Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời và rút ra khỏi chiến tranh.
Tham khảo ạ :
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại vì: - Đối với nước Nga:
+ Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga
- nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng.
Mở ra kỉ nguyên nhân dân lao động làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
- Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới. (trong đó có cách mạng Việt Nam)
Cách mạng tháng 10 Nga có sự ảnh hưởng rất lớn đến cách mạng Việt Nam, nó đưa đến một làn gió 'mới' trong công cuộc đấu trannh giành lại độc lập dân tộc trên tất cả các nước trên thế giới.Nhờ tiếp cận được chủ nghĩa Mác-Lê Nin mà Hồ Chủ Tịch đã tìm ra con đường cứu nước Việt Nam, con đường cách mạng VÔ SẢN. Và cũng nhờ có nước Nga mà cách mạng ở Việt Nam của chúng tađã học tập được từ đường lối đấu tranh, khuynh hướng phát triển, các hoạch 5 năm...để rồi cách mạng thành công và đưa đất nước pt theo con đường XHCN
* Tính chất: chiến tranh đế quốc, phi nghĩa.
* Giải thích: Xuất phát lợi ích các bên tham chiến nhằm giành giật thuộc địa, thị trường, bành trướng lãnh thổ; để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại
* Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại vì: Cách mạng tháng Mười Nga thành công dẫn đến thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước Nga và toàn thế giới. - Đối với nước Nga: + Mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở nước Nga. + Lần đầu tiên trong lịch sử Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứnglên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. + Xây dựng một xã hội mới ở Nga, xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng do nhân dân nắm chính quyền. - Đối với thế giới: + Làm thay đỏi cục diện chính trị thế giới. Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, nó không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới. + Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. * Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam - Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lê nin và Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cáp, kết hợp phong trào công nhân, phong trào yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. - Học tập Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng và được sự huấn luyện giảng dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc nâng cao ý thức chính trị của Lê nin. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam thông qua con đường sách báo bí mật. Các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mạng... mở lớp đào tạo cán bộ, gây dựng cơ sở cách mạng trong nước. Từ kinh nghiệm thắng lơi của cách mạng tháng Mười Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3-2-1930 đã lãnh đạo cách mạng Việt nam đến thắng lợi cuối cùng.
Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?
C. Đức Kí kết văn kiện đầu hàng không điều kiện.
Sau Cách mạng năm 1905, nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.
Lúc này, ở Nga đã có một nền đại công nghiệp tập trung rất cao với sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, phần lớn dưới hình thức xanhđica. Các tổ chức độc quyền đã kiểm soát nhiều ngành công nghiệp quan trọng như dầu mỏ, than đá, luyện kim, đường sắt.. cũng như trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Năm 1904, ở Nga đã có tới 50 tổ chức độc quyền lớn với trình độ tập trung rất cao. Ngay từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, 13 ngân hàng lớn ở Pêtécbua đã tập trung trong tay tới 65% tổng số tư bản của tư nhân và trên 72% số tiền gửi vào ngân hàng. Trình độ tập trung của tư bản ngân hàng ở Nga cao hơn so với nhiều nước khác. Trên cơ sở hợp nhất giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, ở Nga đã hình thành sự thống trị của tư bản tài chính. Giai cấp tư bản độc quyền Nga đã giữ địa vị có ý nghĩa quyết định trong đời sống kinh tế - tài chính của đất nước và câu kết chặt chẽ với chính quyền Nga hoàng. Họ đã giữ những cương vị quan trọng trong viện Đuma quốc gia cũng như trong những cơ quan nhà nước khác và tác đông mạnh mẽ tới chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Nga hoàng.
Nhưng nước Nga chỉ là một nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình. Chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào các nước phương Tây.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lạc hậu ấy của nước Nga chỉ có thể giải thích bằng sự tồn tại rất nặng nề những tàn tích phong kiến - nông nô.
Cơ sở tồn tại của những tàn tích phong kiến - nông nô chính là chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của giai cấp địa chủ - quý tộc. Hai phần ba ruộng đất ở trong nước là nằm trong tay địa chủ - quý tộc và nhà thờ, 30 nghìn đại địa chủ chiếm tới 70 triệu đêxiatin ruộng đất của 10,5 triệu nông nô. Nga hoàng là địa chủ lớn nhất, chỉ riêng gia đình và họ hàng của Nga hoàng đã chiếm tới 7 triệu đềxiatin ruộng đất. Bọn địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề và tàn bạo, nhất là chế độ lao dịch. Trình độ sản xuất nông nghiệp hết sức lạc hậu: lao động thủ công là chủ yếu, năng suất thấp kém, nạn mất mùa và đói kém thường xuyên xảy ra ở các vùng.
Về chính trị, nước Nga là một nước quân chủ chuyên chế. Toàn bộ quyền lực chính trị trong nước là thuộc về Nga hoàng. Chế độ quân chủ Nga hoàng – nền chuyên chính của giai cấp địa chủ - chiếm giữ mọi đặc quyền về chính trị và mọi đặc lợi về kinh tế. Câu kết chặt chẽ với giai cấp tư sản, chính quyền Nga hoàng thẳng tay bóc lột và áp bức tàn bạo các tầng lớp nhân dân lao động, tước đoạt các quyền tự do dân chủ, đàn áp mọi phong trào đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân, duy trì thường xuyên một đội quân đông đảo cảnh sát, mật thám và hiến binh. Phong kiến - quân phiệt là bản chất của chế độ chuyên chế Nga hoàng.
Chế độ Nga hoàng còn là nhà tù của các dân tộc. Nước Nga là một quốc gia nhiều dân tộc, có tới trên l00 dân tộc khác nhau, chiếm 57% dân số trong nước. Nhân dân các dân tộc không phải Nga đã rên xiết dưới hai ách áp bức: ách áp bức dân tộc của chế độ Nga hoàng và ách áp bức xã hội của bọn chúa đất và tư sản địa phương. Chính quyền Nga hoàng còn thi hành chính sách kỳ thị chủng tộc: chia rẽ và gây hằn thù giữa các dân tộc, cấm giảng dạy và xuất bản sách báo bằng tiếng mẹ đẻ…Trong những điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, ách áp bức dân tộc lại càng nặng nề hơn.
Đế quốc Nga xâm lược, áp bức các dân tộc lạc hậu, nhưng chính nó lại lệ thuộc vào các nước phương Tây, nhất là đối với Anh, Pháp. Tư bản nước ngoài đã đầu tư rất nhiều vào các ngành công nghiệp quan trọng như luyện kim, than đá và dầu mỏ. Ngay từ năm 1890, tư bản nước ngoài đã chiếm tới 47% tổng số vốn đầu tư ở Nga còn chính phủ Nga hoàng nợ của Anh, Pháp gần 8 tỉ rúp vàng.
Như vậy, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp những hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi hội tụ cao độ những mâu thuẫn gay gắt của chủ nghĩa đế quốc: mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản, mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc bị áp bức, mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các nước đế quốc Tây Âu. Trong đó có những mâu thuẫn thuộc chủ nghĩa tư bản đồng thời lại có những mâu thuẫn của xã hội phong kiến chưa được giải quyết. Toàn bộ những mâu thuẫn này chồng chéo lên nhau và ngày càng gay gắt làm cho nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Chính sự gay gắt của mâu thuẫn đó đã dẫn tới sự hình thành những tiền đề khách quan cho một cuộc cách mạng xã hội ở nước Nga.
Trước hết, đó là giai cấp vô sản Nga.
Tuy số lượng không đông, chỉ chiếm khoảng 10% dân số nam (1913 có 12 triệu người), nhưng giai cấp vô sản Nga có nhiều ưu điểm nỏi bật về chất lượng, nhất là về tinh thần và khả năng cách mạng. Bộ phận giác ngộ nhất, tiên tiến nhất và có tổ chức nhất của giai cấp vô sản Nga là đội ngũ công nhân đại công nghiệp (năm 1913 có 3,1 triệu người) tập trung chủ yếu trong các xí nghiệp, nhà máy lớn. Trình độ tập trung của giai cấp công nhân Nga lại cao hơn so với nhiều nước khác.
Giai cấp vô sản Nga có tinh thần và truyền thống đấu tranh cách mạng. Họ bị bóc lột và áp bức nặng nề. Trải qua đấu tranh lâu dài, đặc biệt là cuộc Cách mạng năm 1905, giai cấp vô sản Nga đã được thử thách, rèn luyện và tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh phong phú. Điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là giai cấp vô sản Nga đã xây dựng được chính Đảng tiên phong, cách mạng chân chính của mình. Đó là Đảng Bônsêvích Nga do lãnh tụ thiên tài V.I Lênin đứng đầu. Đảng được vũ trang bằng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác, có khả năng lôi cuốn, tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
Giai cấp vô sản Nga còn có mối liên hệ chặt chẽ với nông dân lao động và nhân dân các dân tộc bị áp bức.
Với những đặc điểm đó, giai cấp công nhân Nga là giai cấp đi tiên phong và có đầy đủ khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội trong nước.
Giai cấp nông dân - trước hết là nông dân nghèo – là lực lượng cách mạng to lớn, là bạn đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân. Nông dân chiếm tới 4/5 dân số trong nước và 65% số hộ nông thôn là bần nông, bị áp bức bóc lột rất nặng nề, số đông không có hoặc có rất ít ruộng đất. Trong lịch sử đất nước, nông dân Nga đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Giai cấp nông dân Nga là một lực lượng cách mạng to lớn.
Các dân tộc bị áp bức ở những vùng biên khu là một lực lượng cách mạng quan trọng và là người bạn đồng minh của giai cấp vô sản Nga. Thực tế, đại bộ phận nhân dân các dân tộc bị áp bức là quần chúng nông dân nghèo khổ, bị áp bức bóc lột hết sức thậm tệ. Trong những điều kiện của giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn dân tộc và cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc đã trở nên gay gắt và tăng lên không ngừng.
Như vậy là những tiền đề kinh tế - xã hội khách quan và những điều kiện chủ quan đã có đủ cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội, nhưng cách mạng chỉ có thể bùng nổ khi xuất hiện một tình thế cách mạng. Chính cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã dẫn tới sự xuất hiện một tình thế cách mạng đó ở nước Nga.
B. sự hình thành các công ti độc quyền ở trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.
Câu 1. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp nào đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ trong thời kì đầu?
A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp thương lượng
C. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương là
A. khởi nghĩa Si-vô-tha. B. khởi nghĩa A-cha-xoa và Pu-côm-bô.
C. khởi nghĩa Ong Kẹo. D. khởi nghĩa Com-ma-đam.
Câu 3. Từ nửa sau thế kỉ XIX, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã bị thực dân Pháp xâm chiếm?
A. Phi-lip-pin, Bru-nây, Xing-ga-po. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Xiêm (Thái Lan), In-đô-nê-xi-a. D. Ma-lai-xi-a, Miến Điện (Mianma).
Câu 4. Một trong những đặc điểm nổi bật của Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX
A.Nhật Bản trở thành một nước đế quốc quân phiệt.
B.Là quốc gia phong kiến, Sôgun có vị trí tối cao
C.Hình thành các tổ chức độc quyền lũng đoạn đời sống kinh tế, xã hội Nhật Bản.
D. Là quốc gia phong kiến, thiên hoàng có vị trí tối cao.
Câu 5. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?
A. Tư sản. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.
Câu 6. Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm mục đích
A. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội, văn hoá.
D. chú trọng phát triển về kinh tế Ấn Độ.
Câu 7. Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, dưới chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Anh số người chết đói ở Ấn Độ là
A. 36 triệu người. B. 26 triệu người. C. 27 triệu người. D. 16 triệu người.
Câu 8. Kết quả của cuối cùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc là
A. thiết lập chính quyền ở Thiên Kinh
B. thi hành nhiều chính sách tiến bộ
C. đề ra chính sách bình quân về ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ
D. triều đình được sự giúp đỡ của đế quốc đàn áp nên cuộc khởi nghĩa thất bại
Câu 9: Trước sự đe doạ của thực dân Phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
A. Chuẩn bị lực lượng quân đội hùng mạnh.
B. Cầu viện Trung Quốc.
C. Đầu hàng.
D. Mở cửa buôn bán với Phương Tây.
Câu 10. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do
A. Sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến
B. Áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây
C. Làn song phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân
D. Sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ
Câu 11: Một trong những nội dung giống nhau khi so sánh cải cách Minh trị với các cuộc cách mạng tư sản phương Tây là gì?
A. Lãnh đạo B. Hình thức
C. Tính chất D.Lực lượng
Câu 12. Đời sống của nhân dân Ấn Độ dưới chính sách thống trị của thực dân Anh là
A. một bộ phận nhỏ bị bần cùng và phá sản.
B. bị ba tầng áp bức của đế quốc, tư sản và phong kiến.
C. bị bần cùng, nghèo đói, mất ruộng đất.
D. đời sống nhân dân cơ bản ổn định.
Câu 13. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là?
A. Cuối cùng chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.
B. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân.
C. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng.
D. Sự thiếu kiên quyết của những người đứng đầu Đồng Minh hội.
Câu 14. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thất bại của phong trào Duy tân ở Trung Quốc?
A. Do các nước đế quốc liên minh đàn áp mạnh mẽ.
B. Do trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu.
C. Do giai cấp tư sản Trung quốc đàn áp mạnh mẽ.
D. Do sự chống đối của phái thủ cựu ở triều đình.
Câu 15. Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận thuộc địa vì?
A. Là hai nước mạnh nhất Châu Á.
B. Xiêm tiến hành mở cửa, Nhật sử dụng sức mạnh quân sự.
C. Thực hiện cải cách .
D. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ. Câu 16. Giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập chính đảng đầu tiên của mình là
A. Trung Quốc Đồng minh hội
C. Trung Quốc Nghĩa hoà đoàn
D. Đảng quốc Đại Trung Quốc.
B. Trung Quốc Quang phục hội
Câu 17. Trong công cuộc xây dựng đất hiện nay, nước ta nên học tâp yếu tố nào từ cuộc cải cách Minh Trị?
A. Chú trọng bảo tồn văn hóa. B. Chú trọng yếu tố giáo dục.
C. Chú trọng phát triển kinh tế. D. Chú trọng công tác đối ngoại.
Câu 18. Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến?
A. Điều ước Tân Sửu. B. Điều ước Nam Kinh.
C. Điều ước Bắc Kinh. D. Điều ước Nhâm Ngọ.
Câu 19. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là
A. chống đế quốc B. chống phong kiến
C. chống đế quốc, chống phong kiến D. chống liên quân 8 nước đế quốc
Câu 20. Lào chính thức trở thành thuộc địa của Pháp khi naò ?
A. Khi Pháp gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Xiêm.
D. Khi Pháp thăm dò khả năng xâm nhập Lào .
B. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhân quyền bảo hộ.
C. Khi cuộc khởi nghĩa Pha-ca-đuốc bị thất bại.
Câu 1:D
Câu 2:A
Câu 3:C
Câu 4:B
Câu 5:C
Câu 6:A
Câu 7:C
Câu 8:D
Câu 9:A
Câu 10;C
Câu 11:D
Câu 12:B
Câu 13:D
Câu 14:A
Câu 15:B
Câu 16:A
Câu 17:C
Câu 18:B
Câu 19:D
k mik đi , mik đã phải trl hết cho bn rồi đó
Đáp án: D
Giải thích: Mục…III….Trang…36…..SGK Lịch sử 11 cơ bản