Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn đáp án D
(1) Sai. Chú ý hơi thuỷ ngân rất độc nếu hít phải sẽ rất nguy hiểm. Một điểm rất đặc trưng của Hg là tác dụng với S ở nhiệt độ thường tạo HgS không độc nên người ta dùng S để xử lí Hg.
(2) Sai. Thành phần chính của khí thiên nhiên là CH4.
(3) Sai. Khí độc là CO còn CO2 được xem là chất ảnh hưởng tới môi trường vì nó gây hiệu ứng nhà kính.
(4) Đúng. Với các hợp chất CFC trước đây được dùng trong công nghiệp tủ lạnh nhưng hiện nay đã bị cấm sử dụng vì tính nguy hại của nó.
(5) Sai. Dung dịch NaCl có thể sát trùng vì vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu và chết.
(6) Sai. Về nguyên tắc có thể dùng được nhưng không hợp lý về mặt kinh tế do KOH khá đắt. Nên người ta dùng Ca(OH)2 cũng rất hiệu quả mà giá lại rất rẻ.
(7) Sai. SO2 không phản ứng với Pb(NO3)2. Khí thải đó là H2S vì kết tủa đen là PbS
Pb(NO3)2 + H2S ® PbS + 2HNO3
Chọn đáp án A
(1). Đúng vì khi núi lửa hoạt động chảy rất mạnh và sinh ra khí bụi rất độc hại.
(2). Đúng vì sinh ra nhiều khí độc như H2S, SO2, CO…
(3). Đúng vì sinh ra các hợp chất của C hoặc S như (CO, CO2, SO2…) độc hại.
(4). Sai vì quá trình quang hợp sinh ra khí O2.
(5). Sai. Nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+, trong các nguồn nước làm ô nhiễm nguồn nước chứ không làm ô nhiễm không khí.
Chọn đáp án A
(1). Sai. Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2 và NO2.
(2). Đúng theo SGK.
(3). Đúng. Theo SGK lớp 12.
(4). Sai. Khí ozon không gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các bạn cần nhớ đặc điểm quan trọng sau. Khi nồng độ ozon nhỏ nó có tác dụng diệt khuẩn làm không khí trong lành. Nhưng nếu nồng độ vượt quá mức cho phép sẽ có tác hại đối với con người
Đáp án D
Tất cả các đáp án trên đều đúng