K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2021

 Liên bang Nga

10 tháng 2 2021

- Liên Bang Nga là quốc gia rộng lớn nhất thế giới vì diện tích 17,098,246 km², Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ 1/9 diện tích lục địa Trái Đất.

17 tháng 12 2021

tham khảo:

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Hoa Kì:

+ Giảm tỉ trọng các ngành sản xuất truyền thống: luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... Tăng tỉ trọng các ngành sản xuất hiện đại: hàng không, vũ trụ, điện tử.

+ Giảm mức độ tập trung công nghiệp ở vùng Đông Bắc, mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương.

- Giải thích:

+ Cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đai trên thế giới, kinh tế Hoa Kì đang chuyến dần sang nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, mũi nhọn nhằm mang lại năng suất và giá trị sản phẩm.

+ Giảm các ngành CN truyền thống sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lao động, gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

+ Mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương vì 2 vùng này giáp biển thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và là 2 vùng có tài nguyên phong phú.

 
17 tháng 12 2021

Bạn ơi mình cần ngành dịch vụ ạ

8 tháng 8 2023

Tham khảo
 

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

1. Hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ.

Chương trình Đối tác Phát triển của JICA (chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở) là chương trình thực hiện với mục đích hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội dân sự (CSO), trường đại học, chính quyền địa phương, các tổ chức pháp nhân công… của Nhật Bản thực hiện nguyện vọng được triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người dân địa phương tại các nước đang phát triển. Cụ thể, JICA sẽ xét duyệt đề xuất dự án của các tổ chức này, và đối với những dự án được lựa chọn, JICA sẽ hỗ trợ và phối hợp cùng thực hiện dự án dựa trên kế hoạch hoạt động đã phê duyệt. Hiện nay, Chương trình này đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực giúp cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương tại khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới.

Nhật Bản chuyển giao công nghệ tiên tiến với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, một số công nghệ được Nhật Bản chuyển giao với Việt Nam như: công nghệ bảo quản, công nghệ sản xuất chíp, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điều trị ung thư.

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Hiện tại, Nhật Bản là nhà cung cấp tài chính quan trọng cho châu Á và thế giới vì đây là lĩnh vực mà Nhật có thể nhanh chóng thu lợi nhuận từ bên ngoài. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài giúp Nhật mở rộng thị trường và có vị trí vững chắc trong thương mại và đầu tư. Mĩ vẫn là thị trường đầu tư chủ yếu (tài chính, bất động sản và công nghiệp), EU là thị trường chiếm trên 20% tổng đầu tư của Nhật. Nhật chọn châu Á là thị trường đầu tư trọng tâm, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào châu Á chiếm 25% tổng đầu tư.

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về viện trợ, Nhật dành một khối lượng lớn ODA giúp các nước không chỉ xuất phát từ lòng nhân đạo và nghĩa vụ của các nước phát triển với các nước mà còn cả mục đích kinh tế, ngoại giao, chính trị và Nhật muốn có vai trò xứng đáng với tiềm năng kinh tế của mình. Viện trợ ODA của Nhật gồm 4 loại: viện trợ không hoàn lại, hợp tác kinh tế, vốn của chính phủ và sự đóng góp của các tổ chức. ODA của Nhật tập trung ưu tiên chủ yếu cho các nước châu Á (chiếm trên 50% tổng số viện trợ chung). Đặc biệt ASEAN và Trung Quốc là nơi nhận được ưu tiên về ODA vì đây là vùng gần gũi về địa lí, lịch sử, kinh tế, tập trung đông dân nghèo và là thị trường đầy hứa hẹn của Nhật cả hiện tại và tương lai.

(Có qua #Tham khảo)

 Để đảm bảo an ninh lương thực:

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực.

- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực.

- Đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

- Phát triển hệ thống lưu thông, tăng khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi.

- Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.

..............

 Để đảm bảo an ninh nguồn nước:

-Tập trung tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

-Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước

-Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu

-Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước

-Nâng cao chất lượng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước

-Tăng cường hợp tác quốc tế

Để đảm bảo an ninh năng lượng:

-Đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng, phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường. 

-Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng thay thế, tái tạo, như thủy điện, năng lượng mặt trời, sinh khối, địa nhiệt…, giúp giảm tiêu thụ năng lượng truyền thống và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

-Phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện dự trữ năng lượng

.....

 Để đảm bảo an ninh mạng:

-Bảo mật mạng không dây ở những nơi công cộng

-Tuyên truyền nâng cao ý thức cá nhân

-Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng

-Đấu tranh, bảo vệ an ninh mạng

..................