K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

*Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- 38 nước với tổng số quân là 37 triệu người và 1.5 tỉ dân bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh khói lửa.

- Cuộc chiến tranh đã làm cho 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá hủy. Số tiền tham chiến của các nước lên tới 85 tỉ đô la, biến thành con nợ của Mĩ.

- Chiến tranh không những không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc giành thuộc địa mà còn làm cho mẫu thuẫn đó tăng lên.

28 tháng 11 2019

Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì? - Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. - Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

Chúc bạn học tốt ^^

18 tháng 4 2017

- Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế.

- Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.

- Làm tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu.

- Châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.

- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

5 tháng 9 2019

* Nguyên nhân sâu xa

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước. 

- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt. 

- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới. 

* Duyên cớ

- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. 

b. Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:

+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương. 

+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy. 

+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD. 

* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình

- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,… 

- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,… 

Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,…

25 tháng 10 2018

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.



25 tháng 10 2018

cảm ơn bn nhiều

26 tháng 12 2017

Trong phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giai cấp công dân. Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mang độc lập. Phong trào đã có sự liên kết giữa công nhân và nông dân là chủ chốt cùng với các tầng lớp khác trong xã hội.

=> Bài học rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ là cần xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc. Đến năm 1930 – 1931, trong phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng đã xây dựng được liên minh công – nông vững chắc, sau đó là tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Đó chính là nhân tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi của cách mạng.

Đáp án cần chọn là: D

2 tháng 4 2019

Đáp án: D

Giải thích: Mục…III….Trang…36…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

 

1 tháng 8 2018

Đáp án D