K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2018

Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Thơ Tố Hữu gắn với cuộc sông cách mạng và chính trị, thời sự đất nước. Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu của thơ Tố Hữu. Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ cũng là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Tâm trạng nhà thơ có sự vận động qua ba khổ thơ: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng (khổ 1); những nhận thức mới về lẽ sông (khổ 2); sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

Hai câu thơ mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim, Tô Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí.

- một sự liên kết sáng tạo giữ hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tương đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm nữa, những động từ bừng (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột.), chói (ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mờ ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.

Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn, cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thế niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đấu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sông với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cáy lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với khu vườn hoa lá ấy, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đôi với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì quý giá hơn khi có một lí tưởng như có cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu dời làm cho cuộc sông của con người có ý nghĩa hơn. Tố Hữu là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sông, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hòa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Với động từ buộc , câu một là một cách nói quá thế hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người (trăm nơi là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi). Với từ trang trải ở câu 2, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Câu 3 khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Ớ câu 4, khối đời là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh cúa mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội.

Tóm lại, Tố Hữu đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chì bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản đế có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt. Những điệp từ là cùng với từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thản thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân minh là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biếu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha (những người đau khổ bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống) những em nhỏ không áo cơm cù bất, cù bơ (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó). Qua những lời thơ ấy, người đọc thấy được lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhò cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng trở thành đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ (cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương; chú bé đi ở trong Đi đi em; ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ; em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm,...).

Đến đây có thế thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Cần nói rõ: đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.

Từ ấy là lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ và say mê lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc diệu. Từ ấy đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu và trong sự nghiệp thơ ca của óng. Bài thơ không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ.


7 tháng 3 2018

mk cảm ơn ạ

26 tháng 9 2018

Chiều tối ( Hồ Chí Minh):

   + Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ

   + Bài thơ tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại

Lai tân (HCM):

   + Thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước cảnh thái bình giả tạo đang diễn ra dưới chế độ Tưởng Giới Thạch

   + bài thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng từ, sử dụng hình ảnh đối lập làm nổi bật

Từ ấy (Tố Hữu)

   + Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của người thanh niên tiểu tư sản yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng

   + Hình ảnh thơ tươi sáng, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Nhớ đồng

   + Nỗi lòng tha thiết của người chiến sĩ cách mạng muốn được vượt thoát khỏi nhà tù và nỗi nhớ thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước.

   + Hình ảnh thân thuộc, gần gũi, thể thơ bảy chữ tự do

11 tháng 1 2022

Tố Hữu là nhà thơ – chiến sĩ nổi tiếng của nền thơ ca cách mạng với những vần thơ trữ tình chính trị đằm thắm và thiết tha. Chất liệu thơ của Tố Hữu là những sự kiện chính trị, những bước ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng, con đường thơ của ông có sự thống nhất hài hòa với con đường cách mạng. Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, ánh sáng cộng sản đã tác động mạnh mẽ đến  sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của nhà thơ. Toàn bộ những thay đổi ấy được nhà thơ ghi lại trong bài Từ ấy, đặc biệt, qua khổ thơ đầu ta có thể thấy được niềm hạnh phúc, hân hoan tột độ của người chiến sĩ trẻ khi được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.

Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cùng bối cảnh khủng hoảng về đường lối cứu nước, Tố Hữu cũng như bao người trí thức khác từng băn khoăn đi tìm lẽ sống, từng cảm thấy  “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi”. Có lẽ từng trải qua khủng hoảng, lạc lõng về tư tưởng và đường lối như vậy nên khi bắt gặp ánh sáng của Đảng, Tố Hữu thốt lên đầy vui sướng:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”

“Từ ấy” là một mốc thời gian vô cùng đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu. Đó là năm 1938, khi thời gian nhà thơ được giác ngộ cách mạng, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, khi ấy nhà thơ vừa tròn 18 tuổi. Động từ “bừng” vừa diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ, đó cũng chính là cảm xúc vui sướng tột độ đã bao trùm thế giới của nhà thơ trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản.

“Nắng hạ” là cái nắng rực rỡ, tươi sáng mà cũng chói chang nhất. Cách liên tưởng thật lạ lùng nhưng cũng thật đặc biệt, sự bừng sáng của ánh sáng cộng sản trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ cũng chói sáng, rạng rỡ như ánh nắng mùa hạ. Trong màn đêm đen tối của thời thế, nhà thơ đã tìm thấy ánh sáng của cuộc đời mình, đó là ánh sáng của lí tưởng, ánh sáng của chân lí duy nhất:

“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”

Để khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng cách mạng và tác động lớn lao của nó đến nhận thức và tình cảm của nhà thơ, Tố Hữu đã có sự liên tưởng thật đặc biệt “Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Mặt trời” là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ mang đến sự sống cho con người. Từ hình ảnh của tự nhiên, nhà thơ đã khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản đối với thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. “Chói” là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt nổi.

Nhận thức được lí tưởng đúng đắn, tìm thấy được con đường cách mạng đúng đắn, nhà thơ không khỏi vui sướng mà bộc lộ lòng mình:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Niềm vui sướng, hân hoan của nhà thơ được thể hiện thông qua sự so sánh với “vườn hoa lá” tươi tốt, đậm hương và rộn rã tiếng chim. Câu thơ ngắn gọn nhưng lại bộc lộ trọn vẹn cảm xúc tươi mới, tràn ngập cảm xúc của nhà thơ. Đó là niềm vui tươi rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời, là cái ngất ngây, say mê trước ánh sáng rực rỡ của cách mạng. Nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh quen thuộc, bình dị cùng những động từ mạnh và phép liên tưởng độc đáo để thể hiện cảm xúc của bản thân trước một sự kiện lớn lao.

Qua khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy, chúng ta bắt gặp một cái tôi dạt dào cảm xúc khi bắt gặp lí tưởng của cuộc đời. Niềm vui ấy, cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ấy còn giúp chúng ta cảm nhận được một tinh thần say mê, một cái tôi đầy trách nhiệm với cuộc đời, với đất nước của người chiến sĩ trẻ Tố Hữu.

Thiếu tham khảo

Nhắc lần nữa là báo cáo nha

22 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thân sinh của Tố Hữu là một nhà nho nghèo nhưng rất ham thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ Tố Hữu cúng là con một nhà nho. Bà thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương yêu con. Quê hương và gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến hồn thơ Tố Hữu sau này.

Các chặng đường thơ Tố Hữu luôn gắn bó song hành với các giai đoạn cách mạng, phản ánh những chặng đường cách mạng, đồng thời cũng thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất sự nghiệp thơ Tố Hữu và cũng chi phối mọi đặc điểm khác của thơ ông.

2. Tác phẩm

Bài thơ Từ ấy nằm trong phần Máu lửa của tập Từ ấy. Bài thơ này có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ.

Năm 1937, Tố Hữu được giác ngộ và bắt đầu hoạt động cách mạng. Táng 7/1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ ấy chính là cái mốc đánh dấu thời điểm ấy.

II. Trả lời câu hỏi

1. Tố Hữu mở đầu bài thơ bằng những câu thơ đầy háo hức say mê:

                        Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                        Mặt trời chân lí chói qua tim

Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu, đó là khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cộng sản và được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Để thể hiện niềm vui ấy, nhà thơ đã chọn dùng một loạt từ ngữ gợi hình và gợi cảm: bừng (nắng hạ), chói (qua tim)… Đây đều là những từ ngữ có khả năng tô đậm, nhấn mạnh cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Nó vừa đột ngột, mạnh mẽ vừa sôi nổi và sâu sắc.

Ở hai câu thơ tiếp theo, bút pháp trữ tình lãnh mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả nổi bật niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản:

                        Hồn tôi là một vườn hoa lá

                        Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Hai câu thơ thực sự là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hát. Đối với vường hoa lá ấy còn gì đáng quý hơn mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì đáng quý hơn khi có môt lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt?

2. Khi có ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống. Trong quan nhiệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã khẳng định lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.

                        Tôi buộc lòng tôi với mọi người

                        Để tình trang trải vơi trăm nơi

Tình thương yêu con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp:

                        Để hồn tôi với bao hồn khổ

                        Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

3. Giác ngộ lí tưởng cộng sản, nhà thơ đã có những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tinh thân yêu ruột thịt:

                        Tôi đã là con của vạn nhà

                        Nhà em của vạn kiếp phôi pha

                        Là anh của vạn đầu em nhỏ

                        Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Những điệp từ là cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quân chúng lao khổ, đó là những kiếp phôi pha, những em nhỏ “không áo cơm cù bất cù bơ” Qua những lời thơ ấy, người đọc có thể thấy được lòng căm giận của nhà thơ trước những bất công, ngang trái của cuộc đời cũ.

4. Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hai dòng thơ cuối thể hiện sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ.

+ Lẽ thường trong tình yêu là sự ích kỷ, ghen tuông là biểu hiện cao độ của sự ích kỷ đó. Ở đây, nhân vật tôi đã vượt qua thói thường ấy, hướng tới một trái tim trong sáng.
+ Lời chúc phúc chân thành.

=> Lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái. 

23 tháng 8 2023

- Trong hai dòng thơ kết, ta có thể thấy được sự cao thượng, trong sáng, chân thành trong tình yêu, bước ra khỏi mối tình vô vọng chính là cách để tôn trọng người phụ nữ ông yêu, đồng thời cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Qua đó, thể hiện lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái. 

27 tháng 4 2018

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu

+ Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp

+ Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3

+ Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tình cảm, cảm xúc

Từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ

Lo lắng, bồn chồn mong đợi người yêu đi tỉnh về.

Cụm từ “đợi mãi”, không gian “con đê đầu làng”.

Ngỡ ngàng, đau khổ trước sự thay đổi của cô gái cả về cách ăn mặc lẫn hành động, cử chỉ.

Hình ảnh “khăn nhung quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” (trang phục của người thành thị) đối lập với sự giản dị, chân chất người thôn quê. Từ “rộn ràng” – sự thay đổi trong thái độ, cử chỉ.

Trách móc, xót ca, tiếc nuối vì những vẻ đẹp chân quê, bình dị, dân giã của cô gái bị đánh mất.

Biện pháp đảo ngữ “nào đâu”, câu hỏi tu từ và hàng loạt hình ảnh liệt kê quen thuộc, mang đặc trưng thôn quê như “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen”,…

Tha thiết, chân thành, van nài, khuyên nhủ người yêu giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Sự thay đổi trong cách xưng hô (từ “tôi” ở khổ đầu → “anh” khổ 3,4, cách nói “van em”, hình ảnh ẩn dụ “hoa chanh nở giữa vườn chanh” (mình là người thôn quê thì ở giữa xóm làng, quê hương càng nên giữ gìn, trân trọng những nét “quê mùa”, dân dã, mộc mạc vốn có ấy.