Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước
- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)
+ Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.
+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.
+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng tấn công quân Nguyễn.
+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.
-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)
+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.
+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.
Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:
+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.
+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.
+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.
+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.
-Đánh bại 29 vạn quân Thanh
+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.
+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.
+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.
- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.
- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.
b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:
- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.
- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.
- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.
- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.
Có thể nói: Vào cuối thể kỉ XVIII, phong trào Tây Sơn đã bước đầu thống nhất được đất nước và đánh bại ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc là vì:
-Vào giữa thế kỉ XVIII, phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc, Phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, kéo dài trong hơn 10 năm và bị đàn áp. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương, thành lập triều đình riêng. Nhưng rồi chính quyền mới lại suy thoái.
- Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc tỉnh Gia Lai). Phong trào Tây Sơn đã bước đầu thống nhất được đất nước và đánh bại ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
*Phong trào Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến chúa Nguyễn (Đàng Trong), vua Lê – chúa Trịnh (Đàng Ngoài)
- Năm 1773, nghĩa quân vượt đèo An Khê tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo (Bình Định). Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân mở rộng vùng giải phóng, biến toàn bộ phủ Quy Nhơn thành căn cứ địa của phong trào.
- Từ năm 1776 đến 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn.
- Trong những năm 1786-1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê làm chủ toàn bộ đất nước.
*Phong trào Tây Sơn đánh bại các thế lực ngoại xâm gồm 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh, bảo vệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền của dân tộc.
- Năm 1785, được sự ủng hộ của nhân dân., Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm – Xoài Mút:
+ Nguyễn Ánh – cháu của chúa Nguyễn chạy sang cầu cứu nước Xiêm. Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm tổ chức các đạo quân thủy – bộ gồm 5 vạn người đánh chiếm Gia Định.
+ Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia ĐỊnh và đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho. Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạnh Gầm – Xoài Mút làm điểm quyết chiến. Sáng ngày 19-1-1785, quân Xiêm lọt vào trận địa phục kích. Trận đánh đã diễn ra và kết thúc nhanh trong ngày 19-1-1785, đúng như dự tính của Nguyễn Huệ. Trên đà chiến thắng, quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực nam của nước ta.
-Năm 1789, Quang Trung lãnh đạo nhân dân đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, thống nhất đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Mãn Thanh. Nhận thấy đây là một cơ hội thuận lợi đẻ xâm lược, vua Thanh là Càn Long huy động 29 vạn quân, giao cho Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, theo 4 đường tiến đánh nước ta với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn giành lại chính quyền.
+ Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống suất đại quân khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc. Nghĩa quân cũng được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân yêu nước. Đúng vào đêm 30 Tết (tức 25-1-1789) từ Tam Điệp, Biện Sơn, năm mũi tiến công của quân Tây Sơn được lệnh xuất phát. Mờ sáng mồng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở cuộc tổng tấn công kích vào các đồn Ngọc Hồi – Đống Đa (Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long. Số tàn quân Thanh sống sót hoảng loạn đến cực độ, dãm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
-Như vậy, phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII đã bước đầu thống nhất đất nước; đồng thời đánh bại hai thế lực ngoại xâm hùng mạnh là quân Xiêm và quân Thanh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền dân tộc.
a. Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn
* Chính trị:
Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định xây dựng chế dộ quân chủ chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu và quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước.
- Trung ương:
+ Thời Gia Long: xây dựng theo mô hình thời Lê sơ
+ Thời Minh Mạng: tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn, thêm một số cơ quan: Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các…
- Địa phương:
+ Gia Long: Chia cả nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực dinh. Tuy nhiên, triều đình chỉ cai quản từ Thanh Hòa đến Bình Thuận. Còn Bắc thành (11 trấn Dafdngf Ngoài) và Gia Định thành (5 trấn ở vùng Gia Định – Nam Bộ ngày nay) do Tống trấn đứng đầu quyết định, báo lại trung ương những việc quan trọng.
+ Minh Mạng: bãi bỏ Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực dinh, chia cả nước làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, mỗi tỉnh đều có Tổng đốc và Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.
- Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng Đế, triều Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ
* Luật pháp
Năm 1815, Gia Long ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), gồm 398 điều, 7 chương. Nội dung: chủ yếu đề cao uy quyền của Hoàng đế và đề ra những hình phạt để trừng trị ai phạm tội.
* Quân đội
Xây dựng một đội quân thường trực mạnh với trên 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh và tượng binh)
* Chính sách ngoại giao
- Đối với Trung Quốc: thần phục tuyệt đối
- Đối với Lào, Cao Miên: bắt họ thần phục, có lúc thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.
- Đối với Phương Tây: đóng cửa, không đặt quan hệ, thi hành chính sách đàn áp Thiên chúa giáo.
b. Đánh giá
- Đấy là cuộc cải cách được đánh giá cao
- Cuộc cải cách đã thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện sau này.
a. Sự phát triển hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX
- Thế kỉ XI, nhà Lý thành lập, vua Lý Thái Tổ rất quan tâm đến việc đặt ra các phép tắc cai trị rõ ràng.
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.
- Đến thời Trần, cho ban hành bộ Hình luật riêng.
- Thời Lê sơ, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.
- Thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thành lập, các vua nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), gồm 398 điều, chia làm 7 chương, được chính thức ban hành. Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.
b. Điểm khác biệt của bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn so với bộ Quốc triều hình luật thời Lê.
- Bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), đề cao quyền uy của hoàng đế, triều đình.
- Bộ Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức) có những điều luật bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, bộ luật này mang tính dân tộc sâu sắc.
Trong công cuộc xây dựng đất nước:
Dẫn chứng: Trong lịch sử Việt Nam, việc đoàn kết dân tộc đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Ví dụ, trong thời kỳ bảo vệ quốc gia trước sự xâm lược của các quốc gia hàng xóm, như Trung Quốc và Mông Cổ, người Việt đã thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ để chống lại kẻ thù. Đây là dẫn chứng cụ thể cho vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.
Vai trò, tầm quan trọng: Khối đại đoàn kết dân tộc là yếu tố quyết định trong việc xây dựng đất nước. Sự đoàn kết giúp tạo ra sức mạnh và tinh thần chung, hỗ trợ trong việc vượt qua khó khăn và thách thức. Nó cũng gắn kết và thống nhất các dân tộc, tôn vinh đa dạng văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong công cuộc bảo vệ đất nước:
Dẫn chứng: Một ví dụ điển hình về vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước là cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - Trung Kỳ - Bắc Kỳ (1940-1945) chống lại sự xâm lược của Nhật Bản. Trong cuộc kháng chiến này, người Việt đã đoàn kết mạnh mẽ để tổ chức và tiến hành các hoạt động kháng chiến, góp phần vào việc giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ.
Vai trò, tầm quan trọng: Khối đại đoàn kết dân tộc là nền tảng quan trọng để bảo vệ đất nước. Sự đoàn kết mang lại sức mạnh thống nhất và sự tin tưởng vào mục tiêu chung, làm tăng khả năng chống lại kẻ thù và bảo vệ lãnh thổ. Nó cũng tạo ra sự đồng lòng và sự hy sinh tập thể để bảo vệ lợi ích chung của quốc gia.
*Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
- Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt đương đầu với thử thách lớn lao kéo dài 30 năm: 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (1258;1285;1288).
- Dưới sự chỉ huy của nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước cùng hàng loạt các tướng lĩnh tài năng, cả nước quân và dân quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc.
- Kinh thành Thăng Long ba lần vó ngựa quân Mông – Nguyên giày xéo nhưng với tinh thần “Sát Thát”, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược.
- Đặc biệt chiến thắng trên sông Bạch Đằng (1288) mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta.
*Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan mưu đồ xâm lược của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Thắng lợi này khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp thêm truyền thống chiến đấu chống kẻ thù…
- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược Mông – Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Phương Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của đế chế Mông – Nguyên trên toàn Châu Á.
*Nguyên nhân thắng lợi
- Sự đoàn kết đồng lòng nhất trí của quân và dân nhà Trần với hào khí “Đông A” bất diệt, cùng với truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Sự chuẩn bị chu đáo của quân dân nhà Trần cho cuộc kháng chiến.
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của vua tôi nhà Trần (Trần Hưng Đạo).
- Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên quyền lợi cá nhân, chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ để đoàn kết chiến đấu chống quân xâm lược.
phân tích nguyên nhan thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp ?
a. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.
* Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma.
Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, họ đang ở trong thời kì tan rã của chế độ công xã nhuyên thủy. Từ cuối thế kỉ II, đã có một số bộ tộc người Giec-man như người Tây Gốt, Phơ-răng,… di cư vào lãnh thổ đến đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.
* Người Giec-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc
Đến giữa thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giec-man ồ ạt xâm nhập vào đến đế quốc Rô-ma. Lúc này, đế chế Rô-Ma đang bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nên không còn đủ sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì vậy, người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, chiếm đất đai và lập lên nhưng vương quốc riêng của mình. Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên,..
* Sự thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”
Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một bộ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.
b. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á
Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Á như sau:
* Về thời gian
- Chế độ phong kiến ở châu Á hình thành sớm (như Trung Quốc là vào thế kỉ III TCN)
và sụp đổ muộn (đầu thế kỉ XX)
- Chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn (thế kỉ V) và sụp đổ sớm hơn (thế kỉ
XVI – XVII).
* Về cơ sở hình thành
- Chế độ phong kiên ở châu Á hình thành trên cơ sở phá vỡ quan hệ cộng đồng ở nông
thôn, xuất hiện tư hữu ruộng đất và là sự kế tiếp của xã hội cổ đại.
- Chế độ phong kiến ở Tây Ây hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm nô Rô-ma và sự giải thể của chế độ của chế độ công xã nguyên thủy ở người Giec-man. Như vậy là hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài.
* Về giai cấp trong xã hội.
- Ở các nước phong kiến châu Á có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh.
- Ở các nước phong kiến Tây Âu có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.
* Về thể chế nhà nước.
- Các nước phong kiến châu Á có chế độ phong kiến tập quyền.
- Các nước phong kiến Tây Âu lúc mới hình thành có chế độ phong kiến phân quyền.
Sự khác nhau trong nghệ thuật chỉ đạo chống giặc của nhà nước phong kiến trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.
·* Thời Lý
-Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: Khi quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhon của giặc”
- Năm 1075, Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc, mở cuộc tập kích trên đất Tống đánh tan các đạo quân của nhà Tống, đốt kho lương rồi rút quân về nước.
- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt phủ thành, cho đọc bài thơ thần: Nam quốc sơn hà để khích lệ tinh thần chiến đấu của quan dân ta và làm nhục chí của giặc, nêu cao tính chất chính nghĩa và chắc thắng của ta. Giúp quân ta giành thắng lợi trong trận quyết định ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Cách kết thúc chiến tranh: chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa, đặt quan hệ ngoại giao.
* Thời Trần
-Vừa đánh vừa rút tránh thế mạnh của giặc rồi phản công, bao vây, cô lập, tiêu diệt quân giặc.
- Với chiến thuật vườn không nhà trống quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Mông – Nguyên trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp năm 1258, 1285 và đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 1288.
- Đoàn kết quân dân, phát huy lòng yêu nước của quân dân qua các hội nghị Bình Thanh và Diên Hồng.
- Cho quân dân thích vào tay hai chữ “Sát Thát”, cho truyền đi lời hịch của Trần Quốc Tuấn để tạo nên lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệ quân dân quyết tâm đánh giặc, giữ vững độc lập của Tổ Quốc.
- Cách kết thúc chiến tranh: dùng thắng lợi lớn về quân sự để làm nhục ý chí xâm lược của kẻ thù (trận Bạch Đằng năm 1288).
Đáp án C