Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
Bài làm
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để (phó từ)truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm(từ Hán Việt) đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Tham KHẢO NHA
HOK TỐT
# mui #
BÀI THƠ: BỐN MÙA YÊU THƯƠNG
Tác giả: Đặng Minh Mai
Hoa đua nở đón chào mùa xuân đến
Em xinh tươi dễ mến quá môi cười
Nét xuân thì duyên dáng lắm em ơi!
Cả đất trời rạng ngời lên sức sống
Ánh mắt em khiến tim anh rung động
Bao đêm dài mơ mộng mãi không thôi
Muốn gặp em để trao gửi bao lời
Nguyện cùng em dựng xây đời hạnh phúc
Mùa hạ sang nóng ran trong tâm thức
Hình bóng em có sức hút lạ kỳ
Cả đêm ngày ôm trọn mối tình si
Tim vui sướng từ khi em đón nhận
Thu đến rồi lá vàng rơi ngơ ngẩn
Heo may về từng ngọn rất trong xanh
Tay trong tay em vui bước bên anh
Tim ca hát cùng yến oanh rộn rã
Lá bàng rơi mùa đông về khắp ngả
Cái lạnh đầu mùa ta đã có nhau
Đón em về vui duyên thắm trầu cau
Ngày vu quy bừng lên màu hạnh phúc
Bài thơ: Quê hương.
Tác giả: Nguyễn Đình Huân
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
2. Bài thơ: Yêu lắm quê hương
Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
3. Bài thơ: Tình quê.
Tác giả: Hoa Lục Bình
Chiều tà nắng ngã triền đê
Mục đồng thông thả đi về lưng trâu
Dòng sông xanh ngắt một màu
Một đàn cò trắng từ đâu bay về
Bình yên một buổi chiều quê
Khói đồng lan tỏa đêm về vắng tanh
Ngoài đồng cây lúa còn xanh
Chiều quê êm ả trong lành biết bao
Nhìn đàn gà nhỏ gọi nhau
Mọi người xong việc gọi nhau ra về
Giờ đây đêm cũng đã về
Thoảng đâu trong gió tóc thề thơm hương
Bình minh một sớm mù sương
Đàn trâu nhai có ngoài vườn nhởn nhơ
Cánh cò bay lạc vào thơ
Làm cho tôi mãi ngẫn ngơ giữa đồng
Con đò nằm dưới bến sông
Hình như nó cũng chờ mong một người
Người người rôm rả nói cười
Đồng xanh bát ngát thơm mùi mạ non
Tình quê một dạ sắc son
Ở nơi thành thị em còn nhớ không
Con đò bến cũ chờ mong
Hôm nào anh cũng chờ trông em về.
4. Thơ lục bát: Miền quê
Tác giả: Đức Trung – TĐL
Tôi thầm nhớ một miền quê
Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ
Đồng xanh bay lả cánh cò
Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều
Vi vu gió thổi sáo diều
Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?
Dòng sông, bến nước, con đò
Có người lữ khách bên bờ dừng chân
Xa xa vẳng tiếng chuông ngân
Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim
Tuổi thơ thích chạy trốn tìm
Cây đa giếng nước còn in trăng thề
Xa rồi nhớ mãi miền quê
Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa…
5. Bài thơ : Quê hương qua lời mẹ kể.
Tác giả: Công Vinh
Con nghe Mẹ kể ngày xưa,
Quê hương của Mẹ, mỗi trưa nắng hè.
Bình yên những mái tranh che,
Sông Thu in bóng luỹ tre ven làng.
Quê hương hai tiếng dịu dàng,
Mà sao vẫn thấy ngỡ ngàng trong con.
Làm trai, chữ hiếu chưa tròn
Quê Cha, đất Tổ, mỏi mòn thiệt hơn.
Ngày xưa, Mẹ kể nguồn cơn,
Quê hương của Mẹ, đã hơn mươi đời.
Sông Thu, một thuở thiếu thời,
Chiến tranh, Mẹ phải xa rời quê hương.
Miền trung chín nhớ, mười thương
Con như cánh Nhạn, lạc đường lẽ loi.
Sông Thu bên lỡ, bên bồi
Quê hương in dấu, một đời Mẹ Cha.
Con chưa về lại quê nhà,
Nên đâu biết được, đường xa hay gần?
Lòng con day dứt, băn khoăn
Nữa đời tóc đã pha dần màu sương.
Bao giờ về lại quê hương
Để xem Vĩnh Điện, An Tường là đâu?
Sông Thu xanh thẫm một màu
Bãi bồi cùng những ruộng dâu, nong tằm.
Bây chừ, Mẹ đã yên nằm
Lấy ai dìu dắt về thăm quê nhà
Đời con rồi cũng sẽ qua,
Quê hương rồi cũng chỉ là giấc mơ.
Quê hương đẹp tựa vần thơ
Sông Thu với những bến bờ yêu thương.
Dù cho xa cách dặm trường,
Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn…
6. Bài thơ: Quê hương nỗi nhớ.
Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Trở về tìm mái nhà quê
Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa
Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa
Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho
Tìm đàn trâu với con đò
Áo bà ba mẹ câu hò trên sông
Nón lá nghiêng nắng nước ròng
Miền quê khó nhọc con còng con cua
Lục bình tim tím mùa mưa
Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo
Khói lên cháy bếp nhà nghèo
Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi
Heo gà chạy ngược chạy xuôi
Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê
Cánh cò trắng xóa vọng về
Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên
Đậm đà ký ức giao duyên
Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao
Con dù biền biệt phương nào
Quê hương một dạ dạt dào khó phai.
7. Thơ lục bát: Quê hương
Tác giả: Đức Trung – TĐL
Quê hương xa cách phương trời
Nỗi buồn thương nhớ đầy vơi trong lòng.
Đêm ngày hết nhớ lại mong
Hướng về quê mẹ ròng ròng lệ rơi..!
Nhớ chiều ra ngắm biển khơi
Cánh buồm theo gió về nơi chốn nào?
Quê hương hai tiếng ngọt ngào
Đường xa vạn dặm nôn nao nhớ thầm.
Mẹ cha xa cách bao năm
Ban ngày thương nhớ, đêm nằm chiêm bao.
Tuổi thơ – kỷ niệm dạt dào
Vẫn còn đầy ắp xuyến xao tâm hồn.
Nhớ quê lòng dạ bồn chồn
Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn… xa nhà.
Quê hương – hai tiếng thiết tha
Còn in ký ức đậm đà yêu thương…
Tuổi thơ cắp sách đến trường
Lớn lên đi khắp bốn phương chân trời.
Nhớ về quê mẹ yêu ơi!
Bâng khuâng lại thấy bồi hồi trong tim.
8. Bài thơ: Quê hương thanh bình
Tác giả: Lãng Du Khách
Cảnh quê bình dị khiêm nhường
Mà sao quá đỗi thân thương với đời
Trưa hè vọng tiếng ru hời
Đong đầy thương mến trong lời mẹ ru
Chiều tà tiếng sáo vi vu
Mênh mang trời đất lãng du thanh bình
Người quê mộc mạc chân tình
Cùng nhau đùm bọc hết mình đói no
Đồng quê mỏi rã cánh cò
Cho ta hạt gạo thơm tho nuôi người
Dân quê rạng rỡ nụ cười
Yêu thương đùm bọc lòng người thiện chân
Bản tính vốn rất chuyên cần
Hăng say lao động gian truân chẳng sờn
Cùng nhau xây dựng giang sơn
Để cho cuộc sống đẹp hơn với đời
Cảnh quê xanh thắm tuyệt vời
Thân thương gắn bó với đời dân quê
Bình dị mà vẫn đam mê
Đó là nơi chốn ta về ai ơi.
Câu 1.
VB: Buổi học cuối cùng
TG: An-phông-xơ Đô-đê
Hoàn cảnh sáng tác :
- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
Câu 2.
Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng
- Ý nghĩa : phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động
Câu 3.
- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do
- Tiếng nói là tài sản tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.
- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh
Câu 4.
việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :
- Yêu tiếng nói của dân tộc mình
- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình
- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc
- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..
chúc bạn học tốt