K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2018

d, Truyền là truyền từ người này qua người khác , kỳ là kỳ lạ hoang đường mang tính chất thần bí . Vậy thể loại truyền kỳ là thể loại kể lại chép lại những câu chuyện thần bí huyền bí trong nhân gian được nhân gian truyền từ người này qua người khác, Ví dụ Tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ .

Yếu tố thực đan xen yếu tố kì ảo làm cho yếu tố kì ảo vốn lung linh, mơ hồ, trở nên gần gũi với đời thực, làm tăng độ thực khiến cho người đọc ko cảm thấy ngỡ ngàng

g, Hình ảnh về vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều trong tác phẩm ''Chị em Thúy Kiều''

ôn tập truyện ,kí trung đại: a)hoàn thành bảng sau vào vở tt tên văn bản,đoạn trích thể loại(truyền kì, kí ,tiểu thuyết) tác giả nội dung chủ yếu đặc sắc về nghệ thuật b)bằng những hiểu biết về truyện kiều của nguyễn du và truyện lục vân tiên của nguyễn đình chiểu ,hãy chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu của...
Đọc tiếp

ôn tập truyện ,kí trung đại:

a)hoàn thành bảng sau vào vở

tt tên văn bản,đoạn trích thể loại(truyền kì, kí ,tiểu thuyết) tác giả nội dung chủ yếu đặc sắc về nghệ thuật

b)bằng những hiểu biết về truyện kiều của nguyễn du và truyện lục vân tiên của nguyễn đình chiểu ,hãy chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu của truyện thơ

c)qua đoạn trích chị em thúy kiều cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích,em hãy so sánh hoàn cảnh xuất thân ,thân phận của kiều trước và trong khi lưu lạc .từ đó hãy giải thích câu mở đầu của truyện kiều:

trải qua một cuộc bể dâu,

những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

d)em hiểu gì về truyện truyền kì ?chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố'kì'trong tác phẩm chuyện người con gái nam xương

e)phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản thể hiện qua sự đôi lập giữa hình tượng nguyễn huệ với tôn sĩ nghị và lê chiêu thống trong hồi thứ 14

g)1 trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ văn trung đại là tính ước lệ .em hãy nêu 1 số biểu hiện của tính ước lệ thể hiện qua những tác phẩm ,đọan trích đã học

3
24 tháng 11 2018

b, Truyện thơ thường là thơ lục bát, có tính nhạc, vần điệu, truyện thơ có sự việc, đối thoại, miêu tả, tình huống giống với truyện tự sự

12 tháng 9 2019

Tham khảo:

a, Bài làm:

STT

Tên văn bảuâtn đoạn trích

Thể loại ( truyện kí, truyện thơ, kí, tiểu thuyết chương hồi)

Tác giả

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc về nghệ thuật

1

Chuyện người con gái Nam Xương

Truyện truyền kỳ mạn lục

Nguyễn Dữ

Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến

Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn

2

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

tùy bút

Phạm Đình Hổ

Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến

Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn

3

Hoàng Lê nhất thống chí

cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

Ngô gia văn phái

Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân.

Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động

4

Truyện Kiều

truyện Nôm bác học

Nguyễn Du

Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người

Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc

5

Truyện Lục Vân Tiên

Truyện thơ Nôm

Nguyễn Đình Chiểu

Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài

Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động

b, Truyện thơ thường là thơ lục bát, có tính nhạc, vần điệu, truyện thơ có sự việc, đối thoại, miêu tả, tình huống giống với truyện tự sự

c, Kiều trước khi gia biến, lưu lạc: là người con gái sinh ra trong gia đình "bậc trung", sống kín đáo, được tôn trọng, vừa thông minh, xinh đẹp vừa tài năng, sống trong cảnh "êm đềm chướng rủ màn che" chưa vướng bụi trần.

  • Kiều sau khi gia biến, lưu lạc: bị trao qua bán lại, bị hắt hủi, chà đạp về nhân phẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm ấy càng ý thức và tủi hờn cho thân phận nhỏ bé bị chà đạp của mình.

=> Câu thơ "Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" cho thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.

d, Truyện truyền kì là một loại hình tự sự bằng văn xuôi, thuộc văn học viết. Theo Thi pháp văn học trung đại Việt Nam thì truyện truyền kì Trung Quốc thường có bố cục gồm ba phần:

  • a) Mở đầu: giới thiệu nhân vật (tên họ, quê quán, tính tình phẩm hạnh)
  • b) Kể chuyện: kể các chuyện kì ngộ, lạ lùng
  • c) Kết thúc: nêu lí do kể chuyện.

Các tác giả Việt Nam theo truyền thống truyền kì Trung Quốc, nhưng lại có một quá trình hình thành và phát triển gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử.

Các chi tiết kì ảo trong truyện Người con gái Nam Xương là:

  • Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
  • Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.
  • Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

Ý nghĩa các yếu tố kì trong bài:

  • Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú.
  • Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
  • Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.
  • Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội

e, Những chân dung những nhân vật lịch sử tương phản trong đoạn trích hổi thứ 14 của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đã đem lại bức tranh sống động, gay cấn vê' biến động lịch sử cuối thế kỉ XVIII và mở ra cái nhìn lịch sử qua những cá nhân cụ thể. Sự đối lập khắc họa rõ nét hình ảnh giữa người anh hùng Quang trung và lũ bè đảng bán nước cướp nước. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung được khắc hoạ đậm nét với tính cách mạnh mẽ, với trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, với tài dụng binh như thần. Ông vừa là người tổ chức, vừa là linh hồn của những chiến công vĩ đại. Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ càng trở lên chói lòa anh dũng bao nhiêu thì hình ảnh vụ vua Lê Chiêu Thống và bè lũ bán nước càng trở nên thảm hại bấy nhiêu. Vua Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa Thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn. Khi đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” trông đến thật hèn kém, thảm hai vô cùng.

g, VD: Khi miêu tả Thúy Vân:

"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhương màu da”

(Truyền Kiều- Nguyễn Du)

=> Qua nhiều hình ảnh ước lệ “khuôn trăng”, nét ngài” hay “ngọc”, “mây”, “tuyết” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “trang trọng, dầy đặn” “nở nang, đoan trang”, “mây thua, tuyết nhường” luôn tạo cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng . Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan trang, phúc hậu.

1. Qua truyện " Chuyện người con gái nam xương" em hãy cho biết thế nào là truyện kì mạng lục?2. Nguyên nhân trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương.3. Thế nào là thể chí?4. Qua đoạn trích chị em Thúy Kiều em hiểu thế nào là nghệ thuật ước lệ  tượng trưng ? Đoạn  trích thể hiện rõ nhất cảm hứng nhân văn nào của Nguyễn Du?5. " Làn thu thủy, nét xuân sơn "  là hình ảnh ước lệ gợi tả...
Đọc tiếp

1. Qua truyện " Chuyện người con gái nam xương" em hãy cho biết thế nào là truyện kì mạng lục?

2. Nguyên nhân trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương.

3. Thế nào là thể chí?

4. Qua đoạn trích chị em Thúy Kiều em hiểu thế nào là nghệ thuật ước lệ  tượng trưng ? Đoạn  trích thể hiện rõ nhất cảm hứng nhân văn nào của Nguyễn Du?

5. " Làn thu thủy, nét xuân sơn "  là hình ảnh ước lệ gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, còn cụm từ " làn thu thủy" thì gợi tả vẻ đẹp nào?

6. Cụm từ" nét ngài nở nang " " nét xuân sơn" gợi tả vẻ đẹp nào của chị em ThúyKiều?

7. Theo em, cảnh ngày xuân trong 4 câu thơ đầu có màu sắc như thế nào?

8.Trong 10 câu thơ tác giả sử dụng biện pháp nghệ huật nào? Nội dung chính của 10 câu thơ đầu là gì?

9.Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn trích ' Kiều ở lầu ngưng bích" là gì ?

10. Nêu hình thức sáng tác của truyện Lục Vân Tiên.

 

 

 

 

 

2
23 tháng 10 2019

thay vì dùng tg đăng bài thì e nên leenn mạng tra những k/n nhá còn những câu kia đọc qua bài là hỉu r

24 tháng 10 2019

1.Truyền kì mạn lục (quyển sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ đang được lưu truyền) gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi tự sự (có xen văn biền ngẫu và thơ ca). Tác phẩm này được Nguyễn Dữ viết trong thời gian ở ẩn và hoàn thành trước năm 1547. Sự đan xen pha trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường, kì ảo là nét đặc trưng và sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện trong tác phẩm. Sau mỗi truyện ngắn đều có một lời bình ngắn (hiện chưa biết là của ai) đề cập đến phẩm chất đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm

2.

 Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.

+ Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.

+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

hai câu trc nha!!!!!

10 tháng 11 2017

- Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh:

Êm đềm trướng rủ màn che

Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều

→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.

Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:

- Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…

- Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về

Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

Gợi ý.

I. Mở bài. Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận định.

II. Thân bài.

1. Giải thích

- Thế giới nội tâm nhân vật là việc tác giả dùng điểm nhìn toàn tri, người viết có thể nhìn thấu tâm can và hiểu được tâm trạng của nhân vật. Đây là điểm mới, sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tác văn học bởi đặc trưng trong cách kể của văn học trung đại vẫn là lối kể biên niên - theo trình tự thời gian, điểm nhìn của người ngoài cuộc.

- Tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật: đây là nhận định hoàn toàn đúng. Bởi thông qua thế giới nội tâm, tính cách và phẩm chất nhân vật được bộc lộ. Mà nhân vật chính là phương diện để nhà văn thể hiện tư tưởng và tài năng của mình.

- Trong tác phẩm Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình, nhà thơ có những đoạn viết tuyệt khéo về bức tranh thiên nhiên, bên cạnh đó còn đi sâu vào khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào sáng tỏ được điều ấy.

2. Chứng minh

a. Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.

(Phân tích đoạn: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân... Có khi gốc tử cũng vừa người ôm".

=> Tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng của nhân vật khi mà để Kiều nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Bởi Kiều bán mình, đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu. Bởi vậy khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn canh cánh trong lòng vì đã phụ tình chàng Kim, là người bội ước lời thề nguyền trăm năm.

b. Đoạn trích đã thể hiện được nội tâm của Kiều khi nàng lo và buồn đau cho cuộc đời của chính mình

(Phân tích 8 câu cuối)

=> Điệp từ "buồn trông" cùng các hình ảnh ước lệ đã cho thấy thế giới nội tâm đầy ngổn ngang, chồng chất những tâm sự của Kiều. Kiều buồn vì thân phận nhỏ bé, xa quê hương, mẹ cha. Kiều đau vì thân phận nhỏ bé bèo bọt hoa trôi. Kiều tủi vì thân phận nhỏ bé, héo úa. Kiều hãi hùng trước sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy "chiếc ghế" định mệnh, cuộc đời mình. 

III. KB. Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chỉ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, vận dụng hàng loạt các hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, ta đã thấy được tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Thực sự Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời khi mà có thể thấu hiểu và bộc lộ được thế giới nội tâm nhân vật đến chân thực và sâu sắc đến như vậy.

6 tháng 11 2018

- Kiều trước khi gia biến, lưu lạc: là người con gái sinh ra trong gia đình "bậc trung", sống kín đáo, được tôn trọng, vừa thông minh, xinh đẹp vừa tài năng, sống trong cảnh "êm đềm chướng rủ màn che" chưa vướng bụi trần.

- Kiều sau khi gia biến, lưu lạc: bị trao qua bán lại, bị hắt hủi, chà đạp về nhân phẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm ấy càng ý thức và tủi hờn cho thân phận nhỏ bé bị chà đạp của mình.

=> Câu thơ "Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" cho thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau vì những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nếu như khi nhớ Kim Trọng, Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm trong tình yêu, thì khi nhớ tới cha mẹ lòng nàng lại đầy xót xa và lo lắng. Những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó:

-  Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.” Chữ “tưởng” vừa là nhớ vừa là hình dung, tưởng tượng ra hình ảnh của người yêu. “Dưới nguyệt chén đồng” là đang nhớ về kỷ niệm mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Kiều còn tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng ở quê nhà đang hướng về mình, tin tưởng và chờ mong uổng công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”

“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Câu thơ có hai cách hiểu

Tấm lòng Kiều nhớ thương Kim Trọng không bao giờ phai mờ, nguôi quên.

Tấm lòng của Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm cho hoen ố, phải gột rửa đến bao giờ cho sạch.

- Khi nhớ về cha mẹ, tác giả dùng từ “xót” để thể hiện tấm lòng xót xa, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con trong vô vọng. Nàng xót xa khi nghĩ đến cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình không thể ở bên chăm sóc. Không biết giờ đây ai là người chăm lo “quạt nồng ấp lạnh”. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điểm cố Xuân Lai, gốc Tử đều để nói về tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

=> Trong cảnh ngộ bơ vơ nơi góc bể chân trời, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ đến Kim Trọng và cha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người có tấm lòng thủy chung, người con hiếu thảo,  người có lòng vị tha đã trân trọng.