Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
- Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
* Bài học kinh nghiệm:
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong cả nước; cô lập kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
Nêu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Nguyên nhân chủ quan :
Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
Do Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo, đề ra đường lối cách mạng đúng
Đảng ta có quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám suốt 15 năm, đúc rút được nhiều kinh nghiệm qua đấu tranh.
Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết giành độc lập, tự do. Các cấp bộ Đảng từ Trung ương đến địa phương linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa.
+ Nguyên nhân khách quan :
Chiến thắng của Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
- Ý nghĩa lịch sử :
Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc : kỉ nguyên độc lập, tự do, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ; cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến dân tộc Lào và Campuchia.
- Bài học kinh nghiệm :
Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất – Mặt trận Việt Minh, trên cơ sở khối liên minh công nông.
Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, khi thời cơ đến chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa.
Ý nghĩa lịch sử
- Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân trong cả nước.
- Khối liên minh công nông được hình thành
- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Bài học kinh nghiệm
- Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
- Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác.
- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.
- Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
a.Ý nghĩa lịch sử:
-Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việtt Nam, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
-Qua thực tiển phong trào cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng thì giai cấp công nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai.
-Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.
b.Bài học kinh nghiệm. Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm:
-Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng.
-Bài học về xây dựng khối liên minh công nông.
-Bài học về sử dụng bạo lực cách mang của quần chúng để giành chính quyền.
-Bài học về xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Chính vì những lẽ trên, phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô- Viết Nghệ-Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng tám 1945.
ý nghĩa: đập tan chiến lược "chiến tranh đặc biệt" mà Mỹ đã đề ra
* Ý nghĩa lịch sử:
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.
* Bài học kinh nghiệm:
- Tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lao động quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
* Ý nghĩa :
- Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Phong trào dân chủ 1936-1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ;
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; Đảng ta ngày càng trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh.
- Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành động phá hoại của bọn tơrốtkít và các thế lực phản động khác.
* Bài học kinh nghiệm :
- Phong trào dân chủ 1936-1939 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu :
- Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc
- Phong trào dân chủ 1936-1939, được coi như một cuộc tập dượt thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939:
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Cán bộ đựợc rèn luyện và trưởng thành.
- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939:
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…
- Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Em hoàn toàn không đồng ý với ý kiến cho rằng :"Lịch sử là một môn học nhàm chán, không có ý nghĩa. Em không thích học môn này". Tại sao có rất nhiều học sinh nói môn Lịch sử nhàm chán, không có ý nghĩa? Đó là vì môn Lịch sử rất khó để học, rất khó để tiếp thu, bởi môn này phải học từ thời nguyên thuỷ cho đến tận ngày nay, có rất nhiều sự kiện diễn ra mà chúng ta cần phải học thuộc. Nhưng em nghĩ đó lại là một điều thú vị và ý nghĩa của môn Lịch sử :"Nếu không có quá khứ thì làm sao có hiện tại và tương lai?". Hiện tại và tương lai có tươi sáng hay không, tất cả là nhờ vào quá khứ. Lịch sử là một môn học tạo cơ hội cho chúng ta trở về quá khứ để tìm hiểu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta, vậy tại sao chúng ta không nắm bắt cơ hội này? Biết nắm bắt cơ hội này mới hiểu được ý nghĩa của việc học môn Lịch sử. Lịch sử còn giúp chúng ta biết được những hy sinh, công lao to lớn của cha ông ta đối với đất nước, biết được các vị anh hùng tiêu biểu của một dân tộc anh hùng, biết được những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta ngày trước... Vậy chúng ta là những thế hệ mai sau, biết được những điều đó từ môn Lịch sử để làm gì? Khi học môn Lịch sử, chúng ta cần phải biết vận dụng vào thực tế bằng chính hành động của mình. Đó là phải tiếp bước con đường yêu nước của cha ông ta ngày xưa, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn luôn có tinh thần tự hào về lịch sử dân tộc và ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc... Đặc biệt là phải cố gắng học tập thật tốt, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.