Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bố cục:
- Phần 1(Từ đầu đến “…người hiền vậy”): Mối quan hệ giữa hiền atfi và thiên tử
- Phần 2 ( Tiếp đến “…hay sao?”): Thực tại và nhu cầu của thời đại
- Phần 3: (Còn lại) : Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) một nhà nho yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Cuộc đời ông phải trải qua nhiều bi kịch đau khổ và bất hạnh. Có lẽ vì vậy mà hơn ai hết ông càng cảm nhận được nỗi đau mất nước khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Năm 1859 giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé chiếm thành Gia Định, ông phải vào quê vợ ở Thanh Ba, Cần Giuộc lánh tạm. Về phía thực dân Pháp sau khi chiếm được thành Gia Định chúng bắt đầu thực hiện quá trình mở rộng cuộc tấn công ra các vùng lân cận. Cần Giuộc chẳng mấy chốc đã bị giặc Pháp tràn đến. Những người nông dân áo vải, chân lấm, tay bùn đả đứng dậy đấu tranh. Họ gia nhập nghĩa binh, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Trong số họ nhiều nghĩa sĩ đã hi sinh oanh liệt. Những tấm gương hi sinh đó đã gây nên niềm cảm kích lớn trong nhân dân. Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định giao cho Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế đọc tại buổi truy điệu hơn hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đêm ngày 16-12-1861. Với lòng cảm phục và tình cảm xót thương vô hạn, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn tế không những thể hiện được tình cảm xót thương vô hạn của tác giả và của nhân dân đối với các nghĩa sĩ Cần Giuộc mà còn khắc họa lên vẻ đẹp chân thực, bi tráng mà rất đỗi hào hùng của những người nông dân yêu nước đánh Tây.
Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ..
Khi Tổ quốc lâm nguy, khắp đất nước đều rền vang tiếng súng. Chính sự từ gian nguy, đau thương đó, tình yêu đất nước của những người nông dân bình thường mới được thể hiện, vẻ đẹp thực sự của tâm hồn trong họ mới được bày tỏ cùng trời đất.
Tấm lòng, tình yêu giang sơn, tổ quốc của những người nông dân bình dị càng được thể hiện một cách rõ rệt và sâu sắc hơn khi tác giả đã liên tục dùng biện pháp so sánh đối lập trong các câu văn tiếp sau.
Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng
Trước đây họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ là "cui cút làm ăn". Họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ trong thầm lặng. Trong cuộc sống, họ có nỗi lo toan " miếng cơm manh áo" giản dị dời thường; họ chỉ quen làm lụng việc nhà nông: cày, bừa, cấy, hái, làm bạn với con trâu, với ruộng đồng. Họ chưa biết đến "cung ngựa", "trường nhung", chưa quen với "tập mác, tập cờ". Những người nghĩa sĩ ở đây chỉ là những nông dân áo vải, chưa quen chiến trận, chưa được luyện rèn, chỉ vì lòng yêu chính ghét tà mà đứng lên đánh giặc.
Khi mà "tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng", họ ngóng trông mệnh lệnh của triều đình: "trông tin quan như trời hạn trồng mưa".
Thì ra cái bi kịch xót xa là ở chỗ này: triều đình nhu nhược, không hiểu được lòng dân yêu nước. Lòng căm thù giặc của những người nông dân thì không thể kiềm chế:
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
... Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.
Hình tượng người nông dân, những người nghĩa sĩ yêu nước hiện lên thật quả cảm hào hùng. Lòng yêu đất nước tha thiết xuất phát từ chính trái tim của họ đã khiến cho họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh.
Vẻ đẹp của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước được toát ra chính lòng căm thù giặc sục sôi. Chính lòng căm thù giặc đã biến thành hành động vùng lên quật khởi rất hào hùng.
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình:
Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Trong những tác phẩm phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa trước đây, người nông dân khi phải đi làm lính biên thú phương xa để bảo vệ cương thổ của nhà vua, họ ra đi với tâm trạng và thái độ "bước chân xuống thuyền, nước mắt như mưa" thì ở đây, người nông dân của Nguyễn Đình Chiểu lại hoàn toàn khác. Họ tự giác, tự nguyện đứng lên chiến đấu để bảo vệ giang sơn, tổ quốc, ấy là nét đẹp bản chất nhất trong hành động của người nông dân - nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đến đây không chỉ vẻ đẹp trong tâm hồn mà ngay cả vẻ đẹp trong hành động của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước cũng đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa lên một cách rõ rệt. Từ cái động lực tinh thần tự nguyện gánh vác trách nhiệm lịch sử mà đã tạo ra cho họ sức mạnh vô cùng lớn. Họ đã hành động, đứng lên chống giặc ngoại xâm. Không chờ bày bố mà chỉ "ngoài cật có một manh áo vải nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ". Hình ảnh người nông dân được hiện lên trong tác phẩm khiến cho chúng ta vừa cảm thấy tự hào và xen lẫn niềm xót xa. Những người nghĩa sĩ dường như đóng vai trò là hiện thân của cả một sức mạnh dân tộc. Đối mặt với kẻ thù lớn mạnh với " đạn nhỏ, đạn to", "táu thiếc, tàu đồng" vứi đội quân xâm lược nhà nghề, vậy mà vũ khí để họ dùng chống lại chỉ là "một manh áo vải", "một ngọn tầm vông", chỉ có " dao phay" và chỉ là những "hỏa mai đánh bàng rơm con cúi". Thử hỏi rằng đem những thứ đó ra đối chọi với súng đạn của thực dân khác nào bước chân vào chỗ chết. Cái sự thật phũ phàng đó như phô bày ra trước mắt ta thật xót đau biết mấy. Đó là tấn bi kịch của những người nghĩa sĩ cần Giuộc, cũng là tấn bi kịch của cuộc sống nước ta vào thời kì nghiệt ngã ấy. Tấn bi kịch này đã đưa đến cái họa mất nước kéo dài cả thế kỉ.
Nhưng cũng chính từ cái tấn bi kịch này mà đã làm sáng ngời lên vẻ đẹp hình tượng của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước. Bằng sự ngoan cường, lòng yêu nước nồng nàn, họ đã làm nên được những điều phi thường, chính họ đã cất lên dược bản anh hùng ca chiến tranh của dân tộc. Bất chấp sự hiểm nguy, bất chấp sự chênh lệch, sự đối lập của hoàn cảnh chiến đấu, họ vẫn quyết chiến và quyết thắng, lấy tinh thần xả thân vì nghĩa để bù đắp lại sự thiếu hụt, chênh lệch của mình với kẻ thù. Hoàn cảnh chiến đấu chênh lệch là vậy nhưng vì những người nghĩa sĩ chiến đấu bằng chính tỉnh thần sự quyết chiến không sợ hi sinh nên hiệu quả chiến đấu lại vô cùng lớn.
Chỉ với những vũ khí thô sơ như:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh...
Chỉ với những vũ khí thô sơ, nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đã tạo nên được những điều kì diệu. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân hiện lên với một vẻ đẹp rực rỡ hào quang của chủ nghĩa yêu nước, dường như đã làm lu mờ đi cái thời kì đen tối của lịch sử mất nước hồi nửa cuối thế kỉ XIX.
Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khắc nên hình tượng nhữg người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta. Bức tượng đài ấy là dấu mốc thể hiện cả một bi kịch lớn của dân tộc - bi kịch mất nước, và báo hiệu một thời kì lịch sử đen tối của dân tộc ta - thời kì một trăm năm Pháp thuộc. Nhưng thật hào hùng, trong cái bi kịch lớn ấy, tinh thần bất khuất của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung vẫn ngời sáng bởi cái lí tưởng cao đẹp của nghĩa sĩ Cần Giuộc - họ sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn, vì dân tộc.
1)
I. Mở bài
- Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu: một tác giả mù nhưng nhân cách vô cùng cao đẹp, là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc và “càng nhìn càng thấy sáng” (Phạm Văn Đồng)
- Đôi nét về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc
II. Thân bài
1. Phần lung khởi: khái quát bối cảnh thời đại và lời khẳng định sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ
+ “Hỡi ôi!”: Câu cảm thán thể hiện niềm tiếc thương chân thành, thiết tha, thương tiếc
+ “ Súng giặc đất rền”: sự tàn phá nặng nề, giặc xâm lược bằng vũ khí tối tân
+ “ Lòng dân trời tỏ” : đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương đất nước ⇒ Trời chứng giám
- NT đối lập nhằm thể hiện khung cảnh bão táp của thời đại, những biến cố chính trị lớn lao.
⇒ Lời khẳng định tuy thất bại những người nghĩa sĩ hi sinh nhưng tiếng thơm còn lưu truyền mãi.
2. Phần thích thực: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
a. Nguồn gốc xuất thân
- Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống)
+ “ cui cút làm ăn ”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa
- NT tương phản “ chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết.
⇒ tác giả nhấn mạnh việc quen và chưa quen của người nông dân để tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng
b. Lòng yêu nước nồng nàn
- Khi TD Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ ⇒ trông chờ tin quan ⇒ ghét ⇒ căm thù ⇒ đứng lên chống lại.
⇒ Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ
- Thái độ đối với giặc: căm ghét, căm thù đến tột độ
- Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm ⇒ họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân
- Tinh thần chiến đấu tuyệt với: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là đân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
- Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử.
- Lập được những chiến công đáng tự hào: “ đốt xong nhà dạy đạo”, “ chém rớt đầu quan hai nọ”
-“đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi
⇒ Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
3. Phần Ai vãn: Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ
- Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành
- Hình ảnh gia đình: tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc chiến.
- Sự hi sinh của những người nông dân nghĩa sĩ để lại xót thương đau đớn cho tác giả, gia đình thân quyến, nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả
⇒ Tiếng khóc lớn, tiếng khóc mang tầm vóc lịch sử
⇒ Bút pháp trữ tình, nhịp câu trầm lắng, gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân.
4. Phần kết: ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ
- Tác giả khẳng định: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ: Danh tiếng nghìn năm còn lưu mãi
- Ông cũng nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân
- Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.
⇒ khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ.
III. Kết bài
- Khái quát những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của tác phẩm
- Trình bày suy nghĩ bản thân
Em tham khảo:
Đối với mỗi quốc gia, những người tài giỏi chính là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, những người có cả đức và tài chính là sức mạnh cốt lõi quyết định sự phát triển và hưng thịnh của mọi quốc gia. Trên thực tế, những người tài giỏi chính là những người đem tri thức của mình để cống hiến cho đất nước. Những tri thức mà họ có được, hay những kinh nghiệm mà họ gặt hái được sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực mà họ làm, từ đó họ sẽ gây dựng nên sự nghiệp của chính mình bằng trí tuệ, cũng như góp phần làm cho đất nước giàu đẹp hơn. Những sản phẩm mà họ làm ra góp phần vào sự chuyển mình và đi lên của đất nước, làm cho đời sống của nhân dân thêm đầy đủ và no ấm. Bên cạnh đó, những người tài giỏi là những người luôn trăn trở làm sao để cống hiến được cho đất nước, sao cho xóa bỏ được những tiêu cực, lạc hậu, cổ hủ trong đời sống xã hội. Họ chính là những người đặt nền móng cho sự phát triển của một quốc gia cũng như góp công sức của mình vào sự chuyển mình tích cực của đất nước. Mọi thời đại và giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc VN đều có những nhân tài góp phần vào sự phát triển và bền vững của nước nhà, dân tộc. Họ không những có cái tâm nghĩ cho dân tộc mà còn cả tài để đủ năng lực phát triển đất nước, làm giàu cho dân tộc. Tóm lại, những người hiền tài chính là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển của đất nước, dân tộc; nếu không có những nhân tài thì đất nước sẽ mãi lạc hậu, đói kém.
Bối cảnh: Nhà Lê-Trịnh sụp đổ, nước ta trải qua thời kì loạn lạc -> các trí thức mang tâm lý bi quan, chán nản. Một phần vì tư tưởng "trung quân ái quốc" ở triều đại cũ -> làm cho nhiều nhà trí thức cáo quan về ở ẩn, phần e ngại với triều đại mới -> không dốc hết khả năng phụng sự cho đất nước.
|Có mấy cách cầu hiền thì tôi chưa biết.
- Tác giả gửi gắm khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức, thể hiện tình cảm to lớn của nhà vua đối với quê hương, đất nước. Qua đó ta cũng thấy được Ngô Thì Nhậm là một tác giả uyên bác, cao tay trong việc dùng văn bản, thay mặt nhà vua chiêu hiền đãi sĩ. Ông xứng đáng là người được vua Quang Trung tin cậy.
Chiếu cầu hiền được viết vào khoảng năm 1788 – 1789.
Đáp án cần chọn là: B