K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2023

Chỉ ra: giấy đỏ, mực, nghiên.

Phân tích tác dụng: tăng giá trị diễn đạt cảm xúc của ông đồ cùng tâm trạng nhà thơ rằng buồn, sầu khi mọi người không còn thích những giá trị văn hóa truyền thống như xin chữ vào ngày Tết nữa. Đồng thời câu thơ giàu giá trị gợi hình ảnh quen thuộc như giấy đỏ, mực, nghiên càng thể hiện đúng mạch cảm xúc lời thơ. Qua đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn.

Trường từ vựng: mực, giấy đỏ, nghiên

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt cho đoạn thơ gây ấn tượng với người đọc

- Qua đó cho thấy những sự vật bên cạnh ông đồ như được thổi hồn và cũng mang tâm trạng và suy nghĩ buồn tủi của ông đồ 

- Thể hiện sự cảm thông dành cho ông đồ một cách thầm kín qua sự vật gần gũi

23 tháng 8 2023

làm giống hương ấy

22 tháng 5 2018

a)Đoạn thơ trên trích trong văn bản "Ông đồ". Tác giả là Vũ Đình Liên.

b)Phương thức biểu đạt chính: câu hỏi tu từ và biểu cảm.

c)Những từ cùng trường từ vựng đồ dùng để viết là giấy và mực.

d)Hai câu cuối sử dụng biện pháp nhân hóa.

Tác dụng: tả nỗi buồn của sự vật để nói lên nỗi buồn của ông đồ khi thời thế thay đổi, bị người đời lãng quên, qua đó, thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Vũ Đình Liên.

23 tháng 5 2018

a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?

Tác phẩm : Ông Đồ

Tác giả : Vũ Đình Liên

b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ .

Phương thức biểu đạt : biểu cảm.

c) Trong số các từ sau , những từ nào cùng trường từ vựng ? ( giấy , đỏ , mực , thuê )

Từ cùng trường từ vựng là : giấy và mực.

d) Hai câu cuối của đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu tác dụng của cách sử dụng biện pháp tu từ đó ?

- Hai câu cuối có biện pháp tu từ : nhân hóa

=> Tác dụng : Thể hiện nỗi buồn thê lương của ông đồ và sự cảm thương sâu sắc cho một truyền thống, một nét đẹp văn hóa của người Việt đã bị lãng quên.

a) Biện pháp tu từ : Nhân hóa

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

Hai câu thơ cuối sử dụng biện pháp nhân hoá, và Vũ Đình Liên đã thành công miêu tả cảnh vật thê lương, sự buồn tủi của ông đồ già thấm sang cả những đồ vật vô tri vô giác. " Giấy đỏ không thắm, mực trong nghiên sầu" , cảnh vật thật xơ xác. Nếu trong quá khứ, ông đồ chính là một chiếc lá xanh non mơn mởn, rung rinh đón chào sự ngưỡng mộ, lời khen của những chiếc lá khác, thì hiện tại, ông như một phiến lá già khô, héo ủa, bị lu mờ trong khung cảnh thê lương, phải cố gắng níu giữ cành cây với chút hơi sống tàn.

b) Biện pháp tu từ : Từ láy

- Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm
- Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững cãi. Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì từ “chông chênh” gợi sự nguy hiểm. Đây là một nét vẽ hiện thực mà Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu hết sức gian khổ, họ phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn trên xe hoặc trên dọc đường đi giữa làn mưa bom của kẻ thù nhằm huỷ diệt sự sống.
- Song từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính. Bom đạn của kẻ thù tưởng như có thể dùng sức mạnh để huỷ diệt sự sống con người nhưng không! Hình ảnh những chiếc võng mắc “chông chênh” trên tuyến đường TS khói lửa ấy đã chứng minh điều ngược lại: sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng.

21 tháng 2 2021

phép đối:gần - xa;anh-chị

Tác dụng:

Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).Tạo ra sự hài hoà về thanh.Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp → Tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc.
20 tháng 6 2017

- Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ:

   + Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời…như hòn lửa” → Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp.

   + Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng …cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người.

- Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới

   + Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình → Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ.

   + Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.

Có phải bạn hỏi trong Kiều ở Lầu Ngưng Bích không ạ?

22 tháng 8 2023

đúng rồi bạn à!!!haha

22 tháng 2 2022

TK

bptt có trong hai câu thơ trên là bptt nhân hóa.

- nhân hóa ở cụm từ "sương chùng chình": gợi những làn sương mỏng, mềm mại, giăng khắp đường thôn ngõ xóm làng quê. nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, thong thả, bình yên. 

- thành phần biệt lập tình thái "hình như" (đây chỉ là tính hiệu nghệ thuật, ko phải bptt nhưng nếu cậu cần thì có thể tham khảo): một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng ko thật rõ ràng, một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao bởi Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá.

9 tháng 12 2021

Tham khảo:

Đoạn văn:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
có sử dụng một số biện pháp tu từ như:
- điệp ngữ: nghiêng
- nhân hóa
Tác dụng:
- Cho ta thấy vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Vân. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.

9 tháng 12 2021

Thật ra là không có điệp ngữ đâu em nhé, mạng không phải lúc nào cũng đúng đâu