K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết:

Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (6 câu đầu bài thơ)

Thân bài:

Nêu lên dấu hiệu của mùa hè:

+ Chim tu hú: Kéo từng đàn đến, đậu trên các cành cây

+ Lúa chiêm chín: Cánh đồng lúa chín đang chờ thu hoạch sau nhiều ngày chờ đợi

+ Trái cây: Vào vụ, trái cây chín đỏ các cành và có hương vị ngọt ngào, dấu hiệu đặc trưng của mùa hè

+ Vườn râm: Những chú ve đang tạo thành một dàn đồng ca mùa hạ trên các tán cây

+ Bắp: Được phơi vàng cả sân như ánh nắng

+ Trời: Quang đãng, trong xanh, mang cảm giác bình yên thoải mái

+ Diều sáo: Mùa hè là mùa các bạn nhỏ được nghỉ học ở nhà đi thả diều 

Cảm nhận của em về bức tranh mùa hạ trong đoạn thơ: 

Tác giả đã cảm nhận mùa hè một cách chi tiết, tinh tế với những dấu hiệu đặc trưng và tinh thần yêu tự do, thoải mái. 

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ của em về đoạn thơ. 

Câu ghép gợi ý:

Đoạn thơ mang đậm âm hưởng của mùa hè, mùa của những điều ngọt ngào, tác giả Tố Hữu như gửi cả tâm hồn của mình trong đoạn thơ.

Phép thế gợi ý:

  Tố Hữu => nhà thơ, tác giả...

_mingnguuyet.hoc24_

26 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

- Dẫn dắt đoạn thơ trên.

Mẫu: Nếu văn học nói chung được diễn tả bằng từ ngữ thì trong thơ ca chủ yếu là diễn tả bằng lời nói, giọng điệu của đời sống của một thứ tình cảm được kết tinh lại. Và "Nói với con" chính một trong số bài thơ như thế. Nổi bật nhất là đoạn thơ ... 

- Nội dung đoạn thơ là gì?

- Đặc điểm: thơ tự do giúp cho cách diễn đạt rõ ràng không bị gò bó

- Nét độc đáo qua việc sử dụng:

+ từ ngữ: "chân phải", "thô sơ da thịt", "tự đục đá", "nhỏ bé" thể hiện lên sự cốt yếu luôn hướng tới cha, chỉ đến việc nhắc nhở con cần nghe theo cha bảo. Niềm tự hào của cha về tính cách "xa nuôi chí lớn" "không lo cực nhọc" của đồng bào mình sống khổ cực/

+ hình ảnh: "người đồng mình", "đá", "thung", "sông", "suối", "thác", "đường" thể hiện sự chân thực và tình cảm thân thương giữa mọi người với nhau. Gợi không gian hoang dã nói lên cuộc sống đơn giản còn nhiều gian lao của người dân.

=> Sự cảm thông, yêu thường "người đồng mình"

+ biện pháp tu từ: ẩn dụ "không bao giờ nhỏ bé được" và "người đồng mình" thể hiện suy nghĩ của tg về những người dân ta không bao giờ chịu sống thấp hèn về phẩm chất của mình. So sánh "sống như sông như suối", điệp ngữ "sống" nói lên cái đẹp đẽ về tính cách sống không ngại khổ ngại làm. 

=> Qua đó làm cho câu thơ hấp dẫn nhưng vẫn súc tích ngắn gọn. Đồng thời thể hiện cái đẹp của con người VN.

- Cảm nhận rõ hơn tình cảm của người cha với con:

- Người cha có những tình cảm đầy chân thực, sâu sắc dành cho người đồng mình. 

- Tình cảm thiêng liêng, rộng lớn được người cha thể hiện qua lời dạy con dịu dàng âu yếm.

- Đó là tình cảm mà không một đứa con nào được chối từ.

Phép nối: in đậm.

______________________________________________________________________

Thiệt mình không biết là đoạn thơ nào, vì thế mình đưa những ý chính của bài bạn có thể chắt lọc để làm!

27 tháng 4 2022

Trong sáu câu đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã miêu tả một cách suất sắc khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ở cụm từ “khóa xuân”, “khóa xuân” ở đây có nghĩa là khóa kín tuổi xuân hay còn có thể hiểu là nàng đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nơi đang giam lỏng nàng là một nơi rất cao, trơ trọi và có thể quan sát hết mọi vật xung quanh. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều hình ảnh gợi cảm như “non xa”,”trăng gần”,”bát ngát”,”cát vàng”, “bụi hồng” để diễn tả khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, hoang vu và rợn ngợp. Rất có thể đây là cảnh thật nhưng cũng có thể chỉ là những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng để nói lên sự cô đơn của Thúy Kiều không chỉ ở không gian mà còn là thời gian. Thành ngữ “mây sớm đèn khuya” có nghĩa là sáng làm bạn với mây, tối làm bạn với đèn. Đây là một vòng tuần hoàn khép kín với ý cốt là nói lên sự cô đơn đến tuyệt đối của nàng. Ôi! nàng đã cô đơn ,tủi nhục đến nhường nào khi sớm tối chỉ làm bạn với vật vô tri vô giác như vậy . Và khi đối diện với chính bản thân mình nàng cảm thấy “bẽ bàng”. Nàng xấu hổ và tủi thẹn bởi nàng đã bị cướp cái đáng giá nghìn vàng của một người con gái trong nháy mắt vì bị Mã Giám Sinh lừa và sau đó hắn đã làm nhục nàng. Ở câu thơ cuối cùng của bài thơ cụm từ “nửa tình nửa cảnh” đã nói lên tâm trạng vô cùng rối bời khiến cho Kiều như bị chia tấm lòng.

Chú thích : câu cảm thán : Ôi! Nàng đã cô đơn tủi nhục đến nhường nào.....

27 tháng 2 2022

mọi người giúp mình nhớ nêu câu cảm thán và thành phần khởi ngữ mỗi phép liên kết Thế (gạch chân và chỉ rõ) vs ạ :(

27 tháng 2 2022

em coi ý để làm nhe:

Hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi" + “thiểu quang” --> Hình ảnh khái quát về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân.

- Bức tranh tuyệt mĩ:

+ Hình ảnh “cỏ non”, “chân trời”, “bông hoa lê” đã mở ra một cảnh tượng khoáng đạt.

+ Màu sắc của cỏ non xanh, bông hoa lê trắng là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu + Nghệ thuật đào ngữ “trắng điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động. Tâm hồn con người hồn nhiên, nhạy cảm, tha thiết với thiên nhiên.

=> Ngồi bút tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi nhiều hơn tả đã tạo nên bức tranh tuyệt mĩ.

6 tháng 7 2019

Những câu thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” có cảnh mặt trời “đội biển” trái ngược với hình ảnh mặt trời lặn ở khổ thơ đầu.

- Khổ thơ cuối là cảnh đoàn thuyền thắng lợi trở về trong bình minh, rực rỡ, tráng lệ.

    + Mở đầu khổ thơ là hình ảnh câu hát theo suốt hành trình chinh phục tự nhiên. Nếu mở đầu câu hát tạo động lực thì nay câu hát ấy là khúc khải hoàn ca về chiến thắng, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương.

    + Mở đầu là hình ảnh mặt trời đi vào tĩnh lặng của buổi hoàng hôn thì nay hình ảnh mặt trời mới rực rỡ xuất hiện báo hiệu sự sống sinh sôi nảy nở, sự khởi đầu của niềm vui, niềm hạnh phúc sau chuyến hành trình vất vả, cực nhọc.

    + Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá chạy đua cùng mặt trời làm nổi tư thế của những con người lao động, bởi đoàn thuyền thực chất nói tới người dân chài, đoàn thuyền là hình ảnh hoán dụ chỉ con người.

    + Hai câu thơ cuối, lại là hình ảnh một mặt trời mới, không phải mặt trời tự nhiên mà là hình ảnh mặt trời từ mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh, là niềm vui hạnh phúc của những người lao động.

→ Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui của thành quả lao động, niềm vinh quang của người lao động, rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ của con người lao động.

15 tháng 4 2018

Những câu thơ cuối bài "Đoàn thuyền đánh cá" có cảnh mặt trời “đội biển” trái ngược với hình ảnh mặt trời lặn ở khổ thơ đầu.

    - Khổ thơ cuối là cảnh đoàn thuyền thắng lợi trở về trong bình minh, rực rỡ, tráng lệ.

        + Mở đầu khổ thơ là hình ảnh câu hát theo suốt hành trình chinh phục tự nhiên. Nếu mở đầu câu hát tạo động lực thì nay câu hát ấy là khúc khải hoàn ca về chiến thắng, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương.

        + Mở đầu là hình ảnh mặt trời đi vào tĩnh lặng của buổi hoàng hôn thì nay hình ảnh mặt trời mới rực rỡ xuất hiện báo hiệu sự sống sinh sôi nảy nở, sự khởi đầu của niềm vui, niềm hạnh phúc sau chuyến hành trình vất vả, cực nhọc.

        + Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá chạy đua cùng mặt trời làm nổi tư thế của những con người lao động, bởi đoàn thuyền thực chất nói tới người dân chài, đoàn thuyền là hình ảnh hoán dụ chỉ con người.

        + Hai câu thơ cuối, lại là hình ảnh một mặt trời mới, không phải mặt trời tự nhiên mà là hình ảnh mặt trời từ mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh, là niềm vui hạnh phúc của những người lao động.

→ Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui của thành quả lao động, niềm vinh quang của người lao động, rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ của con người lao động.