Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm.
+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc.
+Văn học Việt Nam từ năm 1945-1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm
+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, toàn dân tộc.
Đáp án:
- Đúng
- Trần Đình Hượu chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại.
Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975. - Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân.
~ Hc tốt!!!
-Đặc điểm cơ bản là nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hướng lãng mạng. Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945-1975.Nhân vật chính là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân
xin lỗi nhéNgộ cute .tớ viết nhầm bạn vào phần 1 nhé
hần 1: từ đầu đến “không ai có thể chối cãi được”: Nêu nguyên lí làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho bản tuyên ngôn: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
– Phần 2: tiếp đến “phải được độc lập”: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Chứng minh thực dân Pháp là kẻ làm trái nguyên lí; nhân dân ta là người thực hiện đúng nguyên lí đã tự đứng lên giành chính quyền. Đập tan âm mưu tái xâm lược của thực dân Pháp và xoá bỏ tất cả các đặc quyền, đặc lợi của chúng ở nước ta.
– Phần 3: Đoạn còn lại: Lời tuyên bố quyền độc lập, tự do của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với thế giới và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Tôi ngưỡng mộ tác giả Đinh Vũ Ngọc (ĐVN) từ khi nhà thơ Hương Thu (Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đường Việt Nam) đọc bài thơ “MỜI” của ông trong buổi lễ Họp mặt các Chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường các tỉnh phía Nam lần đầu tiên năm 2006. Giọng thơ toát lên sự trẻ trung, khỏe khoắn. Đây là một trong những nét mới ít thấy ở thể thơ Luật Đường. Chưa biết ông trước khó có thể hình dung ra được sự “cổ lai hy” đó chính là ở một tác giả không chuyên nghiệp và đã bước vào lớp người “cổ lai hy”. Khi nhà thơ Thành Nhân, Chủ nhiệm chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường thành phố Cao Lãnh ghé chơi và đọc cho nghe bài thơ “CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM”, tôi hoàn toàn bị chinh phục và đã khẩn khoản nhờ anh đọc cho tôi chép lại nguyên tác và đây cũng chỉ là bài thơ thứ hai của tác giả ĐVN mà tôi vinh hạnh được đọc. Thế là tôi cứ thế mà nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại cả chục lần vẫn cứ say sưa.
Hãy lắng nghe tác giả mở đề:
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Câu “phá đề” giới thiệu trực khởi về chiếc áo quê hương mang dáng vóc dịu dàng, xinh xắn rất phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Câu “thừa đề” nâng cao lên, dẫn người đọc liên tưởng tới “non sông gấm vóc”. Cách mở đề thành công, mang tính truyền thống thường thấy, chưa sử dụng bất cứ nghệ thuật gì khác biệt. Điều tôi khâm phục chính là sự khéo léo của tác giả trong việc lồng ghép, lựa chọn từ ngữ để diễn tả một cách khái quát hết những ý chính mà bài thơ sẽ nói đến đó là: chiếc áo dài quê hương, phù hợp với vẻ đẹp hình thể kết hợp với nét thùy mị, duyên dáng, nết na, thanh thoát của chị em phụ nữ Việt Nam, không những chỉ mang phong thái cốt cách văn hóa của người Việt Nam mà còn nhắc nhở mỗi người về tình yêu đất nước.
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Cặp câu “thực” cũng là một sự thăng hoa hoa của cảm hứng nghệ thuật. Hai câu giống như hai vết kéo của người thợ may, đã cắt xong hai vạt áo; giống như hai nét sổ của người họa sĩ, vừa chấm phá nét phác thảo bản họa đồ đất nước; giống như những tiết tấu mở đầu hai dòng nhạc hứa hẹn cho những giai điệu du dương. Chỉ hai câu thôi cũng đã thấy biển bạc, rừng vàng, thấy cả dãy Trường Sơn hùng vĩ. Chỉ hai câu mà thấy hiện lên cả âm thanh, màu sắc. Ta tưởng như nghe tiếng sóng vỗ dạt dào. Ta tưởng như thấy trăm hoa đua nở. Tác giả không ngần ngại việc sử dụng “điệp tự”. Chữ “tà” níu từ câu “phá” được lặp lại hai lần trong cặp “thực” không hề phá vỡ bố cục mà càng làm cho tứ thơ liền lạc, dẫn người đọc phải đọc tiếp, chiêm ngưỡng tiếp. Đọc tới đây ta có cảm giác như đang trong chuyến hành hương tìm về cội nguồn, vừa lắng nghe chăm chú, vừa nhìn theo cánh tay chỉ, vừa khâm phục sự am tường của người hướng dẫn viên du lịch.
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Một “vạt áo” nhỏ nhoi, sao như lột tả cả miền Nam thân thiết. Những cánh rừng miền Đông bát ngát; những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn; những bãi biển phương Nam hiền hòa, ấm nắng; những dòng sông chở nặng phù sa; những đồng lúa bao la xanh ngắt đương thì con gái… đang vươn ra đón ngọn gió lành. Kỳ diệu hơn là “vòng eo” thắt đáy lưng ong, niềm tự hào của vẻ đẹp phụ nữ phương Đông truyền thống lại được tác giả nhuần nhị ẩn dụ vào dải đất miền Trung điệp trùng đồi núi và nổi tiếng với những eo vịnh biển đẹp tầm cỡ quốc tế, những khu du lịch sầm uất, mỗi năm níu gót hàng triệu bước chân du khách. Nghệ thuật đối ở cả hai cặp “thực” và “luận” đều rất nhuần nhuyễn. Tác giả hình như không chỉ là nhà thơ! Tác giả là họa sĩ, là kiến trúc sư? Tác giả là nhà khoa học viễn tưởng hay là một nghệ nhân điêu khắc? Không thể nào? Phải có sự phối hợp nghệ thuật hài hòa lắm giữa các bộ môn ấy mới có thể có được sự quan sát tinh tường dường ấy, sự miêu tả tinh tế dường ấy.
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đành rằng rất thích, thích đến mê đắm bài thơ này, tôi vẫn mạnh dạn chân thành phát biểu quan điểm riêng của mình là: cặp câu “kết” chưa cân xứng với tầm cỡ của bài thơ. Tác giả đã có sự khám phá khi phát hiện và lựa Hà Nội làm điểm nhấn cho “vạt trước của chiếc áo”. Tuy nhiên, “trái tim Hà Nội” có lẽ vẫn đắt hơn là “nhịp tim”. Các cụm từ “nhô gò ngực” và “thơm thịt da” dẫu rất hình tượng nhưng lại quá cụ thể đã làm giảm tính tế nhị và đánh mất chất thơ. Cụm từ “Hương lúa ba miền” thật đắt đã góp phần làm mờ nhạt bớt hạn chế nhỏ vừa kể trên.
Trong những năm gần đây, giới yêu thích thơ luật Đường đã có sân chơi riêng, có điều kiện giao lưu rộng rãi hơn, đặc biệt là từ khi Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đưởng Việt Nam ra đời và liên tục cho ra mắt các chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy vậy, vẫn còn không ít người cho rằng đó là hình thức cổ điển, ngoại lai, gò bó, kém sáng tạo thì việc sáng tác, phát hiện và giới thiệu những bài thơ hay ở thể thơ này càng trở nên là một trong những việc đáng làm. Có thể những suy nghĩ của tôi chưa thật sự xác đáng, song tự đáy lòng tôi vừa rất kính trọng vừa nể phục tác giả ĐVN. Qua bài thơ của mình ông đã cho thấy “bình xưa” chưa hẳn đã xưa. Đặc biệt sự tìm tòi, ý tưởng sáng tạo đã vượt lên hẳn những bài thơ luật Đường đương thời. Tính trí tuệ được toát ra từ mỗi từ, mỗi chữ, mỗi câu. Đúng là một tuyệt tác, một trong những bài thơ hay nhất về chiếc áo dài Việt Nam mà tôi đã từng đọc! Chúc tác giả ĐVN khỏe mạnh, sống lâu và say mê sáng tác để ngày càng có thêm nhiều tác phẩm hay gửi đến bạn yêu thơ cả nước.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đinh Vũ Ngọc
Các đồng chí đã quen thuộc với hình ảnh của những nữ quân nhân với các bộ quân phục trông mạnh mẽ, gọn gàng thể hiện nét đẹp chính quy. Nhưng chúng tôi cũng muốn thể hiện mình thướt tha trong bộ áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đến với hội thi hôm nay, các nữ quân nhân đơn vị rất phấn khởi và tự tin trong tà áo làm nên nét đẹp quê hương mình…
Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam .
"Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay"
BíchLan
Chiếc áo dài và chiếc nón là trang phục làm nổi bật và tăng thêm nét duyên dáng, e ấp, dịu dàng, trang nhã, đài các, kiêu sa ... của người phụ nữ Việt. Áo dài như dòng nước uốn lượn theo từng đường nét cơ thể mềm mại thướt tha của người phụ nữ . Hai vạt áo dài như đôi cánh và những bước chân chim của nàng làm dao động cả cảnh vật và không khí chung quanh. Thân hình thấp thoáng sau tà áo, khuôn mặt mờ tỏ sau vành nón, ẩn hiện như hư như thực
Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều thanh lịch cho người phụ nữ.
Đã hàng thế kỉ trôi qua, trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt,
Văn hóa áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều tiếp biến, giao lưu và có đời sống lịch sử qua nhiều triều đại. Mỗi triều đại, chiếc áo dài phản ánh một sự phát triển mới về cảm quan thẩm mỹ của một đất nước đa dân tộc. Mỗi dân tộc người trên đất Việt có thể sáng tạo mãi trên chiếc áo dài của mình mà không hề lẫn lộn với các tộc người khác. Sự sáng tạo thể hiện không chỉ ở các kiểu cách, các màu sắc mà còn ở các tiết họa, kết cấu trang trí trên áo dài. Mỗi bước tiến của văn hóa, văn minh, chiếc áo dài của mỗi tộc người càng gắn liền với bản sắc dân tộc - hiện đại hơn
Chiếc áo dài là thể hiện sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam. Chiếc áo dài Việt đã từng được trần bông để mặc trong lúc hàn giá, đã từng được may bằng lụa mỏng để mặc trong những ngày nóng nực. Mùa Xuân, mùa Thu, chiếc áo dài Việt có thể được may bằng những chất liệu phù hợp với thời tiết.
Đời sống thẩm mỹ phong phú của chiếc áo dài Việt biểu hiện tập trung ở sự thể hiện khác nhau của cái đẹp. Áo dài có thể biểu hiện trong cái đẹp kiêu sa, lộng lẫy, choáng ngợp, lại cũng có thể biểu hiện trong cái đẹp dịu dàng đoan trang thùy mị, trong cái đẹp giản dị, thường nhật. Áo dài Việt có thể đẹp khi mang lại sự ấm áp trong mùa Đông, mát mẻ trong mùa hè, dịu dàng trong mùa Xuân, kiều diễm trong mùa Thu. Những gam màu, những kiểu dáng vô tận được thể hiện thông qua chiếc áo dài Việt không chỉ tạo nguồn cảm xúc thẩm mỹ bất tận cho các nhà sáng tạo mà còn làm rung động hàng triệu trái tim về sự xuất hiện của nó trong những tình huống nhất định của cuộc sống.
Cảm xúc về chiếc áo dài Việt Nam cũng đã làm nên những ca khúc bất từ, đi vào thơ ca, phảng phất được cái riêng, cái giản dị của cuộc sống:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng
Do tính đa dạng kỳ diệu trong đời sống thẩm mỹ của xã hội, chiếc áo dài có thể là hình ảnh tạo dựng về cái đẹp của người phụ nữ khi sử dụng nó. Khoác chiếc áo dài lên mình, bước ra đường phố, đến nơi công sở người phụ nữ đã tự cảm thấy mình đẹp hơn và đối diện cũng như hòa chung vào với cái đẹp khác của xã hội. Người phụ nữ mặc chiếc áo dài để nâng cao giá trị của mình và hy vọng được
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).
- Để tạo nên bản sác văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
- Dẫn chứng trong văn học:
a. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Tư tưởng "nhân nghĩa", "yên dân", "điếu dân phạt tội" (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).
b. Thương thay thân phận đàn bàn Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Quan niệm về thân phận, số kiếp .... là do ảnh hưởng đạo Phật.
Các công trình chính của Trần Đình Hượu:
- Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930
- Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
- Đến hiện đại từ truyền thống
- Các bài giảng về tư tưởng phương Đông
Đáp án cần chọn là: D