K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Xử lí số liệu:

Bảng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phân theo châu lục, năm 2000 và 2019 (%)

- Tính bán kính:

Cho bán kính hình tròn năm 2000 là 1,5 cm => bán kính hình tròn năm 2019 = 3511,3 : 2031,6 x 1,5 = 2,6 (cm).

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phân theo châu lục, năm 2000 và 2019 (%)

=> Nhận xét:

Tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phân theo châu có sự thay đổi trong năm 2000 và 2019:

- Châu Á có tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cao nhất trong các châu lục ở cả 2 năm 2000 và 2019, chiếm khoảng 60% tỉ trọng thế giới, xu hướng tăng (năm 2019 tăng 3,8% so với năm 2000).

- Tỉ trọng lớn thứ 2 là châu Mỹ (14,1% - 2019), xu hướng giảm (năm 2019 giảm 2,0% so với năm 2000).

- Châu Âu có tỉ trọng giảm (năm 2019 giảm 4,3% so với năm 2000).

- Châu Phi có tỉ trọng tăng (năm 2019 tăng 3,1% so với năm 2000).

- Tỉ trọng thấp nhất là châu Đại Dương, xu hướng giảm (năm 2019 giảm 0,6% so với năm 2000).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

b) Nhận xét:

- Cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu của Châu Âu chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu của Châu Đại Dương chiếm tỉ trọng thấp nhất.

- Các châu lục có giá trị xuất khẩu cao thì giá trị nhập khẩu cao và ngược lại.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Bảng cơ cấu sản lượng lương thực thế giới năm 2000 và năm 2019 (%)

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

26 tháng 2 2020

Cách tính:Bài 33. Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm :

(đơn vị:%)

Năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

79,1

71,6

Lâm nghiệp

4,7

3,7

Thủy sản

16,2

24,7

Tổng số

100

100

b) Nhận xét :

Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi theo xu hướng tích cực:

- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ từ 79,1% xuống 71,6%, tuy nhiên đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung.

- Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 3,7%.

- Tỉ trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ 16,2% lên 24,7%. Nhờ chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ.

chưa có chức năng vẽ biểu đồ ở đây nên nhờ bạn khác nha



26 tháng 2 2020

Tick cho mình nha

cảm ơn nhiềuyeu

4 tháng 3 2018

Đáp án A

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (Đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản).

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu. 

- Đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi.

- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.

- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.

=> Ví dụ: Trong nông nghiệp, để tiến hành trồng lúa cần phải sử dụng đất nên đất là tư liệu chủ yếu; khí hậu, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến nông nghiệp: vào vụ thu hoạch lúa nếu thời tiết nắng, khô sẽ thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản, tuy nhiên thời tiết mưa, lụt sẽ khiến thu hoạch và bảo quản lúa gặp khó khăn.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản" và quan sát hình 20.

Lời giải chi tiết:

Hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Địa hình, đất trồng: ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất; cơ cấu, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố của cây trồng.

Ví dụ: Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng và đất badan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm với quy mô lớn nhưng không phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển.

- Khoa học – công nghệ:

+ Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản.

+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...

Ví dụ: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học và nông nghiệp, sử dụng máy móc (máy cày, máy gặt,…) giúp giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế.

7 tháng 11 2023

- Vai trò ngành lâm nghiệp:

+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.

+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm ngành lâm sản:

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

7 tháng 11 2023

- Vai trò: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng. Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; tạo mặt hàng xuất khẩu,…

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.