K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

Tham khảo

Hội chợ xuân bắt nguồn từ hoạt động chờ đón xuân của những học sinh và thầy cô giáo. Hội chợ xuân không quá nhộn nhịp nhưng luôn được chờ mong, đón đợi vì nó xuất phát từ hoạt động chào mừng Tết.

 

Những hoạt động của chợ xuân có thể kể đến chính là hoạt động làm tặng vật ngày Tết. Các lớp học sẽ cùng tổ chức gian hàng. Và những gian hàng sẽ trưng bày nhiều món đồ độc đáo. Đó phần lớn là sản phẩm thủ công nên rất chỉn cu, rất đẹp. Dẫu cho nhân lực không quá nhiều nhưng các bạn học sinh luôn cố gắng hết sức đầu tư cho sản phẩm của mình. Có thể dễ dàng bắt găp hoa Tết. Hoa Tết được làm bằng giấy hết sức đẹp mắt. Thêm vào đó, nhiều bạn còn biết làm gian hàng kẹo với các loại kẹo tự làm không quá nhiều đường nên tốt cho sức khỏe và tạo được nhiều ấn tượng. Một số hoạt động khác có thể kể đến của hội chợ xuân ở trường học đó là vẽ trang trí cho lợn đất và tạo nên những thành phẩm đẹp mắt. Chính sự chỉn chu và háo hức của các bạn học sinh mà hoạt động hội chợ diễn ra luôn tấp nập.

 

 

Chợ xuân diễn ra trong một ngày cuối cùng của tuần học trước khi nghỉ Tết. Đây luôn là hoạt động được đón chờ vì có giá trị lớn kết nối các bạn học sinh và giúp các bạn thêm hiểu ý nghĩa của Tết cổ truyền.

in đậm CTV ơi :>>

17 tháng 2 2022

Tham khảo:

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu về cuốn sách em yêu thích: cuốn "Cám ơn người lớn".


2. Thân bài

* Nguồn gốc, xuất xứ:
- Cuốn sách thứ 44 của tác giả Nguyễn Nhật Ánh
- Xuất bản ngày 17 - 11 - 2018 bởi Nhà xuất bản trẻ.
- Sách xuất bản tại Việt Nam và một vài quốc gia trên thế giới

* Hình thức của cuốn sách:
- Sách hình chữ nhật: dài khoảng 20cm, rộng khoảng 13 cm
- Bìa sách nổi bật với màu vàng chanh xinh xắn và đầy ấn tượng.
- Dòng chữ trên cùng của bìa sách là tên tác giả "Nguyễn Nhật Ánh".
- Tiếp theo là lời đề từ đầy thú vị của cuốn sách với cỡ chữ nhỏ hơn
- Tên sách được in với màu xanh lam dịu dàng "Cảm ơn người lớn"
- Cuối bìa sách là ảnh một bì thư màu xám vẽ các nhân vật đầy ngộ nghĩnh và tên nhà xuất bản.
- Bìa sau của sách cũng là màu vàng chanh nổi bật cùng tên truyện
- Gốc phải phía cuối in giá thành của sách cùng tem chống giả.

* Nội dung bên trong sách
- Sách có 264 trang
- Cuốn sách được chia làm 19 chương
- Bốn câu chuyện nhỏ được tập trung kể trong cuốn sách là câu chuyện tập bay, câu chuyện tập vẽ bản đồ, câu chuyện kinh doanh, truyện tranh giúp đỡ bạn và câu chuyện viết thư cho nhau.
- Các mẩu chuyện liên kết với nhau
- Nhân vật trong truyện: cu Mùi, Tí Sún, Hải Cò, Tủn,....

* Giá trị sách mang lại:
- Đưa người đọc về với những chân trời của kí ức tuổi thơ
- Cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới của tình yêu thương, lòng nhân ái ,về những bao dung của tình bạn, tình nghĩa xóm làng, tình thân gia đình.
- Bồi đắp, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn con người
- Là món quà tặng thân thương và đáng trân trọng

* Sách trên thị trường:
- Nơi bán
- Giá cả
- Đánh giá của người đọc

* Cách giữ gìn và bảo quản sách
- Không để sách bừa bãi, nhẹ nhàng, tránh quăn mép
- Bọc bìa sách
- Lau bụi


3. Kết bài

Cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho cuốn sách.

Viết:

Xuân đã đến khắp muôn nơi, cỏ cây, hoa lá đâm chồi cùng nhau khoe sắc chào đón một năm mới - xuân 2019. Trong không khí đó, ai ai cũng đang mong chờ về quê tận hưởng những ngày Tết đầm ấm bên những người thân trong gia đình cùng trò chuyện và thưởng thức những món ăn quê hương, ôn lại một năm đã qua và chúc nhau một năm mới an lành.
Dù tết chưa đến, nhưng học sinh tại Trường THPT Nguyễn Huệ, đã được sống trong không khí ngày tết của dân tộc tại Hội chợ xuân 2019 do nhà trường cùng toàn thể phụ huynh học sinh tổ chức. Hội chợ xuân 2019 được tổ chức, thực sự là ngày Hội dành tặng cho các bạn học sinh nhân dịp cuối năm, để các bạn có một ngày được vui đùa, được sống trong không khí ngày tết tại chính ngôi nhà thứ 2 của mình - Trường THPT Nguyễn Huệ . Để tổ chức được Hội chợ xuân 2019, trước tiên phải nói đến sự tham gia nhiệt tình và tích cực từ phía phụ huynh học sinh, hiếm có một hoạt động mà phụ huynh học sinh lại tham gia nhiệt tình đến vậy. Kế đến phải kể đến công sức của tập thể CB,GV,NV nhà Trường. Các cô đã phải chuẩn bị nhiều ngày, tự tay làm nên các chậu hoa, lọ hoa đá cùng các đồ chơi hết sức hấp dẫn từ chính những vật dụng khác nhau để đặt vào gian hàng "Sắc hoa lung linh", ẩm thực dân tộc như thịt sấy, thịt chua, măng ớt, mứt dừa, bánh chưng, xôi các màu được nhuộm từ lá cây với gian hàng "Ẩm thực", "Tết Viêt"… đều được trưng bày tại hội chợ. Có thể nói tất cả các sản phẩm được trưng bày tại hội chợ đều do chính đôi bàn tay khéo léo của chính các bạn học sinh đầy năng động và sáng tạo cùng với các bậc phụ huynh, các thầy cô tạo nên với chất lượng hoàn thiện cao. Và kết quả là Hội chợ đã thành công, các gian hàng đều được bài trí bắt mắt, ấn tượng và có bản sắc riêng. Với khách tham dự đoàn thể thanh niên, học sinh, sinh viên và chính phụ huynh học sinh đều được tận hưởng không khí ngày tết tại quê hương ..........( tự điền nha) . Đây quả thực là một hội chợ ý nghĩa với tôi và gia đình trước kỳ nghỉ đón Tết.

10 tháng 2 2022

    Mỗi năm , em và gia đình đều đi du lịch , tham quan những miền núi , đi chùa , hay có thể là những lễ hội ở làng . Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội Mùa xuân và năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội này. Vào sáng hôm đó , em dậy từ lúc 5h để chuẩn bị đồ đạc ra xem mọi người chuẩn bị dựng khung , có nhiều người tổ chức lên mạng xem thời tiết , cầu cho  mưa thuận gió hòa để cho lễ hội được diễn ra suôn sẻ . Tầm trưa và tối thì nơi tổ chức sẽ đông nghịt người , điều đó làm thấy rất tự hào vì nhiều người còn quan tâm tới những trò chơi truyền thống như là : thổi cơm , múa lân , đập niêu ,...... Và trò chơi mà em mong chờ nhất đó là đua thuyền . Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua. Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em.

Bài được tự viết 2/3 phần dưới là mình xin lấy thêm thông tin về trò chơi truyền thống !!!!

15 tháng 5 2022

Refer: (chọn dài hoặc ngắn)

Ngắn:

Học sinh, phụ huynh học sinh và các thầy giáo, cô giáo của các trường học ở Hà Nội đã có một lễ khai giảng ấn tượng với nhiều cảm xúc trước màn hình tivi hoặc qua sóng FM với đầy đủ các nghi thức trang trọng, song cũng cảm nhận được nhiều tình cảm và những gửi gắm từ các đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành phố Hà Nội.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, liều vắc xin tinh thần này đã giúp thầy, trò, phụ huynh học sinh bước vào năm học mới với khí thế và quyết tâm cao để khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. 

 * Là một trong những địa bàn "nóng" với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là tại phường Thanh Xuân Trung khi có hơn 1.000 người dân ở các ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi phải thực hiện di dời, song lễ khai giảng đón năm mới cho học sinh trên địa bàn quận Thanh Xuân vẫn diễn ra tưng bừng và thành công tốt đẹp. 

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân Phạm Gia Hữu cho biết, trên địa bàn quận có 30 trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập. Trong số hơn 1.000 người dân di dời vừa qua, có 169 học sinh đang theo học tại các trường trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.

Dài:

Từ lâu chúng ta đã quen với hình ảnh nhộn nhịp cờ hoa trong ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Ngày Lễ khai giảng luôn mang nhiều ý nghĩa, là ngày mở đầu năm học mới với những niềm háo hức, hứa hẹn nhiều thành công. Năm nay, dự Lễ khai giảng trực tuyến, trong mỗi học sinh, phụ huynh đều có những cảm xúc rất riêng.

Để có một năm học mới đạt kết quả cao, những ngày vừa qua, Nguyễn Thị Ngọc Linh (học sinh lớp 12A11, Trường Trung học phổ thông Mỹ Đức B) đã chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, thiết bị điện tử sẵn sàng bước vào kỳ học trực tuyến. Sáng nay, Linh háo hức dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho buổi Lễ khai giảng. Đúng 7h30, Linh ngồi dự Lễ khai giảng chung của toàn Thành phố qua màn hình ti vi, dù không được trực tiếp đến trường dự buổi Lễ nhưng Linh cho biết vẫn nghẹn ngào cảm xúc khi nghe tiếng trống trường báo hiệu năm học mới chính thức bắt đầu.

“Là học sinh cuối cấp, ngày khai giảng càng có ý nghĩa thiêng liêng hơn. Đây là buổi Lễ khai giảng cuối cùng của em tại trường bởi vậy em rất háo hức, muốn được tham dự trực tiếp cùng các bạn và thầy cô. Tuy nhiên vì dịch bệnh nên chúng em dự khai giảng trực tuyến, cũng buồn nhưng các bạn trong lớp đều động viên nhau cùng cố gắng để có năm học đạt kết quả tốt”, Ngọc Linh chia sẻ.

Vinh dự hơn các bạn, là một trong 50 học sinh đại diện cho học sinh Thủ đô tham gia dự Lễ khai giảng trực tiếp tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm), Ngô Thùy Linh, học sinh lớp 7I trường THCS Trưng Vương chia sẻ: “Được trực tiếp dự Lễ khai giảng, em cảm thấy xúc động, vinh dự, xen lẫn bồn chồn, hồi hộp khi lần đầu tiên được tham gia buổi lễ đặc biệt thế này. Buổi Lễ được tổ chức trang trọng, truyền tải đầy đủ thông điệp tới học sinh và thầy cô. Em mong muốn các bạn trong năm học tới dù còn phải học online nhưng vẫn giữ nhịp học, luôn tập trung vào những gì thầy cô đã dạy, chủ động học nhiều hơn. Các bạn hãy thực hiện thông điệp 5K và ở nhà theo quy định của Bộ Y tế”.

Không khí háo hức trong ngày khai giảng trực tuyến không chỉ lan tỏa trong các em học sinh mà còn khiến nhiều phụ huynh hồi hộp. Chị Nguyễn Thị Vân, phụ huynh của em Phan Nguyễn Gia Linh, học sinh lớp 5A2, Trường Tiểu học Yên Nghĩa, quận Hà Đông cho biết: “Đây là lần cuối con mình được dự Lễ khai giảng ở cấp tiểu học, cả mẹ và con đều vô cùng háo hức. Năm nay khai giảng trực tuyến nên cũng có chút lạ lẫm hơn, mặc dù dự Lễ khai giảng qua màn hình ti vi nhưng khi làm lễ chào cờ, nghe bài hát Quốc ca tôi và con đều rất xúc động. Buổi Lễ khai giảng được tổ chức trang trọng, rất hay và ý nghĩa. Các con đã có một ngày tựu trường đáng nhớ và nhiều niềm vui”.

Cùng chung cảm xúc hồi hộp, chị Nguyễn Thị Huyền (phụ huynh học sinh trường Tiểu học xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai) cho biết, chị đồng tình với chủ trương tổ chức khai giảng, học trực tuyến của Thành phố, của nhà trường bởi trong lúc này đảm bảo phòng chống dịch là điều quan trọng nhất.

 

“Mặc dù không được đến trường dự ngày Lễ khai giảng nhưng tôi thấy con vẫn rất háo hức, chăm chú ngồi xem buổi Lễ được phát trực tiếp trên ti vi mà không rời mắt. Một buổi Lễ khai giảng đặc biệt, tôi và con đều thấy rất ý nghĩa. Tôi đã khóc khi xem phóng sự về năm học 2020 - 2021 vì quá cảm động. Một năm học có nhiều khó khăn mà cả thầy và trò của các trường học đều đã nỗ lực vượt qua, đạt được thành tích cao. Tôi tin tưởng, với những biện pháp mạnh hiện nay, Hà Nội sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh, học sinh sẽ sớm được được trở lại trường, lớp”.

15 tháng 5 2022

Nói thật nhá thì hđấy chỉ nhớ là ngồi đần trc máy tính thôi, xong trc đấy mẹ bắt mik ngồi hơn 30' trc cái TV để chụp đc mỗi một kiểu ảnh còn ko thì bn tham khảo nha

-Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Yên Biên làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. Bao niềm vui, Sự hãnh diện mà có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không quên được
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.

Đầu tiên là lẽ chào đón các em học sinh lớp 6 bước vào trường, Gương mặt các em đầy sự vui vẻ, những trùm hoa chào mừng làm cho nụ cười trên gương mặt các em thêm rạng rỡ hơn Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng và Bác kính yêu trên cao đang mỉm cười với chúng tôi, tôi thầm hứa với Bác, với lòng mình rằng sẽ cố gắng nỗ lực hết sức mình để cống hiến công sức nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà. Lúc ấy, tay tôi bỗng nắm chặt, ánh mắt trở nên kiên nghị hơn, lòng đầy quyết tâm.
Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của cô ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Bác trống mấy tháng hè được nghỉ ngơi đang căng mình chờ đợi giây phút thiêng liêng này. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh 
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh 
-Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.

mình chỉ tham khảo thôi mình không chép bài bạn đâu 

cảm ơn nha

10 tháng 2 2022

không seo :))))))

20 tháng 3 2022

Tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.

Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà. Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã. Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa.

Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.