Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú có đoạn kể rằng: “ít lâu sau người em có mang, đến bảy năm, bảy tháng, bảy ngày mới sinh ra được một quả bầu. Người chồng định đập đi, nhưng vợ tiếc đem gác lên bếp. Nhiều lần đi làm nương về, nghe trong nhà có tiếng cười nói lao xao. Một hôm người chồng trèo lên gác bếp áp tai vào quả bầu nghe ngóng thì thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống định lấy dao bổ ra. Người vợ sợ thế chặt phải con, bảo chồng lấy que đốt cho nhọn đầu đế dùi. Khi dùi thủng quả bầu, người Khơ mú chui ra được. Người chồng ưng bụng quá bèn khoét lỗ cho rộng ra: Người Thái, người Tày, người Lự theo nhau chui ra. Người chồng thích quá, liền lấy củi đập vỡ quả bầu: người Lào, người Kinh (tức người Việt) ra tiếp. Người Khơ mú vì ra đầu tiên, bị dính muội than quả bầu nên da ngăm ngăm đen. Người Kinh ra sau cùng nên da trắng. Tất cả phải đi xa, xuống tận vùng đồng bằng, con nước dựng bản lập mường sinh cơ lập nghiệp”.
- Ý nghĩa của truyện Quả bầu mẹ: Giải thích nguồn gốc của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
- Hai truyện giống nhau: Khẳng định mối quan hệ huyết thống, tình anh em ruột thịt trong đại gia định các dân tộc Việt Nam (Các dân tộc cùng sinh ra từ một bọc, một quả bầu, cùng cha, cùng mẹ). Hai truyện đều giải thích và đề cao tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em, giữa nhân dân sông ở các vùng, miền của đất nước ta.
- Sự kiện chia con : cả hai truyện đều chia con để chia nhau cai quản, lập nghiệp ở khắp các nơi
1) Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
+ Lạc Long Quân:
- Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
- Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn
- Có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ
- Thuộc dòng họ Thần Nông
- Là dòng tiên ở trên núi cao phương Bắc
- Xinh đẹp tuyệt trần
=> Như vậy cả hai đều có nguồn gốc là thần, tiên kì lạ phi thường.
2) Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
+ Cuộc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Đây là cuộc hôn nhân giữa hai bậc thần kì, trai tài, gái sắc, một mối duyên tình đẹp đẽ ở chốn có nhiều hoa thơm cỏ lạ và cung điện Long Trang lộng lẫy.
+ Chuyện sinh đẻ kì lạ
- Sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con.
- Tất cả đều hồng hào đẹp đẽ, mặt mũi khôi ngô.
- Đàn con không cần bú mớm, tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.
+ Việc chia con
- 50 người con theo cha xuống biển
- 50 người con theo mẹ lên núi
- Để các con ở đều các phương, để kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp nhau, đều là anh em một nhà.
+ Nguồn gốc của người Việt
- Theo truyện này thì người Việt chúng ta bắt nguồn từ nòi giống thần tiên, linh thiêng, tài giỏi, cao quý rất đáng tự hào.
- Đề cao ý thức dân tộc, ngợi ca cội nguồn tổ tiên => cách giải thích đẫm chất thơ và huyền thoại.
3) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, có tính chất hoang đường, kì lạ do hư cấu tưởng tượng.
+ Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh
- Thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ
- Giải thích các sự kiện theo cách riêng => Trình độ của mỗi thời đại
1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:
- Sinh nở thần kì:
+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.
+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại.
- Các tộc người lần lượt ra đời:
+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.
+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.
+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.
2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:
- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.
- Khác:
+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.
+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.
+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.
Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.
bạn giúp tôi trả lời câu :
hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với
cảm ơn
BT1:
Những chi tiết thể hiện tính chất lạ kì, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ về nguồn gốc và hình dạng được thể hiện trong truyện:
Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ, mình rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn. Có nhiều phép lạ: Giết ba con yêu tinh hại dân. Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi), xinh đẹp tuyệt trần. Gặp gỡ yêu thương Lạc Long Quân và thành vợ chồng Sinh ra bọc nở trăm người con trai khỏe mạnh, tuấn tú. Họ chia con để cai quản các phương, kẻ ở núi, người ở biển.
BT2:
Chuyện con rồng cháu tiên nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên => Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) => Truyền thống đoàn kết của dân tộc Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng...
BT3:
Việc chia con thể hiện sự đoàn kết chia nhau cai quan bốn phương tám hướng , kẻ miền núi , người miền biển có khó khăn thì giúp đỡ nhau đều là anh em một nhà cùng chung một dòng máu.
Thấy đúng thì k cho mình nhé! Hok tốt :>
Thạch Sanh | Lý Thông |
+ Tin lời đi canh miếu thay. + Tin lời trăn tinh của vua. + Tin lời xuống hang cứu công chúa. → Cả tin, thật thà | + Lừa Thạch Sanh thế mạng cho mình. + Lừa để cướp công giết trăn tinh. + Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa. → Lừa lọc, xảo quyệt |
+ Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn. → Vị tha, nhân hậu | + Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của Thạch Sanh. + Cướp công và hãm hại Thạch Sanh nhiều lần. → Tàn nhẫn, vô lương tâm |
+ Giết trăn tinh. + Giết đại bàng. + Cứu công chúa, thái tử con vua Thủy Tề. + Dẹp 18 nước chư hầu. + Giỏi võ nghệ, đàn... → Anh hùng, tài giỏi | + Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, lấy công chúa. + Không chịu làm, lợi dụng sức lao động Thạch Sanh. → Tiểu nhân, độc ác |
+ Là con người cao cả → đại diện cái thiện. | + Là kẻ bạc nhược, thấp kém → đại diện cái ác. |
Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua. | Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung. |
- Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú có đoạn kể rằng: “ít lâu sau người em có mang, đến bảy năm, bảy tháng, bảy ngày mới sinh ra được một quả bầu. Người chồng định đập đi, nhưng vợ tiếc đem gác lên bếp. Nhiều lần đi làm nương về, nghe trong nhà có tiếng cười nói lao xao. Một hôm người chồng trèo lên gác bếp áp tai vào quả bầu nghe ngóng thì thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống định lấy dao bổ ra. Người vợ sợ thế chặt phải con, bảo chồng lấy que đốt cho nhọn đầu đế dùi. Khi dùi thủng quả bầu, người Khơ mú chui ra được. Người chồng ưng bụng quá bèn khoét lỗ cho rộng ra: Người Thái, người Tày, người Lự theo nhau chui ra. Người chồng thích quá, liền lấy củi đập vỡ quả bầu: người Lào, người Kinh (tức người Việt) ra tiếp. Người Khơ mú vì ra đầu tiên, bị dính muội than quả bầu nên da ngăm ngăm đen. Người Kinh ra sau cùng nên da trắng. Em út hết đất phải đi xa, xuống tận vùng đồng bằng, con nước dựng bản lập mường sinh cơ lập nghiệp”.
- Ý nghĩa của chung của 2 truyện là : Giải thích nguồn gốc của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
- Chia con: đều chia các con đi nơi khác nhau để dựng nước, lập nghiệp
- Hai truyện giống nhau: Khẳng định mối quan hệ huyết thống, tình anh em ruột thịt trong đại gia định các dân tộc Việt Nam (Các dân tộc cùng sinh ra từ một bọc, một quả bầu, cùng cha, cùng mẹ). Hai truyện đều giải thích về đề cao tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em, giữa nhân dân sông ở các vùng, miền của đất nước ta.