Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.
Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú
Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.
Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:
- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.
Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..
Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.
Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”
hok tốt
thử sức 1 lần dù là trưởng team tui lấy đề 2 nha candy
Hoa hồng và hoa lan
Ở một khu vườn của một quốc vương nọ có rất hnhieeuf loài hoa và đặc biệt là nó biết nói ! Ông vua rất yêu thích khu vườn của mình nên ngày nào cúng ra sắm sửa chăm sóc . Một hôm , đang chăm sóc ông bỗng thấy một bông hoa hồng đỏ rực bông hồng vừa thấy ông liền nói với điệu bô sai khiến :
- Ê lão già xấu xú kia mau tưới nước cho ta !
Nghe cái giọng đó ông vua thực sự rất tức giận nhưng đột nhiên ông lại nghe thấy tiếng nói quen thuộc
- Nhà vua bớt giận hoa hồng có hơi cứng đầu mong ông bỏ qua cho !
Đó là hoa lan bông hoa mà ông thích nhất vì nó luôn dịu dàng và giải quyết được cho ông nỗi u sầu nên ông vua cũng vì thế mà nguôi cơn giận nhưng bông hồng kia cũng đâu chịu tha vẫn tiếp tục lên tiếng
- Này lão già kia tưới nước cho ta nhanh lên , sao lề mề thế !
Lần này ông vua không chịu được nữa liền ra lệnh cho người hầu ném chậu hoa hồng ra khỏi cổng thành !
Các bạn thấy đấy ! Khi nói chuyện với ai bạn nên biết lễ mực và nhẹ nhàng như vậy mới được mọi người quý mến mọi người nhớ đừng như hoa hồng nha !
Kimi
Candy tui xong rồi nha !
cho tui mới tui lấy đề 1 nha !
chiều tui gửi đáp án cho nhé !
Hè lại đến khi phố phường đỏ thắm hoa phượng . Hè lại đến khi tiếng ve rộn ràng hát ca . Tạm biệt sách bút thân yêu , tạm biệt mái trường mến yêu . Chúng em chào đón hè đã về '- bài hát Hè về Không hiểu tự bao giờ , mùa hè đã gắn liền với tuổi cắp sách đến trường . Mùa hè đến mang theo bao sung sướng của tuổi học trò . Chúng em có thể thở phào nhẹ nhõm và háo hức chờ những chuyến đi chơi xa cùng gia đình . Khi những chú ve sầu bắt đầu hát ca những điệu nhạc du dương , khi những chùm phượng vĩ nở đỏ rực cả góc sân trường , ......... đó là hình ảnh báo hiệu mùa hè mới bắt đầu .Ôi ! Mùa hè đang về đấy ! Hầu hết học sinh ai cũng yêu mùa hè , trong đó có em . Mùa hè - gợi cho em bao cảm xúc thân thương , bao ấn tượng khó phai.
Từ tượng thanh: rộn ràng
Từ tượng hình: nhẹ nhõm
Các phim anime mk biết : one piece ; fairy tail ; ngạ quỷ vùng tokyo ; siêu năng lực gia ; gragon ball
Soredemo sekai wa utskushii
Shigatsu wa kimi no uso
Kyoukai no kanata
Kamisama hajimemashita
Shoumen maid
Assassination classroom
Kakuriyo no yadomeshi
Oushitsu kyoushi haine
Charlotte
Tokyo ghoul
Noragami
(hay lắm ,xem đi)
Đây nhé : ( mình đọc trong sách nhé ) Bài số 1
Một ông nhà giàu có đứa con trai ham chơi hơn thích học. Ông bắt nó ở trong “Thơ phòng” đọc sách, rồi ông rình nghe.
Một lát nó nói:
Hay thật! Hiểu rồi.
Ông rất mừng, bước vào hỏi:
Con hiểu câu nào trong sách mà nói rằng hay? Đâu chỉ cho tía xem.
Cậu công tử đáp:
Thưa tía, con thiết nghĩ đọc sách thật là bổ ích; nó mở mang trí óc rất nhiều. Từ bấy lâu nay con tưởng sách là chữ viết, nay coi kỹ, quả thật là chữ in.
Bài số 2 :
Trong lúc biên giới Mỹ đóng chặc cấm cửa bò nhập từ Canada, một nữ phóng viên phỏng vấn chú Hai Già, chủ một trại bò.
- Thưa chú Hai từ đâu mà có bịnh bò điên?
- Một con bò cái mỗi ngày được người ta vắt sữa
- Thưa chú Hai, tôi chỉ hỏi bịnh bò điên từ đâu mà ra thôi
- Thì con bò cái mỗi ngày người ta vắt sữa sáu lần
- Thưa chú, con bò được vắt sữa mấy lần kệ nó đi, tôi chỉ hỏi bịnh bò điên từ đâu mà ra.
- Một con bò cái mỗi ngày được vắt sữa sáu lần nhưng sáu tháng mới được nhảy một cái đấy cô ạ.
- Chú Hai Già à, tôi nghĩ là chú hiểu lầm câu hỏi của tôi. Việc vắt sữa sáu lần một ngày và nhảy sáu tháng một lần đâu có liên quan.
- Sao không liên quan chớ. Tôi hỏi cô, nếu một ngày tôi vắt sữa cô sáu lần nhưng sáu tháng cô mới được nhảy một cái thì thử hỏi cô có điên không!?
MB: Trong cuộc đòi mỗi con ng̀, ai ai cx đều có ñ kỉ niệm vui buồn khó quên, riêng đối vs em, kỉ niệm mà luôn khắc ghi trong lòng đó là ...vs con mèo nhà em
KB: Dù đã xảy ra lâu rồi no e vẫn ko thể nào quên đc̣ kỉ niệm hồi đó, nó nhu đã ăn sâu vào trong tái tim em, ko thể phai nhòa
Theo em, không cần nói câu thật dài, 1 câu ngắn cũng có thể khiến người nghe hiểu và có thể thực hiện được nhưng cần xác định đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp. Ví dụ:
- Bạn A: Bạn hãy đóng cửa lại đi, trời lạnh quá!
- Bạn B: Được!
Không cần nói câu thật dài, 1 câu ngắn cũng có thể khiến người nghe hiểu và có thể thực hiện được nhưng cần xác định đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp. Ví dụ:
- Bạn A: Bạn hãy đóng cửa lại đi, trời lạnh quá!
- Bạn B: Được!
Bạn tham khảo nha!!!
CHÚC BẠN HỌC TỐT ^-^
-theo mjk, khi cần yêu cầu hay đề nghị 1 việc cấp bách hay gấp gáp thì phải ns theo 1 cách vừa ngắn gọn vừa tóm tắt đc chủ đề mjk cần biểu đạt.
-Vd: vào 1 hôm đi cắm trại A sơ ý trượt chân ngã xuống hố B vội vàng ns " Cầm lấy tay tớ".
- CHÚC BẠN HC TỐT
- Nếu mjk làm ko đúng bạn cứ cm để mjk khắc phục😁
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.
Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.
Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.
Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...
Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.
- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.
- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.
- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.
Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.
Hk tốt
lưu ý : ko chép mạng nha
ai ko lm đc thân bài thì lm kết bài hoặc mở bài thui cx dc
Kể một câu chuyện mà em yêu thích nhất khoảng 20 dòng .
Vào thời giặc Minh đô hộ dân ta bị coi như cỏ rác, người dân hận chúng đến tận xương tủy.
Bấy giờ, ở vùng Lam Sơm nghĩa quân nổi dậy chống lại nhưng không thắng lợi. Thấy vậy, Đức Long Quân cho mượn gươm để giết giặc. Ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận, ba lần kéo lưới chỉ thấy một thanh sắt, nhìn kĩ mới thấy là một thanh gươm khắc hai chữ "Thuận Thiên". Về sau, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn, chủ tướng là Lê Lợi. Một hôm, Lê Lợi bị giặc đuôi nên nhặt được một chuôi gươm nạm ngọc, tra vào gươm thì vừa như in. Biết đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn, nhuệ khí ngày càng tăng. Gươm thần mở đường cho quân ta đánh tan giặc. Sau khi đánh đuôi giặc Minh, Lê Lợi lên làm vua. Một đi dạo ở hồ Tả Vọng, nhân dịp Long Quân sai rùa vàng lên lấy lại gươm. Con rùa đứng nổi trên mặt nước và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm về phía rùa vàng, rùa há miệng đớp nhanh như chớp rội lặn xuống nước.
Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.