K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2017

lấy M trên cạnh BC sao cho AC=AM

xét tam giác ABC có                  \(\widehat{A}\)+\(\widehat{B}\)+\(\widehat{C}\)=180 độ

                                                  90 độ +30 độ +\(\widehat{C}\)=180 độ

                                                  \(\widehat{C}\)=60 độ

mà \(\Delta\)MAC cân ( do AC =MC )

\(\Delta\)MAC là tam giác đều

\(\Rightarrow\)\(\widehat{MAC}\)=60 độ

\(\Rightarrow\)MC=AC=AM (1)

ta có \(\widehat{BAM}\)+\(\widehat{MAC}\)=90 ĐỘ 

         \(\widehat{BAM}\)+60 độ =90 độ 

\(\Rightarrow\)\(\widehat{BAM}\)=30 độ 

mà \(\widehat{A}\)=30 độ

suy ra tam giác MAB cân tại M 

suy ra MA =MB (2)

từ 1 và 2 suy ra AC=MB=MC

suy ra AC =1/2 BC

13 tháng 1 2018

\(\widehat{B}+\widehat{C}=90\Rightarrow\widehat{B}=90-\widehat{C}=90-30=60\)

BD là phân giác \(\Rightarrow\widehat{ABD}=\widehat{CBD}=30\)

Xét \(\Delta ABD\)vuông tại A có: cạnh AD đối diện với \(\widehat{ABD}=30\)

\(\Rightarrow AD=\frac{BD}{2}\)\(\Rightarrow BD=2AD\)

\(\widehat{CBD}=\widehat{DCB}=30\)\(\Rightarrow\Delta BCD\)cân tại D \(\Rightarrow BD=CD=2AD\)

Mà AD+CD=3 \(\Rightarrow\)AD+2AD=3 \(\Rightarrow\)3AD=3 \(\Rightarrow\)AD=1 (cm)

11 tháng 1 2017

Tìm góc C được =60 độ và góc DAC cũng =

60 độ nên hai góc bằng nhau nên tam giác ADC là tam giác cân có một góc = 60 độ .Do đó tam giác đó là tam giác đều b.Vì góc BAD = 30 độ mà góc B cũng = 30 độ =>góc BAD= góc B =>tam giác BAD cân =>AD=BD. (1) Theo câu a tam giác ADC đều nên AD=AC=CD (2). Từ (1),(2) =>AC=CD=BD =>AC=1/2(CD+BD). =>AC=1/2BC

11 tháng 1 2017

Tớ làm hơi tắt phần đầu nên cậu tự hiểu nha !

a) Xét ΔABE vuông tại A và ΔHBE vuông tại H có

BE chung

\(\widehat{ABE}=\widehat{HBE}\)(BE là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\), H∈BC)

Do đó: ΔABE=ΔHBE(cạnh huyền-góc nhọn)

b) Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

\(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

\(\Rightarrow\widehat{ACB}=90^0-\widehat{ABC}=90^0-60^0=30^0\)

Ta có: BE là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)(gt)

\(\Rightarrow\widehat{ABE}=\widehat{CBE}=\frac{\widehat{ABC}}{2}=\frac{60^0}{2}=30^0\)

Xét ΔEBC có \(\widehat{ECB}=\widehat{EBC}\left(=30^0\right)\)

nên ΔEBC cân tại E(định lí đảo của tam giác cân)

⇒EB=EC

Xét ΔEBH vuông tại H và ΔECH vuông tại H có

EB=EC(cmt)

EH chung

Do đó: ΔEBH=ΔECH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)

c) Ta có: \(\widehat{BEC}\) là góc ngoài tại đỉnh E của ΔABE(EA và EC là hai tia đối nhau)

nên \(\widehat{BEC}=\widehat{BAE}+\widehat{ABE}\)(định lí góc ngoài của tam giác)

\(\Rightarrow\widehat{BEC}=90^0+30^0=120^0\)

Ta có: ΔEBH=ΔECH(cmt)

\(\widehat{BEH}=\widehat{CEH}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{BEH}+\widehat{CEH}=\widehat{BEC}\)(tia EH nằm giữa hai tia EB,EC)

nên \(\widehat{BEH}=\widehat{CEH}=\frac{\widehat{BEC}}{2}=\frac{120^0}{2}=60^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{KEH}=60^0\)

Ta có: HK//BE(gt)

\(\widehat{BEH}=\widehat{KHE}\)(hai góc so le trong)

\(\widehat{BEH}=60^0\)(cmt)

nên \(\widehat{KHE}=60^0\)

Xét ΔKHE có

\(\widehat{KEH}=60^0\)(cmt)

\(\widehat{KHE}=60^0\)(cmt)

Do đó: ΔKHE đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

d) Xét ΔAEI vuông tại A có EI là cạnh huyền(EI là cạnh đối diện với \(\widehat{EAI}=90^0\))

nên EI là cạnh lớn nhất trong ΔAEI(trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất)

hay EI>EA

mà EA=EH(ΔBAE=ΔBHE)

nên IE>EH(đpcm)