Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
← Con gái đi học
Chương trình tăng cường tiếng Anh: Chất lượng đến đâu?→
Truyen QUẢ BẦU MẸ
Posted on August 29, 2008by htdthao
Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6, bài đầu tiên Khoa học là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Phần câu hỏi có một câu hỏi về truyền thuyết của các dân tộc khác ở VN tương tự truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, hai mẹ con nghĩ mãi chẳng ra, gọi điện hỏi ông bà cũng không ai biết :no:
Mẹ tìm giúp con trên mạng, rất là lâu mới tìm được nội dung câu chuyện, các bài nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc VN nói rất nhiều về truyện "Quả bầu mẹ", nhưng không kể lại câu chuyện này mà chỉ đưa một số ý ra để phân tích.
TRUYỆN “QUẢ BẦU MẸ”
Xưa có hai anh em, một trai một gái, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Một hôm nọ vào rừng kiếm ăn, gặp một con Dúi, bèn đuổi bắt. Dúi chui vào hang. Hai anh em đào bắt được. Dúi xin tha và nói sở dĩ phải chui vào hang sâu vì trời sắp sập, sẽ có mưa ngập tất cả. Dúi khuyên hai anh em lấy một khúc gỗ to đẽo rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào trong đó.
Miệng khúc gỗ được bịt sáp ong như bưng thành mặt trống. khi hết hạn, hai anh em lấy lông Dím chọc thủng sáp ong, nếu thấy không có nước rỉ vào thì phá mặt trống mà ra. Hai anh em tha cho Dúi và làm theo lời Dúi bảo. Mưa lớn, nước ngập mênh mông. Đúng hạn, hai anh em chui ra, trống mắc trên cây Nhót, vì thế cây Nhót không bao giờ thẳng. Hai người leo xuống, tặng nhau nắp trầu làm tin rồi chia tay nhau đi tìm đồng bào. Hai người đi hai ngã nhưng lại gặp nhau, vì những người khác đã chết hết. Và họ cứ đi tìm như thế nhiều lần mà vẫn thất vọng vì mọi người khác đã chết hết. Lần cuối cùng, chim Tgoóc khuyên hai anh em nên lấy nhau để có con nối dõi, loài người được sinh sôi nảy nở. Ít lâu sau, người em có mang, chửa được bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra một quả bầu. Người chồng muốn đập vỡ ra, người vợ tiếc đem gác lên gác bếp. Một lần đi làm nương về, hai người cứ thấy tiếng cười đùa trong nhà, nhưng đến khi vào nhà lại thấy im bặt. Lấy làm lạ, người chồng leo lên gác bếp ghé tai vào quả bầu, nghe có tiếng ầm ĩ, mang xuống định lấy dao chặt. Sợ như vậy chạm vào con, người vợ bảo lấy que đốt nhọn đầu và dùi lỗ. Bỗng có người Xá chui ra trước. Người chồng mừng quá, khoét lỗ rộng thêm, thì người Thái, người Lào, người Lự lại ra theo. Người vợ sốt ruột lấy củi phang vỡ quả bầu. Người Kinh, người Hán ra nốt, người Xá dính nọ nên đen, người Kinh người Hán ra sau nên trắng.
Câu chuyện trên đây được kể lại trong bài phân tích dưới đây về "văn hóa bầu bí" của người VN:
VĂN HOÁ BẦU BÍ
Việt Nam bao gồm trên 56 sắc tộc rải khắp từ cao nguyên đến đồng bằng, từ miền xuôi đến miền ngược, từ vùng sông trũng đến miền biển cả, nhiều sắc tộc nhưng lại hoà hợp, gần nhau về các đức tính, cách nghĩ suy và hướng tâm linh. Có một điều gì làm nên cái chung ấy, giải thích bằng huyền thoại cho ta gặp thấy trong các huyền thoại của các sắc tộc khác nhau, ta tìm thấy có một mẫu số chung ấy là Mẹ Việt Nam. Cụ thể có thể lấy một trong những mẫu truyện của miền Tây Bắc, chuyện kể rằng:
“Xưa có hai anh em, một trai một gái, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Một hôm nọ vào rừng kiếm ăn, gặp một con Dúi, bèn đuổi bắt. Dúi chui vào hang. Hai anh em đào bắt được. Dúi xin tha và nói sở dĩ phải chui vào hang sâu vì trời sắp sập, sẽ có mưa ngập tất cả. Dúi khuyên hai anh em lấy một khúc gỗ to đẽo rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào trong đó.
Miệng khúc gỗ được bịt sáp ong như bưng thành mặt trống. khi hết hạn, hai anh em lấy lông Dím chọc thủng sáp ong, nếu thấy không có nước rỉ vào thì phá mặt trống mà ra. Hai anh em tha cho Dúi và làm theo lời Dúi bảo. Mưa lớn, nước ngập mênh mông. Đúng hạn, hai anh em chui ra, trống mắc trên cây Nhót, vì thế cây Nhót không bao giờ thẳng. Hai người leo xuống, tặng nhau nắp trầu làm tin rồi chia tay nhau đi tìm đồng bào. Hai người đi hai ngã nhưng lại gặp nhau, vì những người khác đã chết hết. Và họ cứ đi tìm như thế nhiều lần mà vẫn thất vọng vì mọi người khác đã chết hết. Lần cuối cùng, chim Tgoóc khuyên hai anh em nên lấy nhau để có con nối dõi, loài người được sinh sôi nảy nở. Ít lâu sau, người em có mang, chửa được bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra một quả bầu. Người chồng muốn đập vỡ ra, người vợ tiếc đem gác lên gác bếp. Một lần đi làm nương về, hai người cứ thấy tiếng cười đùa trong nhà, nhưng đến khi vào nhà lại thấy im bặt. Lấy làm lạ, người chồng leo lên gác bếp ghé tai vào quả bầu, nghe có tiếng ầm ĩ, mang xuống định lấy dao chặt. Sợ như vậy chạm vào con, người vợ bảo lấy que đốt nhọn đầu và dùi lỗ. Bỗng có người Xá chui ra trước. Người chồng mừng quá, khoét lỗ rộng thêm, thì người Thái, người Lào, người Lự lại ra theo. Người vợ sốt ruột lấy củi phang vỡ quả bầu. Người Kinh, người Hán ra nốt, người Xá dính nọ nên đen, người Kinh người Hán ra sau nên trắng."
Giải mả mẫu huyền thoại trên ta thấy, không riêng gì dân tộc phía Tây Bắc có câu chuyện như vậy, mà có cả trên trăm truyện na ná như thế hình thành từ nhiều sắc tộc khác nhau. Điều quan trọng không chỉ là diễn giải con người có cùng nguồn gốc, nhưng một triết lý quan trọng, đó là một triết lý nhân sinh quan đến vũ trụ quan và cuối cùng là nhận thức siêu hình.
Nhận thức nhân sinh quan, người ta thấy câu truyện bắt nguồn từ khi con người bắt đầu biết trồng trọt. Nghề lúa nước thưở xưa cần nhiều người hợp lực, gắn kết con người sống chết với nhau, từ đó cũng có người gọi nền văn hoá nông nghiệp sơ khai ấy là nền “văn hoá bầu bí”. Nền “văn hoá bầu bí” muộn nhất cũng phát triển từ thời đồ đá mới. Bầu bí thưở xưa gắn bó với nền văn hoá Đông Dương, biểu lộ một đời sống sung túc hơn vào thời hái lượm nhờ trồng trọt được thêm những hoa quả làm tăng giá trị dinh dưỡng. Từ khi trồng trọt được, con người sống định cư, để ổn canh họ tổ chức thành xã hội, cơ cấu xã hội ban đầu ấy dựa vào tình thương để đùm bọc lẫn nhau để sống: “Bầu ơi, thương lấy bí cùng; tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Ý thức về xã hội tập hợp gồm nhiều dân tộc sống cùng nhau trên mảnh đất, đòi hỏi của nghề lúa nước là “tối lửa tắt đèn có nhau” làm tiêu chí để “an cư lạc nghiệp”.
Những xung đột về sắc tộc bắt nguồn từ khi con người tăng trưởng về số lượng, vùng đất xưa canh tác trở nên nhỏ hẹp. Người ta liên kết theo từng nhóm sắc tộc để đấu tranh sinh tồn chống lại những nhóm người khác tới. Những huyền thoại bắt đầu có sự riêng rẽ, phân biệt sắc tộc này với sắc tộc nọ, cũng nhằm củng cố tinh thần của nhóm sắc tộc của mình, huyền thoại không còn dừng ở huyết thống mà theo vùng cư trú. Có những huyền thoại mang dấu vết chia rẽ hận thù giữa các dân tộc cũng hình thành từ đấy.
Con người bắt đầu liên kết với nhau và phân rẽ nhau cũng vì miếng ăn. Đọc lại huyền thoại phải chăng là cách để nối lại tình xưa đã mất mà gạt đi những ích kỷ nhỏ nhen, những tỵ hiềm, tranh chấp chỉ vì miếng ăn. Người ta sống đâu chỉ là ăn mà là còn ở được với nhau. Quả bầu Mẹ, cần nhắc lại để thắp lại tình anh chị em đã mất, để nhận ra nhau là anh chị em là những con người cần có tình thương hơn những khi cần bánh.
Huyền thoại quả bầu Mẹ cũng cho biết một vũ trụ quan của người cổ xưa. Theo cốt truyện, con người luôn đối diện với một thực tế khó khăn luôn phải đương đầu với tai hoạ của thiên nhiên. Được nhắc nhiều nhất trong các huyền thoại của các dân tộc là nạn hồng thuỷ. Hồng thuỷ có ở Cựu Ước, gia đình ông Noê được cứu thoát cùng với nhiều loài gia súc từng đôi một. Ở nhiều huyền thoại của các cư dân khác cũng thấy như vậy. Theo cư dân miền nhiệt đới, hồng thuỷ bắt nguồn từ việc trời mưa kéo dài: “Ba năm, ba tháng, ba ngày” hoặc “Bảy năm, bảy tháng, bảy ngày”. Con số ba và bảy nói đến thời gian rất dài chứ không có ý nói đến đúng hạn thời gian. Con số ba và bảy là con số biểu lộ tính cách tư duy số lẻ của người Đông Phương. Sự tích con Dúi biết được trời mưa rất lớn, có dân tộc giải thích là con Dúi nhờ thường đi lại với người trên thượng giới, như dân tộc Lamét, một nhánh của tộc Khmú dân tộc Lào. Còn có tộc người Vân Kiều giải thích đó là sự thông minh của con Cóc. Người Việt cũng nói “Con Cóc là cậu ông Trời” vì Cóc kêu là mưa sắp tới, đi từ hiện tượng tự nhiên đến hiện tượng thiên giới.
Cốt truyện còn cho thấy: Bao giờ những người thoát nạn cũng là mẫu người hiền lành, phúc đức. Gầy dựng lại một giống người hiền lành, phúc đức, bởi vì có quá nhiều xung khắc giữa con người làm nghẹt thở lẫn nhau. Cũng vậy, quan niệm Trời cao cũng có mắt để một lúc nào đó nổi giận mà tiêu diệt những kẻ gian ác, xấu xa, để thiên nhiên thuận hoà với con người hơn. Ngươi ta tin có Trời soi xét mọi việc, nên mọi việc oan ức cũng nhờ Trời minh xét mà giải thoát người sống ngay lành.
Trong 96 truyện thu nhập được tại Đông Nam Á, thì có 63 truyện nói đến việc cả hai người chui vào quả bầu để lánh nạn. Quả bầu tại sao quan trọng đến thế? sở dĩ như đã nói nền “Văn hoá Bầu Bí” là nền văn hoá lấy tình thương mà sống với nhau. Khi không còn ở được với nhau thì người ở được với ai. Khi con người bẻ gẫy tương quan người với nhau thì cũng bẻ gẫy tương quan với Trời và với thiên nhiên. Quả Bầu Mẹ, một bài học nhắn nhủ lập lại tính tương giao giữa con người với con người bằng tình huyết thống, lập lại tương quan giữa con người với thiên nhiên như Bài ca Tạo Vật diễn tả: “anh mặt trời, chị mặt trăng” để cuối cùng được tình trời thương đoái. Khi con người ở đuợc với nhau, tìm thấy sự thuận hoà với thiên nhiên thì cũng đẹp lòng với Trời. Từ đó, cũng hình thành một lối sống “dĩ hòa vi quý”, chuộng thanh bình hơn chiến tranh, lấy tâm hơn lấy lý và để minh xét mọi việc người ta dựa vào Trời, tin vào Trời thấy hết và điều khiển mọi sự trong trật tự an hoà.
Hình tượng quả bầu Mẹ có nhiều hình thức diễn tả: Bọc trứng trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra dòng con Việt. Trang sử thi Ramana của Ấn Độ có truyện nàng Xumati vợ vua Xagara sinh ra quả bầu chứa sáu vạn đứa con. Người Lào có quả bầu gọi là “Mác Nậm Tao Pung”…
Quan niệm về văn hoá Mẹ là một quan niệm khá phổ biến trong vùng Đông Nam Á, thưở hồng hoang lịch sử có lẽ người ta biết đến Mẹ nhiều hơn cha. Chính vì thế mà quả bầu mẹ có một chỗ đứng quan trọng trong các huyền thoại của các dân tộc.
sự kiện lịch sử là : sự kiện lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ , được tái diện lại bỡi những bài viết chân thật nhắm cho con người sau biết
và lấy nó làm kinh nghiệm để rút ra bài học cho riêng mình
- Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú có đoạn kể rằng: “ít lâu sau người em có mang, đến bảy năm, bảy tháng, bảy ngày mới sinh ra được một quả bầu. Người chồng định đập đi, nhưng vợ tiếc đem gác lên bếp. Nhiều lần đi làm nương về, nghe trong nhà có tiếng cười nói lao xao. Một hôm người chồng trèo lên gác bếp áp tai vào quả bầu nghe ngóng thì thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống định lấy dao bổ ra. Người vợ sợ thế chặt phải con, bảo chồng lấy que đốt cho nhọn đầu đế dùi. Khi dùi thủng quả bầu, người Khơ mú chui ra được. Người chồng ưng bụng quá bèn khoét lỗ cho rộng ra: Người Thái, người Tày, người Lự theo nhau chui ra. Người chồng thích quá, liền lấy củi đập vỡ quả bầu: người Lào, người Kinh (tức người Việt) ra tiếp. Người Khơ mú vì ra đầu tiên, bị dính muội than quả bầu nên da ngăm ngăm đen. Người Kinh ra sau cùng nên da trắng. Em út hết đất phải đi xa, xuống tận vùng đồng bằng, con nước dựng bản lập mường sinh cơ lập nghiệp”.
- Ý nghĩa của chung của 2 truyện là : Giải thích nguồn gốc của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
- Chia con: đều chia các con đi nơi khác nhau để dựng nước, lập nghiệp
- Hai truyện giống nhau: Khẳng định mối quan hệ huyết thống, tình anh em ruột thịt trong đại gia định các dân tộc Việt Nam (Các dân tộc cùng sinh ra từ một bọc, một quả bầu, cùng cha, cùng mẹ). Hai truyện đều giải thích về đề cao tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em, giữa nhân dân sông ở các vùng, miền của đất nước ta.
Cốt lõi lịch sử của Sơn Tinh Thủy TInh là:giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở vùng châu thổ thường xuyên bắc bộ thời xưa và thể hiẹn khát vọng chế ngự lũ lụt,bảo vệ cuộc sống của nhân dân ta và khen vua Hùng có công lao dựng nước của ch ông ta trong thời vua Hùng
k sao cho mình nhé
* Các nhân vật này được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:
- Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
* Trong cuộc giao tranh:
- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh
- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu...
* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hóa.
- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chông lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trả lời:
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các ý nghĩa sau:
- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần núi Tản Viên trở thành con rể vua Hùng có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng.
chi tiết kì áo đây nhé , tích sao cho mk . cảm ơn
Sự thật lịch sử trong truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh được thể hiện rõ nhất qua những chi tiết,hình ảnh:Thời vua Hùng,vua Hùng gả con gái,mưa bão mà Thủy tinh gây ra chính là mùa bão hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ xưa,Sơn Tinh làm núi để tránh nước.Đó là hình ảnh nhân dân ta đắp đê chống lũ hằng năm
1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:
- Sinh nở thần kì:
+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.
+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại.
- Các tộc người lần lượt ra đời:
+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.
+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.
+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.
2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:
- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.
- Khác:
+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.
+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.
+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.
Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.
bạn giúp tôi trả lời câu :
hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với
cảm ơn
- Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú có đoạn kể rằng: “ít lâu sau người em có mang, đến bảy năm, bảy tháng, bảy ngày mới sinh ra được một quả bầu. Người chồng định đập đi, nhưng vợ tiếc đem gác lên bếp. Nhiều lần đi làm nương về, nghe trong nhà có tiếng cười nói lao xao. Một hôm người chồng trèo lên gác bếp áp tai vào quả bầu nghe ngóng thì thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống định lấy dao bổ ra. Người vợ sợ thế chặt phải con, bảo chồng lấy que đốt cho nhọn đầu đế dùi. Khi dùi thủng quả bầu, người Khơ mú chui ra được. Người chồng ưng bụng quá bèn khoét lỗ cho rộng ra: Người Thái, người Tày, người Lự theo nhau chui ra. Người chồng thích quá, liền lấy củi đập vỡ quả bầu: người Lào, người Kinh (tức người Việt) ra tiếp. Người Khơ mú vì ra đầu tiên, bị dính muội than quả bầu nên da ngăm ngăm đen. Người Kinh ra sau cùng nên da trắng. Tất cả phải đi xa, xuống tận vùng đồng bằng, con nước dựng bản lập mường sinh cơ lập nghiệp”.
- Ý nghĩa của truyện Quả bầu mẹ: Giải thích nguồn gốc của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
- Hai truyện giống nhau: Khẳng định mối quan hệ huyết thống, tình anh em ruột thịt trong đại gia định các dân tộc Việt Nam (Các dân tộc cùng sinh ra từ một bọc, một quả bầu, cùng cha, cùng mẹ). Hai truyện đều giải thích và đề cao tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em, giữa nhân dân sông ở các vùng, miền của đất nước ta.
- Sự kiện chia con : cả hai truyện đều chia con để chia nhau cai quản, lập nghiệp ở khắp các nơi
Sự kiện lịch sử là những gì diễn ra trong qua khứ, được tái diện bởi những bài viết chân thật nhắm cho con người sau biết
Sự kiện lịch sử là những gì diễn ra trong qua khứ, được tái diện bởi những bài viết chân thật nhắm cho con người sau biết