Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có một số gợi ý ở phần nội dung nha:
- Trong bài Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta.
- Tác giả nêu lên dẫn chứng về các lần dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư.
- Đưa ra những tác hại của việc không chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót: "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi".
- Đưa ra những thuận lợi của Đại La: "Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng; đất cao mà thoáng".
- Chỉ ra những lợi ích cho người dân: "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".
- Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn.
=> Từ đó, nhà vua chứng minh việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.
a, Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.
+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)
+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ)
b, Câu ghép trong đoạn trên:
- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.
- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
c, Câu ghép
+ Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.
Em tham khảo:
Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Và(Phép nối) chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".
Một số gợi ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
- Mối quan hệ giữa tài với đức
- Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài
b, Viết phần dàn ý
MB:
+ Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó
TB
- Giải thích câu nói của Bác
+ Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân
- Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)
- Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập
KB
- Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.
a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.
- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…
b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)
c) - Từ "đó" là đại từ
- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...
d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.
- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.
- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…
Chọn đáp án: C