu:
+Nhiệt đới gió mùa điển hình.
+Có sự phân hóa theo độ cao phức tạp.
*Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.
-Sông ngòi:Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn,sông Hằng,sông Bramaput.
-Cảnh quan tự nhiên:rừng nhiệt đới ẩm,xavan,hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Khu vực Tây Nam Á:
-Vị trí:
+Nằm giữa các vĩ tuyến khoảng từ 12oB đến 42oB và kinh tuyến 26o Đ đến 73o Đ.
+Tây Nam Á tiếp giáp với: biển A-rap,biển Đỏ,biển Đen,biển Địa Trung Hải,bienr Caxpi,khu vực Trung Á,Nam Á và châu Âu,châu Phi.
+Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng: nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á,Âu,Phi.
-Địa hình:chủ yếu là núi và cao nguyên.Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.
-Khí hậu:Cận nhiệt và nhiệt đới khô.
-Tài nguyên:dầu mỏ,khí đốt lớn nhất trên thế giới.
Đối với bài tập này yêu cầu vẽ biểu đồ chỉ có 1 đối tượng và 1 đơn vị nên chúng ta sẽ vẽ biểu đồ cột đơn nhé.
Sau khi vẽ xong chúng ta sẽ quan sát vào biểu đồ và nhận xét xem độ che phủ rừng của nước ta từ năm 1993 đến 2014 tăng hay giảm (tăng, giảm bao nhiêu %) hay có biến động gì không. Từ đó đưa ra giải thích phù hợp.
Chúc em học tốt!
Câu 2
Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhiều biện pháp như:
- Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất: xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống tự động tưới xoay tròn và tưới phun sương, trồng cây trong nhà kính...
- Ven bờ ruộng, trồng cây chắn gió và giữ nước cho cây trồng.
- Sản xuất chuyên môn hóa với quy mô lớn.
- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.
Câu 1
Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:
- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:
+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.