K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2018

Cho tớ hỏi:Google sinh ra để làm cái gì??

29 tháng 1 2018

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.

Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:

Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.

Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:

Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:

Nước sông Thương bên trong, bên đục

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.

Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.

Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?

Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:

Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.

-     Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

-     Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...

Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.

Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:

Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.

Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!

Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

6 tháng 4 2022

Tham khảo:

Kho tàng ca dao là nơi thể hiện phong phú đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, dân gian đã dành nhiều lời ca ca ngợi non sông gấm vóc tươi đẹp. Chỉ riêng qua những bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7, tập một ta đã hiểu điều được những điều sâu sắc đó.
Chắc hẳn các tác giả dân gian phải yêu mến, say mê vẻ đẹp của quê hương đến nhường nào dân gian mới họa nên thơ nên nhạc phong cảnh của từng góc hồ, tưởng tượng về dáng vẻ của từng ngọn núi hay đơn giản chỉ là ví von hình ảnh của những con đường. 
Chỉ vài nét phác qua nhưng hình ảnh của một cành trúc la đà, một mặt hồ lãng đãng sương phủ, âm thanh của tiếng gà sáng, của tiếng chuông chùa đã gợi được không khí yên bình, êm ả của buổi sớm mai Hà Nội. Phải yêu mảnh đất ấy đến nhường nào, gắn bó với từng sự vật nhỏ bé nhất nơi đây, người viết mới phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế ấy. Đặc điểm riêng của từng địa danh được đưa vào những lời hát rất thú vị:
“Sông nào bên đục bên trong
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?”
“Nước sông Thương bên đục bên trong ...........
Từ trên cao nhìn xuống, hình dáng quê hương đẹp đẽ nên họa nên thơ biết bao:
“Đường vô xứ Huế quanh mình
Non xanh nước biển như tranh họa đồ”.
Cảnh trí xứ Huế được phác họa qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn: non xanh, nước biển. 
Nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn cây trên mảnh đất này đều có được từ bàn tay dựng xây, vun đắp của con người:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn”
Hồ Hoàn Kiếm - một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm Hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng.

Có một nền ca dao, dân ca phong phú, đa dạng, thấm nhuần tư tưởng, tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam, người dân chúng ta cần phải biết ơn các tác giả dân gian, cố gắng phát huy và giữ gìn truyền thống, khó tàng ca dao - dân ca đó.

 

6 tháng 4 2022

dài quá

 

13 tháng 2 2019

Mở bài: giới thiệu vấn đê
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể 
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc 
Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Cái kèo, cái cột thành tên 
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 
Đất Nước có từ ngày đó...”
Đây là những dòng thơ mượt mà và dịu dàng mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm viết về đất nước trong bài thơ “ đất nước”. đây là bài thơ đầy ý nghĩa của ông nói về đất nước. đất nước là một cái gì đó trừu tượng ta không thể thấy được. nhưng nó đối với ta vô cùng quan trọng và ý nghĩa.

II. Thân bài
1. Giải thích về tình yêu quê hương đất nước.

  • Tình yêu quê hương đất nước là tình yêu của mỗi chúng ta đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
  • Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình.

2. Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước
a. Thời kì chiến tranh

  • Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm sung di chống giặc và giành lại độc lập cho đất nước
  • Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tuyền tiến
  • Trong thời kì chiến tranh thì tình yêu quê hương đất nước vô cùng mãnh liệt
  • “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
  • Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

b. Thời kì hòa bình hiện nay

  • Mọi người dân đang cố gắng xây dựng đất nước hướng tới Xã hội chủ nghĩa
  • Hoàn thành tốt côn việc của bản thân góp phần xây dựng đất nước

3. Vai trò của lòng yêu quê hương đất nước

  • Là chỗ dựa tinh thần cho con người: như cảm hứng sang tác nghê thuật, con người luôn hướng về cội nguồn,…
  • Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng,…

4. Trách nhiệm của chúng ta với quê hương đất nước

  • Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài để xây dựng quê hương đất nước.
  • Nghiêm túc, tự giác chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
  • Lao động tích cực làm giàu một cách chính đáng
  • Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
  • Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.


III. Kết bài

  • Khẳng định tình yêu quê hương đất nước
  • Kêu gọi mọi người chung tay xây dựng quê hương đất nước
  • Ý thức bản thân
  •  
20 tháng 6 2017

Gợi ý:

Mở bài và kết bài dễ nên bạn tự làm nhé!

Thân bài:

- Giải thích : Ca dao là gì? Vì sao lại nói ca dao Việt Nam thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước?

- Dẫn chứng cho việc chứng minh:

Cm1: Ca dao là những câu nói mang đậm chất tình yêu quê nhà. Ca dao là những câu nói giản dị nhưng lại chứa đứng trong đó là bài học và giá trị của cuộc sống. Chúng ta đều biết mỗi một câu ca dao sẽ chứa trong đó là tình yêu quê hương đất nước,....

Cm2: Hình ảnh của Quê Hương – đất nước ngự trị trong Ca dao, trong tiếng hát, chan chứa tình cảm, yêu mến, niềm tự hào của dân tộc:

Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Ngàn năm văn vật bây giờ là đây

Thăng Long là trọng địa của nước ta được hưng khởi vào thời Lý Thái Tổ năm 1010, xưa gọi là kinh đô, cố đô...Ngày nay được gọi là Thủ đô Hà Nội, nơi phát triển đất nước, đưa đất nước vươn tầm với thế giới:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên , Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?..............

Cm3: Quê hương, đất nước nơi nuôi ta khôn lớn, trưởng thành, nơi nuôi dưỡng cho tâm hồn mỗi con người. Đó là những thứ bình dị, đơn sơ mà rất đỗi quen thuộc, thân thương. Đó là hình ảnh của những cánh đồng thẳng cánh cò bay, là lũy tre xanh mát, là con đê đầu làng, là bến nước, sân đình, là những bữa cơm giản dị…Ca dao, tục ngữ nói về cảnh đẹp của quê hương, đất nước thật vô vàn. Đất nước ta nơi nào cũng đẹp, cảnh trí non sông như gấm vóc, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và mang những đặc trưng riêng.........

Chúc bạn học tốt!

20 tháng 6 2017

– Ca dao, dân ca là những tiếng nói tâm tình của người bình dân. Đó là tiếng nói tình cảm, cũng có khi họ mượn những câu nói vần điệu ấy để nói lên tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của dân tộc.

Ca dao – dân ca gắn liền với từng địa danh, là lời ca ngợi vẻ đẹp kì thú của quê hương:

Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Mở đầu bài ca dao tác giả dân gian dùng cách hỏi đố để diễn đạt ý định của mình. Hình thức hò đối đáp giữa chàng trai, cô gái cũng là hình thức truyền đạt phổ biến trong văn học dân gian. Đây cũng là một nét đẹp trong sinh hoạt hằng ngày của người lao động ngày xưa.

Lời của cô gái đáp cũng là nối tiếp nội dung của bài:

Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc chảy xuôi một dòng

Nước sông Thương bên đục bèn trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiền xây

Các địa danh của đất nước được nhắc đến trong bài ca dao với niềm tự hào, kiêu hãnh. Đôi nam nữ đang thử tài kiến thức của nhau và cũng là bày tỏ tình cảm với nhau để rồi hài lòng về kiến thức của mỗi người.

Miền Trung Việt Nam có nhiều nét đẹp đặc sắc, riêng biệt và khó lầm lẫn với các vùng khác. Gảnh đẹp nơi đây không khác gì một bức tranh:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước btếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Nghệ thì vô…

Một lời mời ngọt ngào ngay đằng sau câu giới thiệu cảnh đẹp đã khơi gợi trí tò mò, niềm thích thú và mong muốn được một lần vào thăm xứ Huế. Huế không chỉ đẹp về phong cảnh mà còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa lâu đời của dân tộc. Dòng Hương Giang xanh biếc với cầu Tràng Tiền nối liền mười hai nhịp thật nên thơ. Khi nói đến sông Hương người ta liên tưởng đến núi Ngự, chùa Thiên Mụ với hình ảnh các cô gái Huế nón trắng che nghiêng tạo nên một bức tranh tuyệt tác, xứng đáng là vùng đất kinh kì một thời vang bóng.

Bên cạnh những địa danh trên, ca dao còn nhắc đến nhiều cảnh đẹp nên thơ không kém:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nhiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này

Làng quê Việt Nam còn hiện lên với vẻ đẹp trù phú, của những cánh đồng phì nhiêu bát ngát:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Con người như hòa vào thiên nhiên, hòa vào cảnh đẹp. Trong bài ca dao, cô gái đang độ tuổi thanh tân đầy sức sống, cô đón ánh nắng ban mai với niềm rung cảm dạt dào. Cô gái như hòa vào cánh đồng lúa, đứng trước sự rộng lớn ấy tâm hồn cô như rộng mở hơn, cô xúc động trước vẻ đẹp tuyệt diệu của quê hương.

Ca dao – dân ca thường gợi nhiều hơn tả, nó đem đến cho người đọc một tư tưởng tình cảm mới lạ thông qua trí tưởng tượng, hình dung. Con người Việt Nam lúc nào cũng yêu thương và gắn bó với quê hương như máu thịt. Tình yêu, niềm tự hào về quê hương đi vào tâm tưởng con người và được bộc lộ bằng lời với những ngôn từ giản dị mà độc đáo, ý nhị mà gần gũi. Con người và thiên nhiên như một thực thể hòa hợp. Để thể hiện tình cảm của mình người Việt Nam xưa dùng ca dao – dân ca.

14 tháng 3 2021

1. Mở bài

- Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam

- Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng.

2. Thân bài

* Tiếng nói của tình cảm gia đình:

- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái: (Lấy dẫn chứng)

+ Lòng biết ơn con cái dành cho bậc sinh thành dưỡng dục

+ Tấm lòng hy sinh, yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái mình mà không gì có thể so sánh được.

=> Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy, tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận. Người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ mới phải đạo làm con.

- Tình cảm giữa anh em trong gia đình (Lấy dẫn chứng)

+ Đó là sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau

+ Là sự chỉ bảo, đoàn kết

- Tình cảm vợ chồng (Lấy dẫn chứng)

+ Đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau.

+ Luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua.

* Tình yêu quê hương đất nước (Lấy dẫn chứng)

- Đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình.

- Đối với nhân dân địa phương: Đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được; đối với khách du lịch: Để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình.

- Khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước.

- Khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau.

3. Kết bài

- Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

- Ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.