K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

xét trong △ABC có H,O lần lượt là trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác.
gọi M là trung điểm của BC
kẻ đường kính BK của (O)
=>∠KCB = 90⁰
=>KC⊥BC
H là trực tâm của △ABC
=>AH⊥BC
=>AH//KC
tương tự AK//HC
=>AHCK là hình bình hành
=>AH=KC
△BKC có O,M là trung điểm BK,BC
=>OM là đường trung bình của △
=>OM=KC/2
=>OM=AH/2
gọi G là giao điểm AM và HO
△AHG ∽ △MOG (gg)
=>AH/OM=AG/GM
hay AG/GM=2
AM là trung tuyến của △ABC
=> G là trọng tâm △ABC
=> trong một tam giác trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp cùng nằm trên một đường thẳng

7 tháng 5 2017

Phải sử dụng kiến thức lớp 7 bạn à. Cách này mình cũng có nghĩ tới nhưng hỏi cô thì cô bảo là chỉ cần sử dụng những kiến thức của lớp 7 là giải được

23 tháng 8 2015

Cho tam giác ABC, gọi G, H, O lần lượt là trọng tâm, trực tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi D là điểm đối xứng của A qua O. Khi đó BHCD là hình bình hành, suy ra trung điểm M của BC cũng là trung điểm của HD. Tam giác AHD có OM là đường trung bình, suy ra OM = ½ AH . Suy ra GM/GA = OM/AH  = ½ . Suy ra ΔAHG ∼ ΔMOG (c.g.c)Suy ra  H,G, O thẳng hàng và GH = 2GO.  Nhận xét. Khi nói đến đường thẳng Euler thì ta chỉ cần cho đường thẳng đi qua hai trong 3 điểm trên. 

10 tháng 2 2018

Mình làm theo cách này hơi dài. Mình có đặt thêm điểm và tạo nhiều hình để làm. Có gì sai sót thông cảm nhé

Cho tam giác ABC nhọn có M,N lần lượt là trung điểm BC và AC. Đường thằng vuông góc với AB kẻ từ B và đường thăng vuông góc với AC kẻ từ C cắt nhau tại D. Gọi H là trực tâm, G là trọng tâm, O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

                                                          Giải:

Bạn là CTV nên mình chỉ ghi ý chính thôi

Chứng minh H,M,D thẳng hàng và MH=MD

Do G là trọng tâm tam giác ABC nên 

\(\frac{AG}{AM}=\frac{2}{3}\)

M là trung điểm HD

Nên G cũng là trọng tâm tam giác AHD  (*)

Xét tam giác ACD có  NA=ND

                                    NO//CD

=> O là trung điểm AD

=> HO là trung tuyếntam giác AHD(**)

Từ (*) và (**) => H,G,O thẳng hàng

10 tháng 2 2018

Làm kinh tinh cái gì z

bn xem thử nhé!!

chứng minh bài này có nhiều cách 
sau đây là một cách khá đơn giản (theo mình) 
xét trong △ABC có H,O lần lượt là trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác. 
gọi M là trung điểm của BC 
kẻ đường kính BK của (O) 
=>tam giác KCB = 90⁰ 
=>KC⊥BC 
H là trực tâm của △ABC 
=>AH⊥BC 
=>AH//KC 
tương tự AK//HC 
=>AHCK là hình bình hành 
=>AH=KC 
△BKC có O,M là trung điểm BK,BC 
=>OM là đường trung bình của △ 
=>OM=KC/2 
=>OM=AH/2 
gọi G là giao điểm AM và HO 
△AHG ∽ △MOG (gg) 
=>AH/OM=AG/GM 
hay AG/GM=2 
AM là trung tuyến của △ABC 
=> G là trọng tâm △ABC 
=> trong một tam giác trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp cùng nằm trên một đường thẳng

đúng thì t i c k nhé!! 45465465767568

12 tháng 6 2016

Ẹc ẹc mới học xong thi bay hết chữ rùi bạn ơi. Bài này hồi mình có giải trong vbt toán để mk lật xem lại

15 tháng 4 2016

Cho tam giác ABC có trực tâm H , trọng tâm G , O là tâm đường tròn 
ngoại tiếp , I là trung điểm BC , AD là đường kính của (O) . 
Chứng minh H , G , O thẳng hàng ? 
Giải : 
Ta có : góc DCA = góc DBA = 90 độ ( góc nội tiếp chắn 1/2 (O)) 
Xét tứ giác BHCD ta có : 
BH // DC ( vì cùng vuông góc với AC ) 
CH // DB ( vì cùng vuông góc với AB ) 
Do đó tứ giác BHCD là hình bình hành . 
===> H , I , D thẳng hàng và IH = ID (t/c đường chéo hbhành) 
Ta lại có : OI = 1/2 AH ( đ.trung bình tam giác DAH ) (1) 
GI = 1/2 GA (t/chất trọng tâm của ABC ) (2) 
góc HAG = góc GIO ( so le trong vì AH // OI ) (3) 
Do đó tam giác GAH đồng dạng tam giác GIO ( c.g.c) 
===> góc HGA = góc IGO (góc tương ứng của 2 t.giác đ.dạng ) 
Vì góc HGA và góc IGO là 2 góc ở vị trí đối đỉnh bằng nhau nên ta suy ra H , G , O thẳng hàng . 
Vậy trong 1 tam giác trực tâm , trọng tâm , tâm đường tròn ngoại tiếp cùng nằm trên 1 đường thẳng đó là đường thẳng Euler !

11 tháng 5 2016

 -Trọng tâm tam giác là giao điểm ba đường trung tuyến 
-Trực tâm tam giác là giao điểm bà đường cao kẻ từ 3 đỉnh tam giác 
-Giao điểm ba đường trung trực của tam giác là tâm của đường tròn NGOẠI TIẾP 
-Giao điểm ba đường phân giác trong của tam giác là tâm đường tròng NỘI TIẾP 
Còn các hệ thức trong tam giác vuông mình wên rồi, để bạn nào HS lớp 9 trả 

13 tháng 8 2021

A.

13 tháng 8 2021

A. Trọng tâm tam giác

Câu 1: Xét các khẳng định sau, tìm khẳng định đúng. Trong một tam giác giao điểm của ba trung tuyến gọi là: A. Trọng tâm tam giác B. Trực tâm tam giác C. Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác D. Tâm đường tròn nội tiếp tam giác Câu 2: Cho tam giác ABC có AB = AC = 10cm, BC = 12cm. Vẽ trung tuyến AM của tam giác. Độ dài trung tuyến AM là: A. 8cm B. √54cm C. √44cm D. 6cm Câu 3: Cho tam giác ABC, M là trung điểm...
Đọc tiếp

Câu 1: Xét các khẳng định sau, tìm khẳng định đúng. Trong một tam giác giao điểm của ba trung tuyến gọi là: A. Trọng tâm tam giác B. Trực tâm tam giác C. Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác D. Tâm đường tròn nội tiếp tam giác Câu 2: Cho tam giác ABC có AB = AC = 10cm, BC = 12cm. Vẽ trung tuyến AM của tam giác. Độ dài trung tuyến AM là: A. 8cm B. √54cm C. √44cm D. 6cm Câu 3: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của AC, G là trọng tâm của tam giác ABC và GM = 5cm. Độ dài đoạn BG là: A. 20cm B. 5cm C. 10cm D. 15cm Câu 4: Cho tam giác ABC có AB = AC = 13cm, BC = 10cm. Độ dài đường trung tuyến AM là: A. 12cm B. 10cm C. 8cm D. 6cm Câu 5: Trong một tam giác, điểm cách đều ba cạnh là: A. Giao điểm ba đường trung tuyến B. Giao điểm của ba đường trung trực C. Giao điểm ba đường phân giác D. Giao điểm ba đường cao Câu 6: Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường cao thì tam giác đó là: A. Tam giác vuông B. Tam nhọn C. Tam giác cân D. Tam giác tù Câu 7: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, G là trọng tâm của tam giác ABC và AM=18cm. Độ dài đoạn AG là: A. 12cm B. 6cm C. 9cm D. 10cm Câu 8: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung tuyến BC và CE cắt nhau tại G. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau: A. AG là tia phân giác của góc A của tam giác ABC B. AG là đường trung trực của BC của tam giác ABC C. AG là đường cao của tam giác ABC D. Cả ba khẳng định đều đúng Câu 9: Cho tam giác ABC cân tại A, BC = 10cm. Độ dài đường trung tuyến AM bằng 12cm. Khi đó độ dài AB là A. 12cm B. 13cm C. 11cm D. 10cm Câu 10: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trực tâm của tam giác ABC là điểm A. Nằm bên trong tam giác B. Nằm bên ngoài tam giác C. Là trung điểm của cạnh huyền BC D. Trùng với điểm A Câu 11: Đường trung trực của cạnh BC trong tam giác ABC cắt cạnh AC tại D. Cho AC = 10cm, BD = 4cm. Khi đó AD là: A. 6cm B. 4cm C. 3cm D. 5cm

3
10 tháng 5 2022

Giúp với 

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: C

Câu 4: A

Câu 5: D

Câu 6: B

Câu 7: C

Câu 8: D

10 tháng 8 2016

Bài này là chứng minh đường thẳng ơ le. 
cách 1:
 

Gọi E,FE,F lần lượt là trung điểm của BC,AC. Ta có EF là đường trung bình của tam giác ABC nên EF//AB.
Ta lại có OF//BH(cùng vuông góc với ACA). Do đó : ˆOFE=ˆABH

Tương tự ˆOEF=ˆBAH

Từ đó ta có tam giác ABH đồng dạng với tam giác EFO

Suy ra AH/OE=AB/EF=2

mà AG/GE=2.
Do đó: AG/EG=AH/OE=2
mà ˆHAG=ˆOEG

⇒ΔHAG∼ΔEOG⇒ˆHGA=ˆEGO

nên ˆHGA+ˆAGO=ˆHGO=180

Vậy H,G,O thẳng hàng.
C2 : dùng véc tơ để tính
C3: dựng đường tròn 9 điểm => ...

10 tháng 8 2016

Ta có : góc DCA = góc DBA = 90 độ ( góc nội tiếp chắn \(\frac{1}{2}\) (O)) 
Xét tứ giác \(BHCD,\) ta có :  \(BH\) // \(DC\) ( vì cùng vuông góc với \(AC\)
                                                \(CH\)// \(DB\) ( vì cùng vuông góc với AB ) 
Do đó tứ giác \(BHCD\) là hình bình hành . 
\(\Rightarrow\) \(H,\)\(I,\)\(D\) thẳng hàng và \(IH=ID\) (tính chất đường chéo hình bình hành) 
Ta lại có : \(OI=\frac{1}{2}AH\) ( đường trung bình tam giác \(DAH\) )                                        \(\left(1\right)\) 
               \(GI=\frac{1}{2}GA\) (tính chất trọng tâm của \(ABC\) )                                               \(\left(2\right)\)
Góc\(HAG\) =    góc \(GIO\) ( so le trong vì \(AH\) // \(OI\) )                                               \(\left(3\right)\)
Do đó tam giác \(GAH\) đồng dạng tam giác \(GIO\) ( c.g.c) 
\(\Rightarrow\) góc \(HGA\) =    góc \(IGO\) (góc tương ứng của 2 tam giác đồng dạng ) 
Vì góc \(HGA\) và góc \(IGO\) là 2 góc ở vị trí đối đỉnh bằng nhau nên ta suy ra \(H,\) \(G,\)\(O,\)thẳng hàng . 
Vậy trong 1 tam giác trực tâm, trọng tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp cùng nằm trên 1 đường thẳng đó là đường thẳng Euler !