Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thuỷ triều: sản xuất điện, lợi dụng thuỷ triều để đưa tàu tải trọng lớn vào cảng, đánh bắt thuỷ hải sản, làm muối,...
- Sóng: là nguồn năng lượng để sản xuất điện, phục vụ cho du lịch,...
- Dòng biển: điều hoà khí hậu, đem lại nguồn lợi thuỷ sản (đặc biệt là nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh),..
Khoáng sản được phân làm 3 loại theo công dụng của nó:
+ Khoáng sản năng lượng. ví dụ: dầu mỏ, than đá,....
Công dụng: Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,...
+ Khoáng sản kim loại. ví dụ: kẽm, sắt, đồng, titan,....
Công dụng: Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu,....
+ Khoáng sản phi kim loại. ví dụ: thạch anh, sỏi, kim cương,....
Công dụng: Để sản xuất nguyên liệu làm đồ gốm, sứ,...
- Thuỷ triều: sản xuất điện, lợi dụng thuỷ triều để đưa tàu tải trọng lớn vào cảng, đánh bắt thuỷ hải sản, làm muối,...
Năng lượng thuỷ triều hay Điện thuỷ triều là một dạng của thủy năng có thể chuyển đỗi năng lượng thu được từ thuỷ triều thành các dạng năng lượng hữu ích khác, chủ yếu là điện.
Mặc dù chưa được sử dụng rộng rãi, năng lượng thuỷ triều có tiềm năng cho việc sản xuất điện năng trong tương lai. Thuỷ triều dễ dự đoán hơn gió và mặt trời. Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng thuỷ có mức chi phí thực hiện tương đối cao và chỉ thực hiện được ở những nơi có thuỷ triều đủ cao hoặc có vận tốc dòng chảy lớn. Tuy nhiên, với nhiều sự cải tiến và phát triển về công nghệ hiện nay, phát triển về mặt thiết kế (ví dụ như năng lượng thủy triều động, đầm phá thuỷ triều) và công nghệ tua bin (như tua bin hướng trục, tua bin tạo dòng chảy chéo), cho thấy tổng công suất của năng lượng thủy triều có thể cao hơn nhiều so với giả định trước đây, nhờ đó chi phí kinh tế và môi trường có thể được đưa xuống mức cạnh tranh.
Trong lịch sử, nhiều cối xoay thuỷ triều đã được áp dụng ở Châu Âu và trên bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mĩ. Dòng nước chảy đến được chứa trong các bể lớn, khi thuỷ triều hạ xuống, nước được dự trữ sẽ quay bánh xe nước sử dụng năng lượng cơ học được sản xuất để nghiền hạt.[1] Xuất hiện sớm nhất từ thời Trung Cổ, hoặc thậm chí từ thời La Mã cổ đại.[2][3] Quá trình sử dụng dòng chảy của nước và tua bin quay để tạo ra điện đã được xuất hiện ở Mỹ và châu Âu vào thế kỉ thứ 19.[4]
Nhà máy thủy điện quy mô lớn đầu tiên trên thế giới là trạm điện thủy triều Rance ở Pháp, hoạt động vào năm 1966. Đây là trạm thủy triều lớn nhất về sản lượng cho đến khi trạm thủy điện Sihwa Lake được mở tại Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2011. Trạm Sihwa sử dụng các đê chắn biển biển hoàn chỉnh với 10 tuabin tạo ra 254 MW.[5]
1. Sóng
- Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Do: gió.
2. Thủy triều
- Là hình thức dao động của nước biển, lên xuống theo chu kì.
- Do: sức hút của Mặt Trăng và 1 phần của Mặt Trời.
3. Dòng biển
- Là những dòng chảy trong biển, đại dương tương tự như những dòng sông trên lục địa.
- Do: sự hoạt động của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
REFER
thủy triều :
Lợi ích :
+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Bồi đắp phù sa màu mỡ do các đồng bằng.
+ Có giá trị về thủy điện và thủy lợi.
+ Giao thông vận tải và du lịch.
+ Cải tạo môi trường.
+ Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Tác hại :
+ Triều cường lên cao gây ngập úng
Tham khảo:
Nước dâng bão, thủy triều là những sóng dài nên có thể ảnh hưởng vào sâu trong đất liền, không những gây ra hiện tượng ngập lụt mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bồi lắng, tích tụ trầm tích hay sự xói lở đới bờ đã nói ở trên. Chính vì vậy, ta cần phải nghiên cứu sự ảnh hưởng của những cơn sóng loại này.
-Vai trò của sóng: tạo cảnh quan du lịch, thể thao, sản xuất điện,...
-Vai trò của thủy triều: phục vụ các ngành kinh tế:đánh cá, hàng hải, sản xuất muối, điện,...
-Vai trò của dòng biển: điều hòa khí hậu, sản xuất điện
cái này là mình tự làm => ko ghi TK
Thuận Lợi:
- Nguồn thức ăn và sống cơ bản: Sóng và thủy triều cung cấp một nguồn thức ăn phong phú cho nhiều loài sinh vật biển. Các loài cá và giảm khí oxy.
Khó Khăn:
- Nguy cơ mất mát nhân mạng: Sóng và thủy triều mạnh có thể gây ra nguy cơ mất mát nhân mạng và thiệt hại tài sản đáng kể. Các cơn bão có thể gây ra sóng biển cao và lũ lụt nghiêm trọng.
- Tác động tiêu cực đến môi trường: Sóng mạnh và thủy triều cao có thể gây ra sự phá hủy môi trường, bao gồm sự tổn thất của rạn san hô, rừng ngập mặn, và vùng đầm lầy. Điều này có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên.
- Sự tác động đối với đô thị: Các vùng đô thị ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi sóng biển mạnh và thủy triều cao. Sự thay đổi trong môi trường biển có thể dẫn đến sự suy thoái của bãi biển và sự tốn kém trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng đô thị.
- Sự tác động đối với nông nghiệp: Các khu vực nông nghiệp ven biển có thể bị ảnh hưởng bởi sóng và thủy triều. Mặn độ của nước biển có thể tăng lên, gây ra sự nhiễm mặn đất và nước, ảnh hưởng đến sự sản xuất nông nghiệp.
a, Sông
Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
Hệ thống sông gồm : sông chính, sông phụ, chi lưu
Lưu vực sông: Vùng đất cung cấp nước cho sông
Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong thời gian 1 giây ( m3/s )
Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm làm thành thủy chế ( chế độ nước của sông )
Lưu vực nhỏ thì lượng nước ít
Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều
_ Khó khăn của sông: + mùa lũ gây ra lũ lụt
_ Biện pháp : + Đắp đê ngăn lũ
+ Dự báo lũ, lụt chính xác và từ xa
+ Có hệ thống xã lũ nhanh chóng
b, Hồ
Là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền
Phân loại :
- Theo tính chất có 2 loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt
- Theo nguồn gốc hồ :
+ Hồ vết tích của các khúc sông
+ Hồ miệng núi lửa
+ Hồ nhân tạo
c, Thủy triều
Là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương.
Thực chất thủy triều mang tính chất như một dao động sóng nên cũng có thể nói :"Thủy triều là một sóng dài và phức tạp"
_ Nguyên nhân gây ra thủy triều :
+ Do sức hút của Mặt trăng, Mặt trời với Trái Đất
+ Ngoài ra thủy triều còn có thể sinh ra do điều kiện khí tượng ( khí áp ), gọi là khí triều hoặc địa chất ( dao động của vỏ Trái Đất ) gọi là địa triều
Sông | Hồ | Sóng biển | Thủy triều | Dòng biển | |
Khái niệm | - Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa. | - Là một lượng nước khá lớn được đọng lại trên bề mặt lục địa. | - Là một trong các hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. | - Là hiện tượng các khối nước dao động thường xuyên, có chu kỳ trong các vùng biển và đại dương. | - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên bề mặt tạo thành các dòng chảy trên biển và đại dương. |
Sóng:
- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h.
+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
+ Tác hại:có sức tàn phá khủng khiếp.
Thủy triều:
- Đặc điểm:
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp)
thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch).
thủy triều kém nhất ( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).
Dòng biển:
Phân loại: dòng nóng, lạnh.
- Phân bố:
+ Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.
+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.