Mồ hôi thánh...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2018

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần."

1/ Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

- Biểu cảm (có kết hợp với miêu tả)

2/ Xác định rõ biện pháp tu từ trong câu: " Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" ?

- Nói quá, so sánh

3/ Nêu nội dung chính của văn bản ?

- Bài ca dao đã diễn tả nỗi vất vả, gian truân của nghề nông. Từ đó kêu gọi thái độ cảm thông và biết ơn người làm ra của cải vật chất, sự trân trọng đối với thành quả lao động

30 tháng 12 2018

bạn có thể chỉ rõ nói quá là ở đâu không ?

22 tháng 10 2020

a, Cho thấy sự vất vả, cực nhọc để làm ra được 1 hạt gạo của người nông dân

b, Tham khảo:

Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh như biết ơn cội nguồn, biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước, biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại… Lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những điều rất nhỏ. Đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Cho nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

3 tháng 12 2019

1.

- BPTT về từ là biện pháp so sánh. So sánh "mồ hôi thánh thót" với "mưa". Điều đó cho thấy người nông dân để ra làm hạt lúa hạt gạo đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, mồ hôi, nước mắt, tần tảo một nắng hai sương trên cánh đồng của mình.

- Phép đối: "dẻo thơm một hạt" với "đắng cay muôn phần" một lần nữa nhấn mạnh đến sự vất vả, công sức mà người nông dân đã bỏ ra để có được thành quả lao động. Phép đối kết hợp với từ "ai ơi" như một lời nhắn nhủ của tác giả bình dân tới mọi người hãy biết trân trọng và biết ơn những người nông dân cũng như công sức và sự vất vả của họ.

2. Nhân tố giao tiếp trong bài ca dao:

- Người nói: tác giả bình dân (có thể là người nông dân)

- Người nghe: "ai" (trong từ "ai ơi"), ý chỉ mọi người.

3. Thời điểm ban trưa càng nhấn mạnh đến sự tần tảo, vất vả trong lao động của người nông dân. Vì thời điểm ban trưa là thời điểm mọi người nghỉ ngơi, lấy lại sức lao động để tiếp tục. Vậy mà người nông dân lại lao động không ngơi nghỉ. Điều đó thật đáng trân trọng.

5 tháng 12 2019

1,BPTT: So sánh và nói quá

2.Tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa có dụ ý muốn ns về nguiowf nông dân vào bất cứ thoief điểm nào, dù nắng hay mưa nhưng đến thời hạn gặt hay cấy là phải ra đồng