K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2019

Cục nước đá và dòng chảy
Mưa đá. Một cục đá to lông lốc như quả trứng rơi bộp xuống đất. Dòng nước dang rộng tay nói:
- Chào bạn ! Mời bạn nhập vào chúng tôi.
Cục nước đá lạnh lùng đáp:
- Các anh đục ngầu bẩn thỉu như thế, tôi hòa nhập vào các anh sao được. Trời cao kia mới là bạn của tôi.
Dòng nước cười xòa chảy ra sông ra biển. Cục nước đá trơ một mình một lúc sau thì tan nát ướt nhoẹt ở góc sân.

1, xác định phương thức biểu dạt chính của bài văn ?

Tự sự kết hợp miêu tả

2,tìm các từ láy trong bài văn trên ?

lông lốc, lạnh lùng

3 , nội dung chính ?

Câu chuyện trên dựa qua nhân vật là cục đá, đã nói lên một kinh nghiệm, bài học trong cuộc sống : sống ở đời không nên kiêu ngạo, phải cần có những mối quan hệ , cần hòa nhập với con người, xã hội xung quanh đừng có như cục đá kia, không biết hòa nhập với dòng chảy để rồi nhận một kết cục đau buồn

23 tháng 12 2019

ptbđ chình là biểu cảm hở bạn

ĐỀ 3I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢYMưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá,dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.- Không được. - Cục đá lạnh lùng đáp - các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia,ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao...
Đọc tiếp

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢY

Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá,

dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:

- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.

- Không được. - Cục đá lạnh lùng đáp - các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia,

ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao được?

Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy

kiêu ngạo:              

- Bảo cho các anh biết rằng: Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung

thân của ta.

- Hày dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi.

Nói xong dòng chảy cười xòa rồi ào ra sông, ra biển. Còn lại một mình

buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.

(Trích 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại, NXB Hồng Đức, trang

144)

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn vào chữ cái trước đáp

án đúng nhất:

1. Văn bản trên thuộc thể loại/tiểu loại nào?

Điểm Lời phê của thầy, cô giáo

 

A. Văn bản thơ. B. Văn bản truyện.

C. Văn bản thông tin. D. Văn bản tản văn.

2. Dòng nào nêu đúng các sự việc chính trong truyện?

A. Cục nước đá rơi – dòng nước rủ nhập vào - cục nước tan ở góc sân.

B. Dòng nước chảy qua rủ nhập vào - cục nước từ chối, tan ở góc sân.

C. Mưa - dòng nước chảy qua rủ nhập vào - cục nước từ chối – cục nước đá tan.

D. Mưa - cục nước đá rơi - dòng nước rủ nhập vào - cục nước từ chối - cục

nước khóc, tan ở góc sân.

3. Từ “dòng chảy - chúng tôi” trong những câu văn sau thuộc phép liên kết

nào?

“Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá,

dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:

- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.”

A. Phép lặp. B. Phép thế.

C. Phép nối. D. Tất cả các đáp án trên.

4. Mối quan hệ giữa cục nước đá – dòng chảy thể hiện mối quan hệ nào sau

đây?

A. Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. B. Quan hệ giữa cá nhân với cộng

đồng.

C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. D. Quan hệ giữa cá nhân với cội

nguồn.

5. Cục nước đá trong truyện tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội?

A. Kiêu căng, tự phụ. B. Ảo tưởng sức mạnh bản thân, hiếu

thắng.

C. Kiêu ngạo, dễ quên nguồn cội. D. Khao khát khám phá, chinh phục.

6. Bài học ngụ ý được gửi gắm qua câu chuyện trên là:

A. Không nên sống một mình, chê bai, khinh thường người khác.

B. Sống hòa đồng, biết thích nghi hoàn cảnh và trân trọng nguồn gốc.

C. Cần khiêm tốn, chịu khó hòa nhập cuộc sống xung quanh.

D. Không nên kiêu căng, tự phụ.

Câu 2 (1,0 điểm). Cục nước đá tan ướt ở góc sân có phải kết cục xứng đáng với

nó không? (Lý giải dựa trên căn cứ từ văn bản đọc - trả lời khoảng 6-8 dòng).

Câu 3 (2,0 điểm). Từ văn bản trên hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu ý nghĩa

của việc sống hòa đồng với mọi người xung quanh.

II. VIẾT (4.0 điểm):

Bên cạnh những học sinh ôn tập, kiểm tra nghiêm túc, vẫn còn một bộ phận

các em có thói quen chưa tốt như lười học, thiếu trung thực trong thi cử…

Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 1,5 trang giấy kiểm tra) để bày

tỏ sự tán thành của em với ý kiến: “Gian lận, quay cóp trong thi cử là một thói

xấu cần loại bỏ”.

 

0
6 tháng 11 2018

1. PTBĐ: tự sự - miêu tả

2.

mưa đá- 1 cục nước đá trắng tinh to lông lốc như quả trứng rơi bộp xuống đất dòng nước dang rộng tay nói chào bạn mời bạn hòa nhập với chúng tôiCục nước đá lạnh lùng đáp Các anh đục ngầu và bẩn thỉu như the61toi6 hòa nhập với các anh sao được trời cao kia mới là bạn của tôi

Dòng nước cười xòa rồi ào ào chảy ra song ra biển Cục đá trôi lại 1 mình 1luc1 thì tan ra ướt nhẹ ở 1 góc nào đó

3. Thông điệp:

Trog cuộc sống, chúng ta không nên khinh thường người khác để rồi phải nhận một cái giá rất đắt

4.'' dòng nước cười xòa rồi ào ào chảy ra sông ra biển''

- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả

6 tháng 11 2018

gianroikhocroihuhugiúp i mà

Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờ…    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:Buồn trông con nhện giăng...
Đọc tiếp

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…

    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

  Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng.Tiếng gió khuya vu vu.Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn….

  Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ được gặp nhau có một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thương, đang ngước mặt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì, mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

  Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc(a), thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

mà nói với sông:

   – Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

  Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

a) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

1
25 tháng 8 2019

a, Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân

b, Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng người cụ thể đội khăn, mặc áo dài

- Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương

     + Tác giả tưởng tượng ra cái mạng nhện, con nhện nghển trông, ngạc nhiên tác giả tưởng tượng ra ngân hà trong điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ nơi có người thân quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn, trông đợi.

 

     + Từ con sông sao trên trời, tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, liên hệ tới lòng chung thủy không bao giờ vơi cạn

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay...
Đọc tiếp

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ, cuối thế kỷ 20, là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu.Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ.Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi khắp nẻo đường đời. Khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình. 

Nhận xét cách biểu đạt tình cảm của nhà văn.

Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung,bài văn biểu cảm nói riêng.

 

1
6 tháng 10 2016

Nhận xét:Biểu đạt trực tiếp về tình yêu quê hươnh

Nhắc lại các bước:

+ B1:Tìm hiểu đề,tìm ý

+ B2: Lập dàn ý

+ B3: Viết bài hoàn chỉnh

+ B4: Sửa bài

Mọi người đọc đi, hay lắm;Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.- Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY,...
Đọc tiếp

Mọi người đọc đi, hay lắm;

Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.
- Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI".Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và nghỉ mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý đã trượt chân rơi xuống một vũng lầy và dần dần lún sâu xuống. Nhưng người kia đã kịp thời cứu được anh.
- Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI".
Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: "Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?".
Và câu trả lời anh ta nhận được là:
"Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi."

1
10 tháng 11 2018

Mình từng đọc bài này rồi, rát hay đó!

Nhưng bạn ơi, cái này không liên quan đến đề mục bạn chọn là Ngữ Văn lơp đâu nha

Have a nice day!

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ,  là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu. Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ. Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ An Giang nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về  đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bảo là sáng soi mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương, hơn thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.

 

 

1
3 tháng 10 2016

Phương thức : biểu cảm = cách gián tiếp.Đặc điểm : tập trung biểu cảm,cảm xúc để bộc lộ tình cảm chứ ko chú ý vào miêu tả và tự sự.

Đọc hai truyện sau:(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã...
Đọc tiếp

Đọc hai truyện sau:

(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.

(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?

3. Các phần của bố cục

a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.

b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?

c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

1
24 tháng 6 2018

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.