K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2020

1, 1. Hành vi hiếp dâm trẻ em: hành vi hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Đối với nạn nhân là trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì mọi trường hợp giao cấu với những trẻ em này (dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý) đều bị coi là hành vi hiếp dâm trẻ em. Mọi hành vi hiếp dâm trẻ em đều bị pháp luật hình sự xử lý nghiêm khắc, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999. Người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn từ 7 năm đến 10 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Hành vi cưỡng dâm trẻ em: hành vi cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Hành vi cưỡng dâm trẻ em cũng bị pháp luật hình sự xử lý nghiêm khắc. Điều 114 Bộ Luật hình sự năm 1999 quy định người nào cưỡng dâm trẻ em có thể bị phạt tù có thời hạn từ 5 đến 20 năm hoặc tù chung thân;
3. Hành vi giao cấu với người chưa thành niên từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi:
Điều 115 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định, người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi ( khác với trường hợp hiếp dâm hoặc cưỡng dâm, trong trường hợp này nạn nhân không bị ép buộc, cưỡng ép), thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm, trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 3 đến 10 năm hoặc từ 7 đến 15 năm.
4. Hành vi dâm ô với trẻ em: được hiểu là hành vi sinh hoạt tình dục dưới dưới các dạng khác nhau nhưng không phải ở dạng hành vi giao cấu (như hành vi kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục….). Hành vi dâm ô với trẻ em cũng bị xử lý hình sự, Điều 116 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 3 đến 7 năm hoặc từ 7 đến 20 năm.
5. Ngoài ra, các hành vi sau cũng đều bị coi là hành vi xâm hại tình dục trẻ em như: dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em hoạt động mại dâm; dùng thủ đoạn nói dối, gian lận để trẻ em hoạt động mại dâm; dẫn, chỉ dẫn, môi giới, tổ chức xúi giục trẻ em hoạt động mại dâm; che giấu, cho thuê, mượn hoặc bố trí nơi để trẻ em hoạt động mại dâm; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; cho trẻ em tiếp xúc với văn hóa phẩm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm hoặc tác động vào cơ thể trẻ em nhằm kích động tình dục trẻ em…

2,

13 tháng 5 2021

– Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai (84,3%).

– Tổn thương về sức khoẻ thể chất chiếm (69,1%).

– Gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục: bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục …

13 tháng 5 2021

– Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai (84,3%).

– Tổn thương về sức khoẻ thể chất chiếm (69,1%).

– Gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục: bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục …

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnhB. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảoC. Ma túy, mại dâm D. Cả A,B,CCâu 2: Tên gọi một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là? A. HIV          B. AIDS           C.  Cúm gà        D. Ebola      Câu 3. Theo em, trong những hậu quả dưới đây, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì: A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc,...
Đọc tiếp

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh

B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo

C. Ma túy, mại dâm

 D. Cả A,B,C

Câu 2: Tên gọi một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

 A. HIV          

B. AIDS           

C.  Cúm gà        

D. Ebola      

Câu 3. Theo em, trong những hậu quả dưới đây, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì:

 A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc, sinh ra túng quẫn, gia đình khánh kiệt.

 B. Trở nên lười nhác, chán đời, mất khả năng lao động.

 C. Làm cho bạn bè, người thân xa lánh.

 D. Có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và dẫn đến cái chết.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Bắt tay người đã bị nhiễm HIV.  

B. Dùng chung bơm, kim tiêm.

C. Dùng chung cốc, bát đĩa.    

D. Nói chuyện với người bị nhiễm HIV.

Câu 5: Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS là bao lâu?

A. 10 năm        

B. 15 năm           

C. 20 năm          

D. Suốt đời

Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí

A. Cá nhân.                  

B. Công ty tư nhân.

C. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

D. Tổ chức phản động.          

Câu 7: Theo em, hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm về quy định phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.          

B. Sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.

 C. Đốt rửng làm nương rẫy.

 D. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm           

Câu 8: Quyền sở hữu không bao gồm những quyền nào?

A. Quyền chiếm hữu.                 

B. Quyền sử dụng                   

C. Quyền định đoạt.                  

D. Quyền tranh chấp

6
15 tháng 3 2022

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh

B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo

C. Ma túy, mại dâm

 D. Cả A,B,C

Câu 2: Tên gọi một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

 A. HIV          

B. AIDS           

C.  Cúm gà        

D. Ebola      

Câu 3. Theo em, trong những hậu quả dưới đây, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì:

 A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc, sinh ra túng quẫn, gia đình khánh kiệt.

 B. Trở nên lười nhác, chán đời, mất khả năng lao động.

 C. Làm cho bạn bè, người thân xa lánh.

 D. Có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và dẫn đến cái chết.

Câu 4Hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Bắt tay người đã bị nhiễm HIV.  

B. Dùng chung bơm, kim tiêm.

C. Dùng chung cốc, bát đĩa.    

D. Nói chuyện với người bị nhiễm HIV.

Câu 5Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS là bao lâu?

A. 10 năm        

B. 15 năm           

C. 20 năm          

D. Suốt đời

Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí

A. Cá nhân.                  

B. Công ty tư nhân.

C. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

D. Tổ chức phản động.          

Câu 7: Theo em, hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm về quy định phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.          

B. Sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.

 C. Đốt rửng làm nương rẫy.

 D. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm           

Câu 8Quyền sở hữu không bao gồm những quyền nào?

A. Quyền chiếm hữu.                 

B. Quyền sử dụng                   

C. Quyền định đoạt.                  

D. Quyền tranh chấp

15 tháng 3 2022

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh

B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo

C. Ma túy, mại dâm

 D. Cả A,B,C

Câu 2: Tên gọi một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

 A. HIV          

B. AIDS           

C.  Cúm gà        

D. Ebola      

Câu 3. Theo em, trong những hậu quả dưới đây, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì:

 A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc, sinh ra túng quẫn, gia đình khánh kiệt.

 B. Trở nên lười nhác, chán đời, mất khả năng lao động.

 C. Làm cho bạn bè, người thân xa lánh.

 D. Có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và dẫn đến cái chết.

Câu 4Hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Bắt tay người đã bị nhiễm HIV.  

B. Dùng chung bơm, kim tiêm.

C. Dùng chung cốc, bát đĩa.    

D. Nói chuyện với người bị nhiễm HIV.

Câu 5Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS là bao lâu?

A. 10 năm        

B. 15 năm           

C. 20 năm          

D. Suốt đời

Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí

A. Cá nhân.                  

B. Công ty tư nhân.

C. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

D. Tổ chức phản động.          

Câu 7: Theo em, hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm về quy định phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.          

B. Sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.

 C. Đốt rửng làm nương rẫy.

 D. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm           

Câu 8Quyền sở hữu không bao gồm những quyền nào?

A. Quyền chiếm hữu.                 

B. Quyền sử dụng                   

C. Quyền định đoạt.                  

D. Quyền tranh chấp

Giải giùm mk mấy câu này nha!!!1, Là trẻ em phải làm gì để thực hiện tốt quyền của mình?2, Công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?3, Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước? Lấy ví dụ.4, Để đảm bảo an toàn khi đi đường em cần phải làm gì? nêu nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao...
Đọc tiếp

Giải giùm mk mấy câu này nha!!!

1, Là trẻ em phải làm gì để thực hiện tốt quyền của mình?

2, Công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

3, Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước? Lấy ví dụ.

4, Để đảm bảo an toàn khi đi đường em cần phải làm gì? nêu nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở.

5, Hãy nêu một số vd về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người mà em biết. Em sẽ ứng xử như thế nào trog trường hợp bị người khác xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe?

6, Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Trách nhiệm của công dân trog việc thực hiện quyền này.

7, Quyền được bảo đảm an toàn bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại. Hành vi như thế nào là phi phạm pháp luật về bí mật thư tín, điện tín, điện thoại? Người vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?

8, Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?

9, Em hãy nhận xét tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương em, ở trường em. Hãy nêu những hoạt động, việc làm cụ thể để hưởng ứng tích cực an toàn giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

4
18 tháng 4 2016

2 . Công dân là người dân của 1 nc'

Công dân nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN

- Là người có quốc tịch VN

- Mọi công dân nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN điều có quyền và quốc tịch 

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN điều có quốc tịch VN

3 . Công dân VN có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN

- Nhà nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN bảo về và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật 

- Nhà nc' cộng hoà xã hôpị chủ nghĩa VN tạo mọi điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN có quốc tịch VN

4. Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông 

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông 

+ Tín hiệu đèn giao thông : biển báo vạnh kẽ đường , hàng rà chắn

23 tháng 4 2016

3.Quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Quyền được hưởng nền độc lập... 
Nghĩa vụ: trung với Đảng, bảo vệ quốc gia, bảo vệ quýền của người khác. Có hiếu với cha mẹ, ông bà...

23 tháng 5 2022

 bt có đúng không vì sự kiện lịch sử hơi khó để nhớ

– Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. (1989).

– Việt Nam kí và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc. (1990).

– Việt Nam ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (1991).

23 tháng 5 2022

Những sự kiện sau ra đời từ năm nào?

– Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 1989

- Việt Nam kí và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc. 1990

- Việt Nam ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 1992

20 tháng 4 2022

LUẬT

BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA QUỐC HỘI SỐ 57-LCT/HĐNN8 

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để nâng cao trách nhiệm của gia đình, cơ quan Nhà nước, nhà trường, tổ chức xã hội và công dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhằm bồi dưỡng các em trở thành công dân tốt của đất nước theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Căn cứ vào các Điều 41, 64, 65 và 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em và việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.

Điều 2

Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 3

Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 4

Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.

Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em, đều bị nghiêm trị.

Chương 2:

CÁC QUYỀN CƠ BẢN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Điều 5

1- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

2- Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình.

Điều 6

1- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2- Trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng cao, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh, được Nhà nước tạo điều kiện trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

3- Trẻ em tàn tật, trẻ em có khuyết tật, được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng để hoà nhập vào cuộc sống xã hội; được thu nhận vào các trường, lớp đặc biệt.

4- Trẻ em không nơi nương tựa, được Nhà nước và xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

Điều 7

Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ.

Việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi phải theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt.

Mọi trường hợp đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào, phải theo quy định của pháp luật.

Điều 8

1- Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.

2- Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; bắt trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm những việc có hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Điều 9

1- Trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế của Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

2- Cơ quan y tế Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc phòng bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em.

3- Nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em.

Điều 10

1- Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không phải trả học phí.

2- Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập.

3- Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu.

Điều 11

1- Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

2- Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng, bảo vệ, sử dụng tốt những cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ trẻ em học tập, sinh hoạt và vui chơi.

3- Nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác.

Điều 12

Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Cha mẹ, người đỡ đầu hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em khi đến tuổi thành niên.

Điều 13

Trẻ em có bổn phận:

1- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;

2- Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể; tuân theo nội quy của nhà trường;

3- Tôn trọng pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông; giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác;

4- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều 14

1- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ.

2- Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

3- Nghiêm cấm việc dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Điều 15

Việc truy cứu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật, phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI

Điều 16

1- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

2- Cha mẹ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình, người đỡ đầu phải làm gương tốt về mọi mặt cho trẻ em noi theo; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

3- Trong trường hợp ly hôn hoặc trong các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng, giáo dục con; có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm hành vi xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, gia đình hoặc người đỡ đầu.

Điều 17

Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra.

Điều 18

1- Nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông phải có những điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng nuôi dạy trẻ em, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Nhà nước.

2- Cô nuôi dạy trẻ, giáo viên, tổng phụ trách Đội phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phải có sức khoẻ, có phẩm chất, đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 19

1- Nhà nước dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng trong kế hoạch hàng năm cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, theo chức năng, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em.

3- Các cơ quan bảo vệ pháp luật, theo chức năng của mình, có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em, giáo dục trẻ em hư và cải tạo trẻ em vi phạm pháp luật.

Điều 20

Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có nhiệm vụ giúp Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có liên quan để thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 21

1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về trẻ em;

b) Vận động các gia đình thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ em;

c) Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan Nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa những hành vi và kháng nghị đối với những quyết định xâm phạm quyền, lợi ích của trẻ em.

2- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1, Điều này, có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức, hướng dẫn việc nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.

3- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1, Điều này, có nhiệm vụ phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu nhi.

Điều 22

1- Nhà nước bảo trợ các công trình khoa học và công nghệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mọi sáng kiến, việc làm có lợi cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; khuyến khích các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần dành một phần quỹ phúc lợi hoặc lợi nhuận vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2- Quỹ bảo trợ trẻ em được thành lập bằng sự đóng góp của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo và các tổ chức xã hội khác, của các cá nhân ở trong nước, ngoài nước, viện trợ quốc tế cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3- Nghiêm cấm việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em và các nguồn tài chính khác dành cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào mục đích khác.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỦ LÝ VI PHẠM

Điều 23

Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 24

Người xâm phạm quyền của trẻ em, ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em làm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 5:

ĐIỀU KHỎAN CUỐI CÙNG

Điều 25

Những quy định trước đây trái Luật này đều bãi bỏ.

Điều 26

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991.

TL
21 tháng 3 2021

Những hành vi dễ dẫn đean tai nạ vũ khí cháy nổ:

- Vận chuyển các loại vũ khí, các chất cháy nổ

 

- Hành vi dẫn đến tai nạn đó: dùng thực phẩm bị ôi thiu để bày bán ngoài cửa hàng, sử dụng những loại vũ khí như súng nhựa ...., sử dụng trái phép các loại pháo....

- Sử dụng bừa bãi các loại vũ khí, các chất cháy nổ

21 tháng 3 2021

-Chơi những vật lạ khi trẻ nhặt được

-Nghịch các thiết bị điện

-Đốt pháo

-Tiếp xúc với các loại thuốc diệt chuột, thuốc bảo vệ thực vật

7 tháng 1 2019

Ngoài Điều 6 đã nêu trong phần đặt vấn đề, có Điều 8 .Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em: trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.